SKKN Một số giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học môn Hình học ở trường THCS

doc 14 trang sangkien 30/08/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học môn Hình học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_day_hoc_nham_nang_cao_chat_luong_hoc_m.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học môn Hình học ở trường THCS

  1. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc m«n h×nh häc ë tr­êng THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Toán là môn học có tính thực tế rất cao. Nó ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, ảnh hưởng đối với các môn học khác. Một nhà tư tưởng Anh đã nói: “Ai không hiểu biết Toán học thì không thể hiểu biết bất cứ một khoa học nào khác và cũng không thể phát hiện ra sự dốt nát của bản thân mình”. Và trong thời đại ngày nay khi nền Công Nghệ Thông Tin phát triển như vũ bảo thì môn Toán càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì những lí do đó mà ngành giáo dục đặt ra mục tiêu cho môn toán trong nhà trường THCS là: * Về kiến thức: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về số (từ số tự nhiên đến số thực), về các biểu thức đại số, về phương trình bậc nhất, bậc hai, về hệ phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất, về tương quan hàm số, về một vài dạng hàm số đơn giản và đồ thị của chúng - Một số hiểu biết ban đầu về thống kê - Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng, quan hệ bằng nhau và quan hệ đồng dạng giữa hai hình phẳng, một số yếu tố của lượng giác, một số vật thể trong không gian - Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp Toán như: Dự đoán và chứng minh; quy nạp và suy diễn; phân tích và tổng hợp. . . * Về kĩ năng: Hình thành và rèn luyện các kĩ năng tính toán và sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi; thực hiện các phép biến đổi các biểu thức; giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình bậc nhất hai ẩn; giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; vẽ hình, đo đạc, ước lượng. Bước đầu hình thành khả năng vận dụng kiến thức Toán vào trong đời sống và các môn học khác. * Về thái độ: Hình thành cho học sinh khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian; khả năng suy luận lôgíc; khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo; bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác và sảng sủa ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. Góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học cần thiết của người lao động trong thời đại mới Để thực hiện những mục tiêu trên thì đòi hỏi những người trong cuộc phải nổ lực, cố gắng không ngừng, phải tìm ra cho mình một phương pháp làm việc tối ưu và hiệu quả. Chính vì lí do đó mà tôi chọn chủ đề: “Một số giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học môn hình học ở trường THCS” nhằm giúp thầy và trò hoàn thành mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra. Ng­êi thùc hiÖn: NguyÔn Minh Thanh 1
  2. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc m«n h×nh häc ë tr­êng THCS B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở phải luôn làm gắn liền việc dạy học kiến thức, kĩ năng với việc giáo dục, rèn luyện con người, với việc phát triển trí tuệ của học sinh. Cần đặc biệt chú ý các điểm sau: - PPDH phải kích thích HS hứng thú học toán, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động nhận thức độc lập, năng lực tự học của HS - Việc dạy học HS trong tập thể (nhóm, tổ, lớp) là cần thiết, có tác dụng giáo dục HS biết đàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập nhưng việc dạy học phải nhằm phát triển đến mức tối đa mỗi cá nhân HS theo đúng mục tiêu đào tạo. Do đó trong PPDH phải quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn việc học tập của