SKKN Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường Tiểu học Đắk Ang
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường Tiểu học Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phat_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường Tiểu học Đắk Ang
- Sáng kiến kinh nghiệm A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Từ khi đất nước được đổi mới, mục tiêu GD nói chung của nước ta theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, được hiến pháp năm 1992 ghi rõ ở điều 35 “ GD là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo người lao động có tay nghề, năng động sáng tạo có niềm tin đạo đức trong sáng, có niềm tự hào dân tộc, có ý trí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Riêng môn giáo dục đạo đức hiện nay Đảng và nhà Nước ta đặc biệt quan tâm: Một là do “ con người là động lực của sự nghiệp xậy dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện hội nhị lần thứ tư BCHTW Đảng khoá VII). Hai là do điều “ Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước ” ( Văn kiện hội nghị lần thứ hai của BCHTW Đảng khoá VIII ). Vì vậy, hội nghị đã ghi “ Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, ” đồng thời nhấn mạnh:” đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh”. 1
- Sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từ mục tiêu, đặc trưng của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Cơ sở thực tiễn. Trường tiểu học xã Đắk Ang nằm ở phía Bắc của huyện, là xã đặc biệt khó khăn có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn song cũng đang trên đà phát triển dân cư tập trung tương đối đông nhưng phân bố rải rác, mặt bằng về trình độ dân trí thấp, không đồng đều, mặt trái của nền kinh tế thị trường, của thời mở cửa đang từng ngày len lỏi vào đời sống của người dân nói chung và của học sinh nói riêng. Xu hướng hiện nay, một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh và học sinh có quan niệm chưa đúng về các chuẩn mực, hành vi đạo đức và chiều hướng suy thoái về đạo đức ngày càng gia tăng. Giáo viên chủ nhiệm lớp, gia đình và chính quyền có lúc có nơi chưa nhìn nhận đúng đắn, chưa coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, công tác xã hội hoá giáo dục cũng chưa được coi trọng. Chưa có những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao và toàn diện. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng của ngành đã đề ra. Trong nhiều năm qua, bản thân tôi công tác trên địa bàn mà 100 % học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Với vốn kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tích luỹ được trong giảng dạy và hiện tại cũng đang áp dụng vào công việc giảng dạy hàng ngày đạt hiệu quả, xin mạn phép được trình bày ra đây. Rất kính mong quý cấp trên và bạn bè đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng: “ Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường tiểu học Đắk Ang”. 2
- Sáng kiến kinh nghiệm 3. Lịch sử của vấn đề. Những giá trị đạo đức của một thời kỳ lịch sử phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và phải góp phần phát triển nhân cách, phát triển con người, góp phần vào việc thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, với môi trường sống nhằm làm cho xã hội phát triển. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong những năm gần đây chúng ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học đạo đức nói riêng. Đó cũng chính là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học tò – chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta đều biết không phải cái gì cũ cũng tồi và cái gì mới cũng hoàn hảo. Hiệu quả hay không của phương pháp dạy học là do người giáo viên tiến hành nó như thế nào. Xét bản thân phương pháp dạy học thì không có phương pháp nào là phương pháp tồi, không có phương pháp nào là phương pháp phương pháp vạn năng mà phương pháp ấy trở lên tích cực hay thụ động khi ta không khai thác hết tiềm năng của nó hoặc sử dụng nó không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động tự giác, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức học để có được những tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. - Giáo viên được trực tiếp tham gia các lớp bồi dưỡng, cập nhật những thông tin mới nhất về thay đổi nội dung chương trình và phương pháp dạy học. - Nhà nước đầu tư trang thiết bị dạy học ( SGV, vở bài tập, đồ dùng, trang thiết bị dạy và học, ). - Ở nhà trường, trong các buổi họp hội đồng, chuyên môn, họp khối, tổ chức hội thảo chuyên đề về đạo đức giáo viên đưa ra một số biện pháp nhằm 3
- Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh như: phối hợp tốt với gia đình học sinh, tham mưu, kết hợp với chính quyền địa phương, giáo viên tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, đưa chất lượng giáo dục đạo đức vào trong các tiêu chí xét thi đua hàng năm, . Tuy nhiên kết quả đạt được qua hàng năm vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu mà giáo dục đề ra. 4. Những đặc trưng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam. 4.1-Môn đạo đức ở tiểu học đưa ra các chuẩn mực đạo đức dưới dạng những chuẩn mực hành vi cụ thể: - Nhà trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân – người lao động có những phẩm chất và năng lực cần thiết. - Các chuẩn mực đạo đức được lựa chọn từ những chuẩn mực xã hội cụ thể, được đưa ra dưới dạng những chuẩn mực hành vi đạo đức. Bởi vì, do trình độ nhận thức còn thấp, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò rất quan trọng, có tính hay bắt trước, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn lên chưa đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực đạo đức trên bình diện lý luận. - Những chuẩn mực hành vi này giúp cho học sinh có cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đa dạng phù hợp với những yêu cầu đạo đức mà xã hội quy định. - Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, được học các chuẩn mực hành vi, học sinh có điều kiện: + Dễ hiểu về nội dung ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa xã hội và cách thực hiện. + Nâng cao dần tính khái quát của những hiểu biết có liên quan. + Dễ nhớ lâu và dễ thể hiện trong cuộc sống. 4.2- Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình có tính đồng tâm: 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Do năng lực nhận thức và kinh nghiệm sống còn ở trình độ thấp học sinh lớp 1 và cả những học sinh lớp trên của tiểu học chưa thể nắm ngay được khái niệm đạo đức một cách đầy đủ, toàn vẹn với bản chất vốn có của nó mà có khả năng nắm dần dần những dấu hiệu của khái niệm. Những dấu hiệu đó dần dần được khái quát ở mức độ nhất định từ lớp này sang lớp khác. Cuối cùng ở học sinh hình thành được những khái quát sơ đẳng đầu tiên về chuẩn mực đạo đức. - Vì vậy trong quá trình dạy học đạo đức tiểu học, khi dạy một chuẩn mực hành vi đạo đức nào đó có tình đồng tâm thì cần tận dụng những điều có liên quan mà học sinh đã học từ lớp dưới và ngược lại khi dạy các chuẩn mực đó ở lớp dưới thì cần chuẩn bị cho các em có khả năng tiếp thu chuẩn mực này ở lớp trên tránh tình trạng dạy lớp nào biết lớp đó. 4.3-Những chuẩn mực hành vi đạo đức được giới thiệu bằng những mẫu hành vi đạo đức qua các hoạt động dạy học, các dạng bài tập. 4.4. Mỗi bài đạo đức được thực hiện trong hai tiết 4.5. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần tập trung vào luyện tập cho các em những chuẩn mực và quy tắc đạo đức đơn giản, hình thành thói quen, hành vi đạo đức. Đối với học sinh tiểu học cần đặc biệt chú ý những thói quen sau đây : - Thói quen biết lễ độ ( chào hỏi lễ phép, cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết), tôn trọng mọi người ( không làm phiền, không nói to nơi công cộng hoặc người khác đang làm việc, ). - Thói quen cư xử ân cần, sẵn sàng giúp đỡ người khác, trước hết là người thân. - Thói quen tự kiềm chế: Giúp trẻ tự kiềm chế tránh được xung đột, biết kiên trì chờ đợi khi cần thiết. Đây là cơ sở của kỷ luật tự giác, tự giáo dục. - Thói quen sinh hoạt, biết giữ lời hứa. 5
- Sáng kiến kinh nghiệm 4.6-Một điểm cần lưu ý trong quá trình giáo dục đạo ở lứa tuổi tiểu học: tình cảm đạo đức được xây dựng trên nền cơ bản là tình thương, lòng nhân ái, lòng vị tha. Vì vậy trong thực tế cuộc sống cần tạo ra những tình huống để trẻ biết quan tâm đến thiên nhiên, loài vật và đặc biệt là con người, làm cho trẻ biết xúc động, xao xuyến trước mỗi tình huống đạo đức mà trẻ gặp phải trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển nhân cách con người. Nó “đặt những viên gạch đầu tiên” cho sự hình thành ở các em nhân cách người công dân. Mặt khác, nó còn giúp các em hình thành cơ sở ban đầu của “ sức đề kháng” chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu bị tiêm nhiễm. 5. Vị trí, vai trò của công tác giáo dục đạo đức trong trường tiểu học hiện nay. Xuất phát từ vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức nói chung và phân môn đạo đức nói riêng. Trong việc hình thành và phát triển nhân cách (pháp triển toàn diện - Đức, trí, thể, mĩ) cho học sinh thì các biện pháp, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có vị trí và vai trò rất quan trọng và là nhân tố quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu, yêu cầu của giáo dục đã đề ra. B. PHẦN NỘI DUNG I. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. *Mục đích. - Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GD đạo đức cho học sinh của nhà trường. - Làm tài liệu tham khảo. - Có thể áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức của nhà trường. *Nhiệm vụ. 6