SKKN Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đọc – viết cho học sinh Lớp 1

doc 10 trang sangkien 10920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đọc – viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_nang_cao_chat_luong_doc_viet_cho.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đọc – viết cho học sinh Lớp 1

  1. a. đặt vấn đề I. mở đầu Như chúng ta đã biết môn tiếng việt ở tiểu học là một trong những môn học giữ vị trí vô vùng quan trọng .Mục tiêu chính của môn Tiếng việt ở tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) giúp học sinh giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy . Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về tự nhiên xã hội, về con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn nhữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình tiếng việt bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng học, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, 1
  2. không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ gíup người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu . 1.Thực trạng Môn Tiếng Việt dạy ở trường tiểu học được chia thành nhiều phân môn như. Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Mỗi phân môn đều có một mục đích và nhiệm vụ riêng của nó song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc viết thông qua hoạt động giáo tiếp cho học sinh. Riêng phân môn Tập viết có vị trí đặc biệt quan trọng dạy học Tiếng Việt xét trên cả 2 phương diện: Như chúng ta đã biết quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước có thể nói phụ thuộc phần nào vào nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn, tay nghề, nhưng nhìn từ một góc độ nào đó thì trình độ của nguồn 2
  3. nhân lực phụ thuộc vào trình độ đào tạo. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực chính là đội ngũ các nhà giáo. Trước những yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học, tôi rất trăn trở và băn khoăn về chất lượng dạy học môn tiếng việt của bậc tiểu học nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 1. Môn tiếng việt giúp cho các em rất nhiều để học tập các môn học khác, nó góp phần vào hoàn thiện nhân cách cho học sinh, gíup các em tự tin hơn trong cuộc sống. Trong những năm học trước đây thực tế ở địa phương nơi tôi công tác thực tế vẫn còn có học sinh đã học qua lớp 1 mà vẫn còn chưa biết đọc, biết viết, hoặc có những trường hợp cá biệt hơn là đã học hết tiểu học nhưng các em vẫn đọc chưa thông viết chưa thạo. Là một giáo viên tiểu học cụ thể trực tiếp giảng dạy lớp 1, thực tế tôi thấy các em đều xuất thân từ những gia đình công giáo,chủ yếu sống bằng nghề biển điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn, nên việc chăm lo việc học hành cho con em họ còn nhiều hạn chế, đa số là giao phó cho thầy cô giaó ở trường. Qua quá trình khảo sát, điều tra và tiến hành giảng dạy, cùng với sự cố gắng kiên trì và được sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp, tôi đã nghiên cứu và áp dụng cụ thể vào lớp tôi: “ Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đọc – Viết cho học sinh lớp 1” 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên Do đặc điểm của địa bàn dân cư và do điều kiện kinh tế tác động cho nên học sinh đầu cấp khi được tuyển sinh đúng độ tuổi hầu hết các em đã được học qua mẫu giáo, các em đã được làm quen với các chữ cái nhưng không phải là em nào cũng đọc, viết được. Hơn nữa việc học mẫu giáo của các em chưa đảm bảo chất lượng thậm chí còn có em chưa học qua mẫu 3
  4. giáo, trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh còn lạc hậu, họ chưa ý thức được việc học của con em mình. Vào đầu năm học 2006 – 2007 sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh và tìm hiêủ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em . Chất lượng không đồng đều , học sinh yếu môn tiếng việt chiếm phần lớn số học sinh trong lớp từ đó tôi đã tìm hiểu và nắm rõ được nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em đó là: 1. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ không quan tâm đến việc học tập của con em 2. Đồ dùng học tập phục vụ môn tiếng việt còn thiếu. Như vậy từ những nguyên nhân cơ bản trên dẫn đến học sinh học học yếu môn tiếng việt B. Giải quyết vấn đề Từ những nguyên nhân trên bản thân tôi đã có những biện pháp sau I. các Biện pháp tổ chức thực hiện. Để khắc phục được những nguyên nhân trên ngay từ đầu năm học tôi đề nghị ban giám hiệu nhà trường tổ chức cuộc họp phụ huynh ngay từ đầu năm. Trong cuộc họp này nhiều nội dung quan trọng mà bản thân tôi cần truyền đạt tới cha mẹ học sinh nhưng cần và quan trọng hơn là nề nếp chuyên cần đây là yếu tố then chốt giúp các em học tốt. Bản thân tôi đã phân tích để phụ huynh thấy được tác hại của việc nghỉ học và động viên các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em họ đi học chuyên cần không tự ý bỏ học. Cùng với xây dựng nề nếp chuyên cần thì việc mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cũng rất cần thiết, đối với những gia đình có hoàn cảnh khó 4
