SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn môn Hóa học 10 cơ bản

docx 21 trang sangkien 26/08/2022 8101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn môn Hóa học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_cung_co_bai_trong_gi.docx

Nội dung text: SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn môn Hóa học 10 cơ bản

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học (DH) luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (HS). Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là đổi mới hình thức củng cố bài bằng cách tổ chức hoạt động khởi động tích cực như: trò chơi, tạo tình huống có vấn đề Tổ chức hoạt động củng cố bài trong dạy và học môn Hóa học, kết hợp với những phương pháp DH khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Việc tổ chức các hoạt động củng cố bài tích cực trong giờ học môn Hóa học ở trung học phổ thông (THPT) sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, HS sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo, Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở HS qua bộ môn Hóa học. Qua nhiều năm DH, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THPT tôi luôn mong muốn làm thế nào để HS của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Hóa học các em sẽ nhận được kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tế chứ không chỉ là những kiến thức khô khan. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số hình thức củng cố bài trong giờ dạy môn Hóa học trong những năm học gần đây và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, HS trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi đã chọn tìm hiểu vấn đề: “Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài trong giảng dạy chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn môn hóa học 10 cơ bản” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Phạm vi của đề tài được áp dụng ở chương 2: “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” môn Hóa học lớp 10 cơ bản trên địa bàn trường THPT Nguyễn Chí Thanh. 1.2. Điểm mới của đề tài - Thông qua các hoạt động củng cố bài học giúp HS tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động của các em; tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học. 1
  2. - Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của HS. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận; giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên (GV) và HS, và giữa HS với nhau, giúp HS rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp. - Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT. 2
  3. 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.1. Thực trạng của đề tài Hiện nay đang xuất hiện một thực trạng HS ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình. Nguyên nhân gây nên hiện tượng HS thụ động trong giờ học Hóa bắt nguồn từ tâm lý chung của HS sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất; do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do không khí các giờ Hóa trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của HS phổ thông nói chung và giờ học Hóa nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái Đa số các tiết học đều sử dụng phương pháp truyền thống, hoạt động củng cố bài thường gây căng thẳng và nhàm chán. Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Hóa học là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của GV, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới phương pháp DH đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Người GV dạy Hóa học cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu Hóa học học của HS, phát huy tính năng động, gây hứng thú với HS bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn. 2.2. Giải pháp 2.2.1. Một số hình thức tổ chức hoạt động củng cố bài học a. Tổ chức các trò chơi * Trò chơi ô chữ bí mật - Hình thức: Trò chơi ô chữ trong DH có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học. 3
  4. - Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học; phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của HS. - Cách chơi: GV giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào. Sau đó GV lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để HS xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng. * Trò chơi ghép hình đúng Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc điểm vào một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này, GV cần có sự chuẩn bị sẵn các mảnh ghép. Những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, có thể là chữ viết thể hiện nội dung. - Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp HS nhớ lại nội dung bài học một cách logic. - Cách chơi: GV treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung liên quan đến bài học lên bảng. Tuỳ vào mục đích bài học mà GV cho HS xung phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh hoặc xếp những mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theo yêu cầu của GV, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn sẽ là đội chiến thắng. * Trò chơi trả lời nhanh Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi. - Mục đích: Giúp HS tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh về các nội dung đã được học. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ điểm - Cách chơi: Chia nhóm. Mỗi đội chọn cho mình một gói câu hỏi. Cử đại diện người để lên trả lời câu hỏi. Cuối cùng GV tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời đúng và số điểm cao nhất thì đó là đội chiến thắng. Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi cuốn HS, HS bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THPT, lưu ý phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế HS, thực tế ở địa phương. b. Sử dụng thí nghiệm (TN) để thiết kế tình huống có vấn đề (THCVĐ) * Vai trò của TN trong việc xây dựng THCVĐ trong DH hóa học Trong quá trình DH nói chung, DH hóa học nói riêng, TN giữ vai trò rất quan trọng như một bộ phận không thể thiếu được. TN được coi là nguồn kiến 4
  5. thức để hình thành các khái niệm, định luật, học thuyết hóa học cơ bản và là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua việc quan sát và tiến hành TN, HS nắm kiến thức sâu sắc và bền vững, đồng thời cũng có hứng thú say mê trong học tập. Tuy nhiên, đối với TN còn có một ưu thế đặc biệt nữa là thông qua đó để làm hoạt động hóa người học, phát triển tư duy sáng tạo, hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cho HS nếu như các TN được tiến hành theo hình thức TN nêu vấn đề. Đó là các TN được dùng để tạo nên các THCVĐ trong DH hóa học. TN nêu vấn đề có lợi thế trước hết ở đặc tính trực quan sinh động của đối tượng nghiên cứu. Đó là tình huống bất ngờ, sự không bình thường của phản ứng hóa học xảy ra trong TN như biến đổi màu sắc, thay đổi trạng thái, hoặc cháy hay nổ ngoài dự kiến của người quan sát. Chính những dấu hiệu không bình thường này đã lôi cuốn sự chú ý của HS và tạo ra thế năng tâm lý muốn nghiên cứu, muốn tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng khác thường trong TN. Khi quan sát và suy nghĩ về các TN nêu vấn đề, HS thấy được mâu thuẫn (THCVĐ) về nhận thức. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng giả thuyết để tìm ra con đường giải quyết vấn đề. Như vậy, TN nêu vấn đề sẽ đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, tìm tòi một cách sáng tạo để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. TN dạng này không chỉ dùng cho việc cung cấp kiến thức, hình thành các khái niệm mà còn được dùng để sửa các lỗi về nhận thức của HS và hiệu chỉnh các kiến thức về các vấn đề riêng biệt trong chương trình hóa học. Trong quá trình hoàn thành các TN nêu vấn đề, HS thường đi đến kết luận có tính chất tổng quát một cách thỏa mãn đồng thời cũng phát triển được kĩ năng của mình. Việc giải quyết những vấn đề chưa rõ ràng trong nhận thức bằng thực nghiệm sẽ khơi dậy tính độc lập sáng tạo của HS. Như vậy, không phải bất kì TNHH nào cũng có thể sử dụng để tạo ra THCVĐ trong giờ học. TN được dùng để tạo ra THCVĐ là loại TN mà qua đó có thể đặt ra và giải quyết các vấn đề học tập khác nhau. Tức là qua TN phải nảy sinh được một trong các tình huống, các vấn đề trong DH hóa học như: tình huống nghịch lí – bế tắc, tình huống lựa chọn và tình huống nhân quả. * Những định hướng khi lựa chọn TN để tạo THCVĐ Những định hướng khi lựa chọn TN là cơ sở quan trọng để thiết kế hệ thống TN tạo THCVĐ. Chính vì vậy, tôi xin tổng hợp và đề xuất các định hướng lựa chọn TN như sau: Phải có nội dung gắn bó với bài giảng, xem như một phần của bài giảng. Vai trò của TN là phục vụ cho trọng tâm bài giảng, cho nội dung kiến thức mà HS cần lĩnh hội. Nhờ TN mà trọng tâm bài học được làm nổi bật, như thế HS mới nhớ lâu kiến thức, vì vậy nội dung TN không được xa rời bài giảng. 5