từng học sinh trong tập thể. - Để điều khiển tốt việc học của HS theo đúng mục tiêu đào tạo, GV phải thường xuyên nắm được kết quả học tập của HS, nắm được những thuận lợi và khó khăn vấp váp của HS để kịp thời điều chỉnh việc dạy của mình. Bản thân HS cũng phải thường xuyên biết được kết quả học tập của mình để kịp thời điều chỉnh việc học. Nói cách khác phải đảm bảo tốt mối liên hệ ngược (tức là thông tin phản hồi từ trò tới thầy và từ trò trở lại trò trong quá trình dạy học). Do đó vấn đề kiểm tra học sinh và giúp học sinh tự kiểm tra có ý nghĩa lớn, đặc biệt đối với môn Toán có hệ thống kiến thức lôgíc, chặt chẽ nên khi học yêu cầu HS phải thực sự hoạt động trí óc. Quy trình cung là từ ví dụ, bài tập, hình ảnh thực tế đi đến kiến thức mới để từ đó khắc sâu kiến thức cho HS. Quá trình chiếm lĩnh tri thức toán học của HS là quá trình tái tạo khái niệm, tính chất, định lí, quy tắc gần giống với quá trình hình thành chính những kiến thức ấy trong lịch sử. Do đó PPDH môn Toán phải được tiến hành từ quy nạp phân tích đến suy diễn tổng hợp. Tuy nhiên PPDH cũng coi trọng việc giảng giải trình bày kiến thức có hệ thống, khái quát và làm mềm mại tư duy bằng nhiều hoạt động đa dạng, độc đáo, tạo tiền đề cho sáng tạo. - GV cần nắm vững kiến thức trọng tâm, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dẫn dắt HS giải quyết tình huống học tập và áp dụng các biện pháp sư phạm để giáo dục và hình thành tác phong của con người toán học cho học sinh. Hình học là môn học được coi là có tính trừu tượng cao, hệ thống kiến thức rộng, các kiến thức liện hệ chặt chẽ với nhau. Môn hình học có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và việc học tốt môn hình sẽ hình thành ở học sinh tính cẩn thận, phán đoán chính xác, suy luận lôgíc. II. Thực trạng: Qua quá trình dạy học môn Toán nhiều năm tôi nhận thấy việc học môn hình của học là rất khó khăn, các em không biết nên bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toàn hình, và trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào, nên trình bày lời giải như thế nào cho đúng trình tự Chính những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn Toán nói chung và môn Hình nói riêng, các em lơ là trong việc học cũng như chuẩn bị bài. Cụ thể theo kết quả điều tra một số lớp trong trường ở cuối học kì I năm học 2007 – 2008 thu được kết quả như sau: Ng­êi thùc hiÖn: NguyÔn Minh Thanh 2
  3. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc m«n h×nh häc ë tr­êng THCS 1. Làm bài tập ở nhà: Tự giải: 35 % Trao đổi với bạn bè để giải: 13, 21% Chép bài giải từ sách: 51, 79% 2. Chuẩn bị dụng cụ học tập (compa, êke, thước thẳng, thước đo độ ) Đầy đủ: 42.27 % Thiếu dụng cụ: 57, 73% 3. Học sinh hứng thú học môn hình Hứng thú: 25% Bình thường: 33, 21% Không thích: 41, 79% 4. Kết quả học sinh làm được câu hình trong đề kiểm tra học kì I lớp 9 là: Đề bài: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, AC là một dây cung của đường tròn (O) Kẻ tiếp tuyến Ax và kẻ đường phân giác góc CAx cắt đường tròn tại E và cắt BC kéo dài tại D. a. Chứng minh ∆ABD cân b. Chứng minh OE // BD c. Gọi I là giao điểm của AC và BE. Chứng minh DI  AB * Kết quả: Làm hết: 7, 25% Làm được 2 câu: 16% Làm được 1 câu: 42, 33% Không làm: 34, 42% * Nguyên nhân: - Do cách dạy của giáo viên chưa thực sự khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh - Do các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động cho nên dẫn đến kiến thức thì có nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. - Do các em chưa quan tâm đúng mức đến môn hình học - Các em không tự tin khi giải một bài toán nên không giám phát biểu, không giám đưa ra ý kiến của bản thân. - Trình bày lời giải không khoa học, thiếu căn cứ và ngộ nhận - Mang tư tưởng học để đối phó, chưa thấy được lợi ích