SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THCS Nga Liên thành công trong thí nghiệm Hoá học 8

docx 12 trang sangkien 05/09/2022 7560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THCS Nga Liên thành công trong thí nghiệm Hoá học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_truong_thcs_nga_lien_t.docx

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THCS Nga Liên thành công trong thí nghiệm Hoá học 8

  1. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy – học. Vì vậy, xu hướng chung của việc cải cách bộ môn Hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ cho các giờ thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm. Với học sinh lớp 8, lần đầu tiên làm quen với bộ môn hóa học. Vì vậy trong quá trình dạy – học, việc tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và tìm hiểu những thao tác cơ bản trong thí nghiệm hóa học mang tính cấp thiết. Với giáo viên việc tiến hành thành công ở nhiều thí nghiêm không những khẳng định được năng lực sư phạm của mình, yên tâm, tự tin hơn trong giảng dạy, góp phần vào sự thành công của các tiết dạy, mà còn giúp học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Đặc biệt với học sinh lớp 8, ngay từ đầu giúp các em yêu thích môn học, tin tưởng vào khoa học, giúp giáo dục các em hình thành đức tính tốt đẹp của con người : “tiết kiệm, cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng, tập trung cao trong công việc”. Vậy làm thế nào để có được sự thành công của các thí nghiệm ? Làm thế nào để phòng các sự cố trong thí nghiệm? Cách chống ô nhiễm môi trường như thế nào trong các thí nghiệm? Nội dung đề tài muốn giới thiệu đến đồng nghiệp “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THCS Nga Liên thành công trong thí nghiệm hoá học 8”. Mà tôi đã tích lũy trong thời gian giảng dạy môn hóa học, và đã áp dụng thấy có hiệu quả tại trường THCS Nga Liên. 2. Mục đích nghiên cứu: Để có được kinh nghiệm khi các thí nghiệm hóa học, vừa bảo đảm thành công về kết quả về thời gian, vừa bảo đảm khoa học, tính sư phạm và bảo đảm an toàn, chống được ô nhiễm môi trường trong mỗi thí nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trong quá trình tiến hành các thí nghiệm 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình công tác tôi không ngừng học hỏi nghiên cứu tài liệu trên các kênh thông tin, trao đổi với kinh nghiệm với đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm cho từng thí nghiêm. Với những thí nghiệm khó, tỷ lệ thành công không cao tôi tiến hành thực hiện nhiều lần để tìm hiểu nguyên nhân không thành công là do đâu do hóa chất hay do cách lắp ráp, cách tiến hành thí nghiệm. Để từ đó có cách khắc phục và trong quá trình thí nghiệm tôi đăc biệt chú ý đến các bước thao tác tiến hành thí nghiệm, ghi nhớ bước thao tác nào cần chú ý để đem lại kết quả cho thí nghiệm, bước thao tác nào cần chú ý để tránh sự cố Để từ đó có 1
  2. kinh nghiệm khi trực tiếp tiến hành các thí nghiệm trên lớp hoặc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm một cách khoa học, chính xác, bảo đảm thành công và an toàn. Trong quá trình giảng dạy tôi cũng thường xuyên nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm và sử dụng các biện pháp xử lý, để hạn chế thấp nhất tác hại của các hóa chất hóa hơi trong phòng thí nghiệm hoặc sinh ra trong quá trình thí nghiệm, không có lợi tới sức khỏe thầy, trò và môi trường. 2
