SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết bài tập Lịch sử Lớp 7

doc 13 trang sangkien 7883
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết bài tập Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_tron.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết bài tập Lịch sử Lớp 7

  1. - 1 - ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG TIẾT BÀI TẬP LỊCH SỬ LỚP 7 * * * * * I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: - Từ nhiều năm nay , vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THCS . Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. - Nhưng thực tế cho thấy, đa số học sinh không yêu thích bộ môn lịch sử , chính vì thế có nhiều em có thái độ không quan tâm, không muốn học không chú ý nghe giảng ,chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc học tập. Một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người trực tiếp giảng dạy chưa có một phương pháp, một cách thức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chưa lôi cuốn, thu hút các em cùng tham gia vào việc học tập bộ môn. Điều đó cũng đặt ra một bài toán khó cho nhà quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy bộ môn. Đây chính là vấn đề mà tôi rất băn khoăn trong quá trình dạy học. - Do đó làm thế nào để giáo dục các em học sinh có thái độ học tập và yêu thích bộ môn học này đó là điều tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm phần nào khắc phục tình trạng trên . Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn đựơc học sinh coi trọng như các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Sử đặc biệt là đối với bản thân, đó là trách nhiệm của từng giáo viên dạy bộ môn lịch sử. Thầy dạy tốt – học sinh mới hứng thú được, học sinh không học- không chỉ đỗ lỗi cho học sinh mà một phần là do trách nhiệm của Thầy. - Là giáo viên dạy môn lịch sử gần 30 năm, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh nhất là trong tiết bài tập lịch sử ( BTLS). Đó chính là lí do mà tôi tiếp tục chọn đề tài “Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết bài tập lịch sử lớp 7 ». 2. Mục đích của đề tài: Làm cho tiết học bớt khô khan , nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn hiệu quả đồng thời tạo cho học sinh hứng thú trong giờ học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn.
  2. - 2 - 3. Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu: Do thực trạng dạy học bộ môn lịch sử ở các trường THCS trong thị xã và thực trạng học tập bộ môn của học sinh qua nhiều năm. 4. Phạm vi và đối tượng của đề tài: Đề tài được áp dụng trong phạm vi của Học sinh trường THCS , đồng thời giáo viên bộ môn khác cũng có thể tham khảo và vận dụng một số giải pháp của đề tài này để giảng dạy tốt hơn cho bộ môn. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Lịch sử” - Chuẩn kiến thức sử, sách giáo khoa lịch sử 7. - Tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử . - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí II. NỘI DUNG 1. Nội dung đề tài - Trong quá trình thực tế giảng dạy với sáng kiến kinh nghiệm này giúp giáo viên huy động học sinh hoạt động tích cực trong tiết học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức của một chương từ đó giúp các em yêu thích học tập bộ môn. - Trong tiết BTLS, Thầy đóng vai trò chỉ đạo kiến thức, học sinh là nhân vật trung tâm trong việc tái hiện lại kiến thức qua hình thức trò chơi, từ đó tạo nên bầu không khí sôi nổi như một sân chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử. 2. Khảo sát thực trạng. a.Giáo viên. - Chưa đầu tư soạn- giảng cho tiết BTLS, một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với bộ môn, tạo sự gò bó, nhàm chán trong việc lĩnh hội kiến thức. - Các tiết BTLS chưa gây được hứng thú cho học sinh vì giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo , chỉ dạy qua loa, hết giờ, chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học b. Học sinh - Chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng học lịch sử rất khó, khô khan, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ
  3. - 3 - - Ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà, đang còn khép kín, đối phó , chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi. c. Nguyên nhân của thực trạng trên - Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, giáo viên luôn có tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới học sinh làm trung tâm của việc dạy học. Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, các tiết làm BTLS. Hơn nữa Sở giáo dục chưa quy định thống nhất về cách thức tổ chức dạy tiết BTLS như thế nào, do vậy các tiết này đa phần giáo viên thường thờ ơ, coi nhẹ, hoặc cắt xén để dạy các bài khác trong chương trình, nếu trong dạy học giáo viên có tổ chức trò chơi thì mới chỉ mang tính chiếu lệ, hiệu quả chưa cao. Theo tôi nguyên nhân của tình trạng trên có thể xác định được là: - Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng tâm huyết với nghề nghiệp . Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng . - Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở các nhà trường còn thiếu , điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn do vậy mà ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện dạy và học . - Giáo viên chưa bám vào sách “chuẩn kiến thức kĩ năng” bộ môn do Bộ đã ban hành. 3. Giải pháp. Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy , tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi dạy tiết BTLS. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao chất lương dạy học bộ môn. Thiết nghĩ rằng trò chơi trong các tiết bài tập không chỉ mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập. Các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh. chính xác. Qua hình thức trò chơi sẽ thoải mái– hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản của chương. 4. Biện pháp tiến hành - Để dạy tốt tiết BTLS, tôi nghiên cứu làm thế nào để tạo ra một không khí thoải mái cho học sinh và nhất là tránh sự nhàm chán, khô khan lập lại của tiết ôn tập nhưng vẫn phải bảo đảm được lượng kiến thức trọng tâm của một chương. Điều quan trọng và cần thiết nhất là luôn tạo cho các em niềm khát khao, tìm hiểu, biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật lịch sử nào đó, khiến các em đam mê thực sự chứ không bị gò bó. Chính vì thế , tôi đã biến tiết BTLS thành 1 “sân chơi lịch sử” với phương châm “ Chơi mà học, học mà chơi”, huy động được tất cả học sinh tham gia. Sau giờ “ chơi” đó, tôi thấy đa số học sinh rất vui, thoải mái , vẫn nắm được nhiều kiến thức lịch sử và hơn nữa các em rất thích mỗi khi có tiết BTLS. Đó là điều mà tôi rất tâm đắc.