  5. khăn cô giáo tạo điều kiện để cho mượn của những học sinh những năm trước. Bên cạnh hai nguyên nhân trên khi đã được phụ huynh đồng tình giúp đỡ và khắc phục được thì việc quan trọng đối với bản thân tôi là suy nghĩ tìm tòi ra phương pháp dạy học môn tiếng việt lớp 1 phù hợp nhất đối với địa bàn nơi tôi công tác. Đối môn tiếng việt được chia là 3 phần: Phần 1: âm Phần 2: Vần Phần 3: Luyện tập tổng hợp. ở phần 1: Học âm từ tuần 1 đến tuần 6 Trong giờ học tôi luôn tôn trọng nhân cách của các em đó là để học sinh được nói lên những suy nghĩ của mình bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Sau đó tôi dẫn dắt các em đến nội dung đúng cần truyền đạt, luôn luôn động viên và khích lệ các em. Học sinh nhút nhát thì nâng đỡ về tinh thần , học sinh thông minh bản lĩnh thì cần động viên , nhưng cũng cần sự nhắc nhở để không dẫn đến chủ quan và coi thường các bạn trong lớp. Những phương pháp bản thân tôi đặc biệt chú ý khi dạy môn tiếng việt là: Phương pháp miêu tả Phương pháp trực quan Phương pháp rèn luyện theo mẫu Phương pháp thực hành giao tiếp Phương pháp trò chơi. Việc tổ chức lớp học, tổ chức luyện tập theo nhiều hình thức khác nhau: Cá nhân, nhóm, Từng cặp, Nhóm lớp, cả lớp. Đồ dùng quan trọng nhất cho phần học âm và vần là bộ chữ ghép tiếng việt cho cả giáo viên và học sinh, bộ chữ ghép vần được phát huy tốt tác 5
  6. dụng trong việc hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập cá nhân , thực hành theo nhóm cũng như trong tổ chức trò chơi. Sau sáu tuần học âm, giáo viên đã kiểm tra chất lượng tiếp thu của từng em. Cụ thể ở phần học này vần còn 8 em chưa thuộc hết các âm đặc biệt là các phụ âm: nh, ph, tr, gi, ng, ngh Bản thân tôi đã ghi những âm mà học sinh chưa thuộc vào tờ giấy và dán vào trang đầu của quyển sách tiếng việt và yêu cầu các em phải luyện đọc thường xuyên. Ngoài những phương pháp và hình thức dạy học trên bản thân tôi còn chia nhóm cho các em học tập ở nhà. Tôi đã chia lớp thành 5 nhóm , mỗi nhóm có nhóm trưởng, nhóm phó, những học sinh trong nhóm ở cùng khu vực và nhóm trưởng là những học sinh khá giỏi. Học sinh trong nhóm sẽ tập hợp về nhà bạn nhóm trưởng vào ngày thứ 7 và sáng chủ nhật. Qua cách học trên các em đã hỗ trợ , bạn khá giỏi chỉ bảo cho bạn còn yếu. Chuyển sang giai đoạn học vần , bản thân tôi cũng thường xuyên sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như ở phần học vần . Các em học vần từ tuần 7 đến tuần 22. Từ tuần 23 các em chuyển sang luyện tập tổng hợp. Bản thân tôi vẫn luôn chú trọng đến đối tượng học sinh yếu kém, luôn giúp đỡ kèm cặp các em giành nhiều thời gian trong các buổi học thứ hai để các em đọc – viết. Việc vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp , nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tích cực , chủ động của học sinh. Khi vận dụng từng phương pháp tôi chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt động của học sinh cho việc tiếp nhận các tri thức tiếng việt. Hình thành và phát triển 4 kỹ năng: 6
  7. nghe, nói, đọc , viết. Học sinh sản sinh ra văn bản nói một cách rõ ràng mạch lạc, đọc bài trôi chảy biết thể hiện qua các bài tâp. c. Kết luận I. Kết quả nghiên cứu Với các kinh nghiệm dạy học ở trên tôi đã thu được kết quả sau: Kết quả học kỳ I Sĩ số học sinh: 28 Giỏi Khá Trung bình Yếu % % % % SL SL SL SL 10 37 14 48.2 4 14.8 Để học sinh lớp 1 sau khi học xong chương trình lớp 1 các em sẽ đọc thông viết thạo cần phải thực hiện các yêu cầu sau: Người giáo viên cần có tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự yêu thương học sinh. Luôn luôn kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học để học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Luôn học hỏi ở đồng nghiệp có kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình . Đặc biệt trong qúa trình dạy học giáo viên phải chú ý đến 3 đối tượng học sinh lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức mới để nâng cao chất lượng học sinh. Kết hợp việc dạy học với việc sử dụng đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng việc đọc viết cho học sinh gây hứng thú cho các em trong từng tiết học Ngoài ra phải kết hợp các yếu tố gia đình – nhà trường – xã hội để giáo dục các em thành những con người phát triển hoàn thiện nhân cách. 7