  3. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Trong quá trình làm thí nghiệm không ít giáo viên chỉ chú ý đến kết quả thí nghiệm có thành công hay không mà không chú ý đến các yêu cầu khác của thí nghiệm. -Yêu cầu của mỗi tiết thí nghiệm hóa học, không những phải bảo đảm sự thành công ở kết quả thí nghiệm. Mà cần bảo đảm: + Thứ nhất thí nghiệm phải chính xác và khoa học về vấn đề hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, cách lắp ráp, cách tiến hành thí nghiệm. Nhằm giáo dục cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn. + Thứ hai là thí nghiệm phải mang tính sư phạm tức là hiện tượng thí nghiệm phải rõ ràng để hầu hết học sinh cả lớp phải quan sát được. + Thứ ba là thời gian của mỗi thí nghiệm, ở tiết không phải giờ thực hành, phải nhanh từ 3- 5 phút. + Thứ tư là thí nghiệm phải bảo đảm an toàn, phòng tránh được việc ảnh hưởng không tốt của hóa chất đến sức khỏe và gây tai nạn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời phải biết chống ô nhiễm môi trường. - Để đáp ứng được các yêu cầu thí nghiệm, trong quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông nói chung và đặc biệt lớp 8 là lớp mà lần đầu tiên học sinh tiếp xúc lần đầu tiên với các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. Nên giáo viên cần phải có vốn kinh nghiệm về thí nghiệm hóa học. để áp dụng trong quá trình giảng dạy. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Thực trạng : + Thuận lợi: Trong những năm qua, việc trang bị các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất ở các trường THCS được quan tâm, bổ sung nhiều hơn. Nhà trường có đội ngũ giáo viên bộ môn hóa học đông đủ, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy + Khó khăn: Về học sinh: Sĩ số học sinh trên các lớp đông, chưa có phòng thực hành riêng, bàn ghế trên lớp học, khó bảo đảm an toàn khi cho học sinh thực hành bộ môn trên lớp học. Trong khi có những thí nghiệm nhiều học sinh không phát hiện ra hiện tượng , có thí nghiệm học sinh phải làm nhiều lần mới thành công, khả năng sử dụng đồ dùng, hóa chất của học sinh trong quá trình thí nghiệm còn hạn chế dễ mất an toàn Qua khảo sát khi chưa áp dụng đề tài như sau: 3
  4. Bảng 1 Tên thí nghiệm Một số hạn chế trong thí nghiệm (tên bài thực hành) *Thí nghiệm ở bài Chỉ có 1/3 học sinh phát hiện chính xác hiện tượng sảy mở đầu môn hóa học ra, số học sinh còn lại phát hiện không chính xác hiện 8: tượng sảy ra hoặc, không rõ hiện tượng xuất hiện. * Bài thực hành 1 sgk Nhiều học sinh sử dụng dụng cụ, hóa chất thí nghiệm lớp 8 một cách tùy tiện thiếu an toàn. * Điều chế oxi: Tính an toàn trong quá trình thí nghiệm chưa cao, Nhiều học sinh nhầm màu của khí oxi với màu của thuốc tím * Thí nghiệm đốt lưu Kết thúc thí nghiêm hầu hết học sinh rửa dụng cụ thí huỳnh, thí nghiệm đốt nghiệm bằng nước tạo ra các axits vùa không an toàn phốt pho: vừa gây ô nhiễm môi trường * Thí nghiệm đốt 2/3 nhóm học sinh phải làm lại nhiều lần mới thành cháy sắt trong bình công chứa khí oxi: * Thí nghiệm tác Các thí nghiệm làm kéo dài thời gian mà vẫn chưa dụng của H2 với CuO thấy xuất hiện hiện tượng. Về giáo viên: Trong quá trình công tác qua việc dự giờ đồng nghiệp tôi thấy, học sinh ít được tham gia làm thí nghiệm, ngay bản thân giáo viên cũng ngại làm thí nghiệm hoặc các thí nghiệm chỉ trình chiếu trên clip mặc dù trường có đủ điều kiện để tiến hành thí nghiệm và những thí nghiệm đó là những thí nghiệm đơn giản, mà nguyên nhân là do giáo viên chưa tin tưởng lắm vào khả năng thành công của thí nghiệm, hay lo mất nhiều thời gian làm thí nghiệm ảnh hưởng đến tiết học tiết học. Bên cạnh đó không ít giáo viên tích cực làm hoặc hướng dẫn cho học sinh làm các thí nghiệm. Tuy vậy nhưng giáo viên chưa chú trọng nhiều vào tính chính xác, tính khoa học, an toàn trong quá trình thí nghiệm và đặc biệt là việc bảo vệ môi trường qua các thí nghiệm. Có những thí nghiệm sảy ra các sự cố trong quá trình thao tác, thì cũng chưa biết nguyên nhân để khắc phục ở những lần sau Để góp phần đáp ứng được một số yêu cầu trong thí nghiệm và góp phần hạn chế những thực trạng nêu trên. Nội dung đề tài muốn giới thiệu tới đồng nghiệp “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THCS Nga Liên thành công trong thí nghiệm hoá học 8”. 