SKKN Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (Công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

pdf 45 trang sangkien 31/08/2022 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (Công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_cau_hoi_kiem_tra_danh_gia_thuoc_chuong_linh_kien.pdf

Nội dung text: SKKN Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (Công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Thực trạng của vấn đề. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong phần Kĩ thuật điện tử Công nghệ 12, có các linh kiện điện tử thụ động và tích cực. Các linh kiện điện tử này có sự liên quan mật thiết trong mạch điện tử. Để tạo mối liên thông về công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu cũng như nguyên lí làm việc của linh kiện điện tử thụ động và tích cực, tôi chọn đề tài: MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THUỘC CHƯƠNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (CÔNG NGHỆ 12) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH nhằm tập hợp các nội dung, câu hỏi theo một trình tự logic giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức và ứng dụng thực tiễn khi học xong một chuyên đề. 2. Ý nghĩa của đề tài. Sau khi đề tài hoàn thành sẽ có được một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy học môn Công nghệ 12. Đề tài là kết quả của quá trình đầu tư tìm hiểu với mong muốn góp phần vào việc thúc đẩy dạy và học môn Công nghệ ở trường THPT. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu cách dạy chương Linh kiện điện tử theo chuyên đề và các câu hỏi theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực học sinh liên quan đến linh kiện điện tử thụ động và linh kiện điện tử tích cực cũng như các mạch điện có các linh kiện này. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Đề tài MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THUỘC CHƯƠNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (CÔNG NGHỆ 12) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn như sau: + Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với môn học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 + Linh kiện điện tử là môn học về cấu tạo, nguyên lí hoạt động và một số ứng dụng của các linh kiện điện tử trong các mạch điện tử để thực hiện một chức năng kĩ thuật nào đó của một bộ phận trong một thiết bị điện tử chuyên dụng cũng như thiết bị điện tử dân dụng. Linh kiện điện tử có rất nhiều loại thực hiện các chức năng khác nhau trong mạch điện tử. Muốn tạo ra một thiết bị điện tử chúng ta phải dùng nhiều linh kiện điện tử, từ những linh kiện đơn giản như điện trở, tụ điện, cuộn cảm đến các linh kiện không thể thiếu như điôt, tranzito và các linh kiện điện tử tổ hợp phức tạp. Chúng được đấu nối với nhau theo sơ đồ mạch đã được thiết kế, tính toán khoa học để thực hiện chức năng của thiết bị thông thường như tivi, máy tính, các thiết bị điện tử, y tế đến các thiết bị thông tin liên lạc như tổng đài điện thoại, trạm thu phát thông tin hay các thiết bị vệ tinh vũ trụ. Chúng rất quan trọng trong đời sống khoa học kĩ thuật. Muốn sử dụng có hiệu quả thì phải hiểu biết và nắm chắc các đặc điểm của chúng. 2. Thời gian và phương pháp tiến hành. a. Thời gian tiến hành. Đề tài này được tiến hành nghiên cứu khi dạy khối 12 tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Bình Định trong năm học 2013 - 2014 và tiếp tục bổ sung hoàn thiện trong học kì I năm học 2014 – 2015. b. Phương pháp tiến hành. Nghiên cứu về các công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật và những ứng dụng của các linh kiện điện tử thông qua các sách giáo trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, mạng internet và các kĩ sư điện tử. Từ đó, có những chọn lọc về nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và sự phát triển năng lực của học sinh phổ thông. GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 2
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 B. NỘI DUNG. I. MỤC TIÊU. Linh kiện điện tử thụ động và linh kiện điện tử tích cực là những linh kiện điện tử có ứng dụng rất lớn trong kĩ thuật điện tử. Đề tài này được viết dưới dạng chuyên đề nhằm cung cấp cho học sinh biết các kiến thức về công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, các số liệu kĩ thuật cũng như cũng như những phương pháp đọc, đo thông thường để nhận biết chất lượng từng linh kiện điện tử. Biết cách lựa chọn các thông số phù hợp với từng linh kiện. Thông qua đề tài này để đạt được nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. PHẦN MỘT: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG. 1. Mô tả tình trạng, sự việc hiện tại. Sau khi học xong phần Linh kiện điện tử thụ động: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm, học sinh cần đạt những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ sau: -Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở, tụ điện, cuộn cảm. -Đọc và đo các số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm. -Thực hiện đúng các quy trình, quy định về an toàn lao động khi thực hành. 2. Mô tả nội dung giải pháp mới. 2.1. Cơ sở lý thuyết. *Hình thành kiến thứ c vê ̀ điện trở. -Hình thành kiến thức về công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu điện trở. Hình ảnh về điện trở. Câu 1: Quan sát mạch điện gồm có điện trở R và bóng đèn Đ. Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau: hãy cho biết khi tăng giá trị biến trở thì bóng đèn sáng hơn hay tối hơn? Vì sao? Từ đó nêu ra công dụng của điện trở trong mạch điện? GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 3