mà môn hình học mang lại cho cuộc sống III. Giải pháp: Để HS hứng thú hơn trong việc học môn Hình học và nâng cao chất lượng học bộ môn hình học, trong thời gian qua (từ học kì II năm học 2007 – 2008 đến nay ) tôi dã tiến hành các giải pháp sau: 1. Giải pháp khắc phục việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh: Chuẩn bị dụng cụ là thể hiện sự quan tâm của em đến môn hình học và dần dần em thấy được điều kì diều mà dụng cụ mang lại cho em, từ đó em thích học môn hình hơn. Ngoài ra khi học hình mà không có dụng cụ thì dễ gây ra tình trạng sai lệch trong phán đoán dẫn đến xây dựng chương trình giải sai. Ví dụ: Chỉ cần compa và thước thẳng (không chia vạch) ta có thể dựng được tia phân giác của góc, dựng được trung điểm của đoạn thẳng, Để học sinh thường xuyên chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho một tiết học hình thì GV cần phải tiến hành một số biện pháp sau: - Thường xuyên kiểm tra dụng cụ của học sinh trước khi vào bài học mới - Chỉ ra những điều cần thiết phải có dụng cụ khi học môn hình - Hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ một cách có hiệu quả Ng­êi thùc hiÖn: NguyÔn Minh Thanh 3
  4. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc m«n h×nh häc ë tr­êng THCS - Tổ chức các cuộc thi đố vui toán học để tặng những em nghèo học giỏi những dụng cụ của bộ môn toán. - Thường xuyên trao đổi với cán sự bộ môn Toán để theo dõi, khắc phục những khó khăn trong quá trình chuẩn bị của HS. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để có biện pháp xử lí đối với những em không có dụng cụ. 2. Giải pháp dạy học môn hình: Tùy vào từng bài học mà chúng ta xây dựng kế hoạch hoạt động khác nhau, phù hợp với nội dung của bài và đồng thời đảm bảo học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức bài học một cách thành thạo. Căn cứ vào thực trạng học sinh trong trường, căn cứ vào tình hình thực tế của trường học, căn cứ vào tình hình chung của địa phương, theo tôi thì dạy môn hình học nên chia ra làm hai kiểu bài lên lớp: Một là lên lớp cho một tiết lí thuyết; Hai là lên lớp cho một tiết giải bài tập a. Đối với tiết lí thuyết Để học sinh nắm được hệ thống kiến thức của bài và vận dụng kiến thức vào giải bài tập đây là một quá trình rất khó khăn, đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải cố gắng nỗ lực. Để cho việc cung cấp kiến thức lí thuyết được nhẹ nhàng mà học sinh hứng thú học thì GV cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Tổ chức cho học sinh quan sát, tiếp thu Để thực hiện bước này thì GV cần phải chuẩn bị đồ dùng trực quan một cách chu đáo, có tính thẩm mỹ (bảng phụ cần phải đẹp, máy chiếu cần phải rõ ràng .) để khơi dậy hứng thú, trí tò mò toán học của HS để cho các em chủ động tiếp thu kiến thức. Một số vấn đề cần giải quyết khi tiến hành bước này là: - GV cần kết hợp vừa quan sát, vừa giảng, vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể giúp HS khắc sâu khái niệm - Đồng thời với việc cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua các ví dụ và phản ví dụ, chú ý phân tích cái sai lầm thường gặp - Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài * Trong quá trình dẫn dắt HS tiếp thu kiến thức thì GV cần phải dùng nhiều câu hỏi khác nhau cho cùng một vấn đề để gợi mở cho HS chiếm lĩnh vấn đề cần tiếp thu, tạo cho HS cảm giác tự mình phát hiện ra kiến thức mới. Ví dụ: Khi học bài “Tiếp tuyến của đường tròn” – Toán 9 – tập 1, GV đưa ra bản phụ là: Cho đường tròn tâm O và điểm A thuộc đường tròn, trong các hình vẽ sau hình vẽ nào cho ta hình ảnh tiếp tuyến của đường tròn tại A Nêu nhận xét mối quan hệ giữa đường thẳng a và OA trong trường hợp đã chọna a O O O a A A A Qua bảng phụ đó GV dể dàng dẫn HS đi vào phát biểu định lí về tiếp tuyến của đuờng tròn Ng­êi thùc hiÖn: NguyÔn Minh Thanh 4