3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Ngay từ đầu năm học cần lưu ý trong phòng thí nghiệm phải chuẩn bị đủ lượng hóa chất, để đề phòng sự cố trong quá trình thí nghiệm, để rửa các dụng cụ sau khi làm thí nghiệm tránh gây ô nhiễm môi trường, hóa chất để xử lý các khí độc làm hư hỏng các dụng cụ đồ dùng có trong phòng thí nghiệm. 4
  5. Trong các thí nghiệm cần lưu ý đến việc lấy hóa chất và các bước tiến hành để đảm bảo thí nghiệm được an toàn, thành công trong thời gian ngắn nhất 3.1 Đề phòng sự cố - xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất : - Trong phòng thí nghiệm phải có dung dịch Na 2CO3 5% (1lit) để xử lý bỏng axit . VD: Do sự cố trong quá trình thí nghiệm a xit bắn vào người lấy bông tẩm dung dịch Na2CO3 5% xoa vào chỗ axít bắn vào khi thấy đỡ rát thì tiếp tục rửa bằng nước sạch. - Trong phòng thí nghiệm cần có dung dịch CH 3COOH 5% (1lit) Để xử lý sự cố bỏng các dung dịch kiềm (cách làm tương tự như trên). - Trong phòng thí nghiệm cần có khoảng 2lit nước vôi (Ca(OH) 2 trong để rửa các dụng cụ đựng các hóa chất độc còn dư hoặc sinh ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm như CO2, SO2, P2O5, Cl2, HCl VD: Khi tiến hành đốt phốt pho đỏ trong bình thủy tinh sẽ sinh ra chất P 2O5 nếu ta rửa ngay bình này bằng nước sẽ sinh ra H 3PO4 nếu không cẩn thận thì sẽ rất nguy hiểm hay nếu đổ chất này vào cây thì cây sẽ chết. Ngược lại nếu bình chứa P2O5 này ta rửa bằng lượng nước vôi trong dư sẽ tạo ra Ca3(PO4)2 Chất này là thành phần chính của phân lân rất có lợi với cây nên nếu ta có đổ vào gốc cây thì như ta vừa bón cho cây một lượng phân lân. - Trong phòng thí nghiệm cần có ít nhất 5 kg vôi sống (CaO) chất này có tác dụng hút hơi nước và các khí độc CO 2, SO2, P2O5, Cl2, HCl HNO3 sinh ra do hóa chất bay hơi luôn có trong phòng thí nghiệm. Vôi sống có tác dụng làm giảm nồng độ các khí độc trong phòng thí nghiệm. Từ đó giảm sự phá hủy các đồ dùng dụng cụ bỏ chung với phòng hóa chất. 3.2 Kinh nghiệm khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học 8: *Thí nghiệm ở bài mở đầu môn hóa học 8: SGK hướng dẫn Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO 4 màu xanh sẽ tạo ra kết tủa màu xanh vì là học sinh lớp 8 lần đầu tiên tiếp xúc tìm hiểu bộ môn do đó khó phát hiện ra kết tủa (Chất mới sinh ra). Vì kết tủa màu xanh nằm trong nền xanh đặc biệt là với học sinh ngồi xa. Theo tôi cách làm này chưa sư phạm, chúng ta cần làm ngược lại cho từ từ dung dịch dịch CuSO 4 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH thì học sinh dễ quan sát hơn. * Bài thực hành 1 sgk lớp 8 là bài đầu tiên học sinh được làm thí nghiệm hóa học, do vậy trước khi tiến hành thí nghiệm giáo viên quán triệt đến học sinh một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm sau đó giới thiệu cho học sinh làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm. Nếu còn thời gian giáo viên có thể giới thiệu thêm với học sinh một số cách sử dụng cụ thí nghiệm, cách lấy hóa chất. Những lưu ý khi sử dụng dụng cụ và lấy hóa chất bảo đảm an toàn. VD: Một số lưu ý: - Khi kẹp gỗ vào ống nghiệm thì vị trí kẹp ống nghiệm là 1/3 ống nghiệm - Khi nung chất trong ống nghiệm cần đốt nóng đều ống nghiệm, trước khi tập trung đốt phần chứa hóa chất. Nếu thành ống nghiệm xuất hiện những dọt nước thì đặt miệng ống nghiệm hơi chúc xuống tránh để dọt nước chảy xuống đáy ống nghiệm sẽ làm vỡ ống nghiệm. 5