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 -Khi tăng giá trị của biến trở thì bóng đèn sẽ trở nên tối hơn vì cường độ dòng điện qua đèn giảm, điện áp đặt lên đèn giảm. -Công dụng của điện trở là hạn chế, điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp. Câu 2: Phát biểu cách tính điện trở của vật dẫn dựa vào các yếu tố điện trở suất, chiều dài vật dẫn, tiết diện vật dẫn. Từ đó rút ra kết luận những vật liệu nào thường được sử dụng để làm điện trở? Cách tính điện trở R= (ρ.l)/S +Ta thấy điện trở suất của từng vật liệu khác nhau là khác nhau. Do đó, những vật liệu để làm điện trở thường có đặc điểm là điện trở suất lớn. +Điện trở dây quấn làm bằng dây congtantan, nicrom. +Dùng bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở. Câu 3: Có những cách phân loại điện trở nào? -Các loại điện trở thường gặp là: +Phân loại theo công suất: công suất nhỏ, lớn. +Phân loại theo trị số: cố định, biến đổi. +Phân loại theo đại lượng vật lí tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi: điện trở nhiệt, điện trở biến đổi theo điện áp, quang điện trở. -Các loại điện trở như điện trở nhiệt, điện trở biến đổi theo điện áp, quang điện trở bản chất là các linh kiện bán dẫn. Câu 4: Ghi các kí hiệu về điện trở mà em thường gặp trên mạch điện? Một số kí hiệu điện trở trong mạch điện tử. -Hình thành kiến thức về các số liệu kĩ thuật của điện trở. +Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi sau: -Câu 1: Nêu biểu thức định luật Ôm và công thức tính công suất của điện trở thông qua điện trở và cường độ dòng điện? +Định luật Ôm: I=U/R +Công thức tính công suất: P=RI2. Ta thấy rằng khi trị số điện trở thay đổi thì các số liệu kĩ thuật cũng thay đổi theo. -Câu 2: Từ các công thức đã có hãy phát biểu về trị số điện trở và công suất định mức? +Trị số điện trở cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. +Công suất định mức là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng trong thời gian dài không bị quá nóng. Đơn vị là W. -Khái niệm về mức độ cản trở dòng điện của điện trở chính xác với dòng một chiều. Đối với dòng điện xoay chiều, khái niệm sự cản trở dòng điện được mở rộng thành trở kháng, thể hiện dưới GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 4
  5. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 dạng một đại lượng phức Z= R+jX. Trong đó X là thành phần điện kháng, điện trở là thành phần trở kháng thuần. -Câu 3: Một điện trở trên thân có ghi 10W1Ω. Hãy giải thích các số liệu kĩ thuật trên? +Công suất định mức: 10W. +Trị số điện trở 1Ω -Câu 4 : Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau đây ? +Có phải các điện trở tính toán trong bái toán đều có trên thực tế ? Nếu không có thì muốn có được một điện trở có trị số gần như tính toán thì làm thế nào ? +Điện trở công suất là gì ? +Trên thực tế người ta chỉ sản xuất ra một số điện trở có trị số xác định. Muốn có các điện trở có trị số khác nhau thì cần mắc nối tiếp, song song, hoặc hỗn hợp để có các điện trở có giá trị gần đúng. +Khi mắc các điện trở nối tiếp thì : Rtđ= R1+R2+ .+Rn. 1111 +Khi mắc các điện trở song song thì : RRRRn12 +Điện trở công suất là các điện trở dùng trong các mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua, hay nói cách khác các điện trở này khi mạch hoạt động sẽ tạo ra một nhiệt năng khá lớn. Vì thế chúng được cấu tạo từ các vật liệu chịu nhiệt. Điện trở thường là các loại điện trở có công suất trung bình và nhỏ, chỉ cho phép các dòng điện nhỏ đi qua. -Hình thành kĩ năng về đọc và đo các số liệu kĩ thuật của điện trở. +Hoạt động cá nhân và nhóm để quan sát loại điện trở có vòng màu và điện trở có số liệu kĩ thuật ghi trực tiếp trên thân và giáo viên đặt câu hỏi: Câu 1: Hãy cho biết có bao nhiêu cách kí hiệu các số liệu kĩ thuật của điện trở? -Có hai cách kí hiệu các số liệu kĩ thuật thường gặp là: +Đối với điện trở có vòng màu. Màu Vòng 1, 2 Vòng 3 (số Vòng 4 (sai mũ) số) Đen 0 ×100 Nâu 1 ×101 ±1% Đỏ 2 ×102 ±2% Cam 3 ×103 Vàng 4 ×104 Lục 5 ×105 Lam 6 ×106 Tím 7 ×107 Xám 8 ×108 Trắng 9 ×109 Nhũ vàng ±5% Nhũ bạc ±10% Màu thân ±20% điện trở Vd: một điện trở có các vòng màu là nâu-đen-nâu-kim nhũ thì trị số điện trở là: 100Ω±5%. GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 5