  4. - 4 - - Trong từng tiết BTLS, tôi cũng luôn thay đổi các dạng trò chơi để tránh sự nhàm chán .Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh. Khi thiết kế và tổ chức trò chơi, tôi chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho HS, tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn để thực hiện. Mong rằng trong quá trình giảng dạy mỗi thầy, cô giáo có sự sáng tạo thêm nhiều giải pháp khác nhau, bổ sung làm cho trò chơi lịch sử trở thành một hệ thống ngày càng sinh động hơn , phong phú hơn và được sử dung nhiều hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy – học đối với bộ môn lịch sử . Sau đây là một số giải pháp có thể vận dụng : Giải pháp 1. Theo dòng lịch sử. * Mục đích: - Nhớ được những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước trong từng giai đoạn. - Với trò chơi này sẽ luyện trí nhớ cho học sinh, phát triển tư duy, , tạo hứng thú và thi đua trong học tập giữa các tổ. * Chuẩn bị. Câu hỏi cho loại câu này không nặng các sự kiện ghi nhớ quá nhiều mà chủ yếu là những kiến thức mà trong quá trình dạy tôi đã nhấn mạnh cho học sinh, hoặc là những câu đố vui liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử, các địa danh. * Tiến hành. Ở phần này , tôi cho thi đua giữa các tổ, mỗi tổ chuẩn bị 1 bảng con để ghi đáp án tổ nào nhanh hơn và nhiều kết quả đúng hơn sẽ thắng. Cuối mỗi phần chơi đều có tổng kết điểm trên bảng. * Ví dụ 1. Bản đồ xưa nhất nước ta Ai ra lệnh vẽ, gọi là tên chi. Đáp án: VUA LÊ THÁNH TÔNG- BẢN ĐỒ HỒNG ĐỨC 2. Sông nào ở nước ta đã ghi dấu ba lần đánh bại quân xâm lược Đáp án: SÔNG BẠCH ĐẰNG 3. Quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam là gì? Đáp án: VĂN LANG 4. Người thầy giáo được trọng dụng nhất thời Trần? Đáp án: CHU VĂN AN 5. Ai người bơi giỏi, lặn tài Khoan ngầm thuyền giặc, đánh bài đặc công Đáng đời lũ giặc Nguyên –Mông Xuống chầu hà bá, đáy sông nộp mình Đáp án: YẾT KIÊU
  5. - 5 - Giải pháp 2. Ai nhanh hơn * Mục đích: - Nhớ và nêu tên các nhân vật, các sự kiện lịch sử tiêu biều. - Với trò chơi này sẽ rèn luyện sự nhanh trí cho học sinh, phát triển tư duy , tạo hứng thú và thi đua trong học tập. * Chuẩn bị - Câu hỏi có 4 đáp án , Học sinh sẽ chọn đáp án đúng nhất .Câu hỏi cho loại câu này cũng không nặng các sự kiện ghi nhớ quá nhiều . * Tiến hành Phần này tôi cho hoạt động cả lớp, khi trình chiếu câu hỏi học sinh sẽ thi đua phát biểu, hoặc chỉ định học sinh trả lời. - Với trò chơi này, giờ học rất sôi động , lôi cuốn hầu hết học sinh tham gia, giúp học sinh nhớ lại được những kiến thức cơ bản của lịch sử. * Ví dụ. 1. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La năm A. 1001 B. 1009 C. l010 D. 1054. 2. Quốc hiệu nước ta thời Đinh là A. Vạn Xuân B. Đại Cồ Việt C. Đại Việt D. Đại Ngu. 3. Nhà sử học nổi tiếng đầu tiên của nước ta, tác giả của bộ sử kí “Đại Việt Sử kí là A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Du. C. Lê Văn Hưu D. Ngô Sĩ Liên. 4. Tác giả của « Bình Ngô Đại cáo » là A. Lý Thường Kiệt. C. Ngô Sĩ Liên. B. Nguyễn Trãi. D. Lê Thánh Tông. 5/ UNESCO đã cấp bằng công nhận Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới vào năm A. 1991 B. 1992 C. 1993 D. 1994. Giải pháp 3. Tiếp sức và thử thách. * Mục đích: - Giúp học sinh nhớ được các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ta ở từng thời kì, các các nhân vật lịch sử với những đặc điểm nổi bật , những tác phẩm nổi tiếng - Rèn phản xạ ghi nhớ nhanh. - Giáo dục học sinh tôn trọng truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước