SKKN Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_duy_tri_si_so_van_dong_hoc_sinh_den_tr.doc
Nội dung text: SKKN Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng
- Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng ___ ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ, VẬN ĐỘNG HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ CƯ PƠNG PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học được nêu tại khoản 2 Điều 3 Điều lệ trường Tiểu học: “ Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi,vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. . .”. Điều 6. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 Thông tư 36/2009/BGD-ĐT quy định: Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải đạt những điều kiện sau: - Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1; - Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cư Pơng lần thứ 7 nhiệm kì 2010-2015 chỉ rõ: Huy động trẻ em vào lớp 1 hàng năm đạt từ 90-95%; giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong các năm học xuống dưới 4%. Thực trạng tỉ lệ học sinh bỏ học, không đi học tại các trường Tiểu học thuộc xã Cư Pơng trong nhiều năm qua khá cao; trình độ dân trí nơi đây còn thấp, sự quan tâm đến việc học tập của các bậc phụ huynh đối với con em mình còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa nhiệt tình trong việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh trong suốt năm học. Trong thực tế hiện nay, chưa có các tài liệu, chưa có nhiều chuyên đề giúp người quản lí giáo dục làm thế nào để duy trì sĩ số học sinh nói chung và duy trì sĩ số học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn ( vùng 3 xã Cư Pơng) nói riêng. Với những lí do nêu trên, qua nhiều năm làm công tác quản lí tại địa bàn này, tôi chon đề tài: “Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng”. ___ Nguyễn Thanh Bình . . . . Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái . .Trang1
- Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng ___ PHẦN THỨ II: MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1, Mục đích: Trao đổi kinh nghiệm với cán bộ quản lí, các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương một số giải pháp nhằm phòng và chống học sinh bỏ học, huy động học sinh đã bỏ học quay lại trường. Giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh nhận thức sâu sắc về tác hại của việc thất học, từ đó nhận thấy sự cần thiết của việc học: Học để lập nghiệp, học để chung sống, học để làm người Tìm ra giải pháp hay nhất để duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường, vận động học sinh đã bỏ học quay lai trường, huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đầy đủ. 2, Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: + Nghiên cứu sổ theo dõi học sinh các trường: Phạm Hồng Thái, La Văn Cầu. + Nghiên cứu các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học của các trường, các biên bản vận động học sinh của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh + Nghiên cứu các nguyên nhân học sinh bỏ học. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Qua phỏng vấn trò chuyện trực tiếp để tìm ra cách làm, cách tiếp cận với gia đình học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh trong việc duy trì sĩ số học sinh. - Phương pháp quan sát thực tiển. ___ Nguyễn Thanh Bình . . . . Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái . .Trang2
- Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng ___ PHẦN THỨ III: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1, Thực trạng của vấn đề và sự cần thiết để tiến hành đề tài: Thực tế cho thấy những nơi có điều kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp thì tỷ lệ học sinh bỏ học, không đi học ở đó cao. Học để làm gì? Học mang lại điều gì? Hai câu hỏi ngắn gọn và tường minh như thế nhưng một bộ phận không nhỏ người dân ở đây không thể trả lời. Đối với họ học cũng được, không học cũng chẳng sao chỉ cần khi lớn lên biết cày, biết cuốc là đủ, việc bỏ học giữa chừng nhiều năm rộ lên như một phong trào thi đua vậy! Sự phát triển của đất nước kéo theo sự chuyển mình rõ rệt của nền giáo dục nước nhà. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành; sự nỗ lực của thầy cô giáo, xã Cư Pơng đã đạt chuẩn về phổ cập Trung học cơ sở; đạt chuẩn mức độ 1 về giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tháng 12 năm 2010. Tuy vậy, những chỉ tiêu đạt chuẩn đó hoàn toàn chưa bền vững, các chỉ số đạt chuẩn luôn giao động lên xuống thất thường và có những lúc nằm ở mức “báo động đỏ”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chuẩn phổ cập giáo dục không bền vững là tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm cao ( toàn xã từ 8-10%/năm), số học sinh trong độ tuổi đến trường chưa đi học còn nhiều. Làm thế nào để giải quyết vấn đề hóc búa này? Các nhà quản lí giáo dục cần phải tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu; các thầy cô giáo phải nhiệt tình tâm huyết với nghề, các đoàn thể và chính quyền địa phương phải thực sự coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu và có sự đầu tư thích đáng về mọi mặt, nhận thức của các bậc phụ huynh và các em học sinh cần được nâng lên, việc tìm và thực hiện các giải pháp chống học sinh bỏ học phải được thực hiện liên tục trong nhà trường. a. Tình hình địa phương: Cư Pơng là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Krông Buk. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê- đê sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhiều gia đình còn nghèo đói. Họ ít quan tâm đến việc học hành của con em khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong vấn đề giáo dục. b. Tình hình nhà trường: Trường Phạm Hồng Thái nằm ở trung tâm xã Cư pơng, có một điểm trường chính và 3 điểm lẻ. năm học 2010- 2011 trường có 33 lớp, 50 cán bộ ,giáo viên, nhân viên. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm 77,56 %. Đa số học sinh vào lớp 1 chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức theo chuẩn chung của cả nước. Trình độ dân trí thấp, nghèo đói cùng với việc ít quan tâm của không ít ___ Nguyễn Thanh Bình . . . . Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái . .Trang3
- Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng ___ phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh không có động cơ học tập đúng đắn. Việc học sinh nghỉ học, bỏ học ngang chừng vẫn thường xuyên diễn ra. Trước tình hình đó, đòi hỏi người giáo viên càng phải tận tâm với nghề. Số lớp nhiều, giáo viên đông, đứng trước khó khăn như trên càng thôi thúc tôi suy nghĩ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu duy trì sĩ số nâng cao chất lượng dạy và học. 2, Tính thuyết phục của đề tài: Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng và nghỉ học không có lí do khá cao đặc biệt là thời gian sau tết âm lịch. Bản thân tôi và các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng với các đơn vị đóng trên địa bàn, các đoàn thể ở địa phương tìm ra các giải pháp vận động học sinh quay lại trường cho năm học đó và các năm học tiếp theo với kết qua như sau: Thống kê tỷ lệ học sinh bỏ học trong 3 năm học gần đây nhất: Đơn vị 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Năm học La Văn Cầu 5,1% 4,9% 4.8% Phạm Hồng Thái 6,38% 5,5% 3,8% Kết quả so sánh học sinh bỏ học của Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái cuối kì 1 năm học 2009-2010 và cuối kí 1 năm học 2010-2011: Cuối kì 1 năm học 2009-2010: Bỏ học 13 em chiếm tỉ lệ 1,6% Cuối kì 1 năm học 2010-2011: Bỏ học 4 em chiếm tỉ lệ 0,48% Cư Pơng là xã vùng đặc biệt khó khăn; địa bàn dân cư rộng; hơn 77% là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ học sinh bỏ học nêu trên là cao so với toàn hyện. Tuy vậy, đối với địa bàn xã đặc biệt khó khăn có được kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực của cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể tại địa phương. 3, Các nhóm biện pháp thực hiện: 3.1 Công tác tuyên truyền giáo dục: a. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Triển khai tập huấn các văn bản chỉ thị, các nhiệm vụ yêu cầu của ngành như: Luật giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; Thông tư 32/2009 về đánh giá xếp loại học sinh; Quyết định 14/2007 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học; công văn 896/2006 về việc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp học sinh vùng khó Qua các văn bản hướng dẫn; các chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường cần làm cho giáo viên hiểu rõ: ngoài công tác giảng dạy, cán bộ giáo viên còn phải tham gia công ___ Nguyễn Thanh Bình . . . . Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái . .Trang4
- Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số, vận động học sinh đến trường tại các trường Tiểu học xã Cư Pơng ___ tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương; tích cực tuyên truyền và duy trì sĩ số học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giáo dục và duy trì sĩ số học sinh. Mỗi thầy cô giáo cần tích cực tổ chức nhiều hoạt động dạy học sinh động để thu hút học sinh đến trường, cần gần gũi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, kịp thời giúp đỡ, chia sẻ với các em khi gặp khó khăn. Có như vậy, các em mới có niềm tin, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến trường cùng bạn bè và thầy cô giáo. b.Đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh: Bằng nhiều kênh tuyên truyền như: Thông qua Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường; các buổi sinh hoạt thôn buôn; buổi chào cờ đầu tuần; các hoạt động ngoại khóa; các bài học chính khóa cần làm cho phụ huynh và học sinh hiểu được: Học để có cơ hội việc làm; học để hiểu biết; học để làm việc và học để chung sống. Tầm quan trọng của việc học đặc biệt là bậc học Tiểu học bỡi lẽ: những kiến thức mỗi người sử dụng để giao tiếp trong một ngày có đến 2/3 lượng kiến thức học được ở Tiểu học. Đất nước ta đang trên đà hội nhập Quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và công nghệ thông tin để đưa nước ta thành một nước công nghiệp là điều tất yếu. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có một thế hệ trẻ giàu về trí tuệ, mạnh về thể lực. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Quả thật như vậy, để làm được điều đó, đất nước chúng ta cần có nhiều và nhiều hơn nữa những người như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Nguyên Lân Dũng Trẻ em có quyền được học và có bổn phận học hết chương trình phổ cập giáo dục. Các em học trong các trường Tiểu học không phải trả học phí ; cha, mẹ, người đỡ đầu phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các em học tập; Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển năng khiếu.(trích Điều 10 luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em). - Tác hại của việc bỏ học sớm và không đi học là: + Tuổi thơ của các em bị đánh mất, các em phải sớm tham gia lao động cực nhọc hoặc ăn chơi lêu lổng. ___ Nguyễn Thanh Bình . . . . Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái . .Trang5