SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong chương trình thể dục Tiểu học hiệu quả tại trường Tiểu học Kim Đồng

pdf 7 trang honganh1 15/05/2023 10740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong chương trình thể dục Tiểu học hiệu quả tại trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_trong_chuong_trinh_th.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong chương trình thể dục Tiểu học hiệu quả tại trường Tiểu học Kim Đồng

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC TIỂU HỌC HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: a. Biện pháp I: Sưu tầm và chọn các trò chơi cho phù hợp với học sinh. Ngoài sự hiểu biết của bản thân tôi còn sưu tầm thêm trên mạng và các sách trò chơi của nước ta, sau khi sưu tầm tôi phân các trò chơi thành các nhóm khác nhau. b. Biện pháp II: Khi tổ chức các trò chơi phải thực hiện đúng các nguyên tắc. c. Biện pháp III: Hòa mình với học sinh. d. Biện pháp IV: Tổ chức thi tìm hiểu trò các trò chơi truyền thống. 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: - Trong trường tiểu học hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn Thể dục nhiều khi vẫn mang tính chất là môn phụ. - Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức các hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức. Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa, đại khái. Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ phương pháp dạy học, đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp. - Học sinh còn nặng nề trong tiết học, chưa tạo được sự thoải mái, hứng thú cho các em. Tiết học hình thành một cách máy móc, rập khuôn, gây nhằm chán, chưa có sự sáng tạo. - Học sinh có sự phát triển không đều về thể chất và trí tuệ, có sức khỏe yếu, tiếp thu bài còn chậm nên giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức. - Trong lớp học còn nhiều học sinh nhút nhát, rụt rè trước đám đông nên khó hòa đồng cùng các bạn. Đa số học sinh còn bở ngở khi tham gia tập luyên, tham gia vào trò chơi cũng như các hoạt động tập thể. Các em còn thụ động, chưa tập trung cao độ trong các hoạt động của nhà trường.
  2. 2 - Giáo viên chưa chú trọng vào việc tổ chưc trò chơi cho các em, lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội . . . chưa đa dạng. - Đa phần các bậc phụ huynh và học sinh chưa hiểu được ý nghĩa của môn học mà chỉ quan tâm chú trọng đối với môn Toán và Tiếng Việt, còn xem nhẹ môn học vì tính chất là môn phụ. Và trong thời đại hội nhập như hiện nay, thì đa số phụ huynh công việc xã hội rất nhiều nên thời gian gần gủi bên con mình rất ít, bên canh đó công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẻ, nó kéo theo các trò chơi hiện đại mang tính bạo lực, kích động, gây ảo tưởng, nó đã và đang xâm nhập vào cuộc sông của chúng ta nói chung và đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học nói riêng. Trong khi đó trò chơi truyền thống ngày càng bị mai một và lãng quên. Do đó việc đưa trò chơi vào trong môn thể dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ ra chơi . . . là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng ta. - Trò chơi không chỉ giúp cho các em vui chơi mà nó còn phát triển sức khỏe, sự khóe léo, tự tin, tính đoàn kết, tính kỉ luật và giúp cho các em thêm yêu quê hương đất nước mình hơn. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Nhằm khắc phục những tồn tại trên, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 1.3.1. Sưu tầm và chọn các trò chơi cho phù hợp với học sinh: Ngoài sự hiểu biết của bản thân tôi còn sưu tầm thêm trên mạng và các sách trò chơi của nước ta, sau khi sưu tầm tôi phân các trò chơi thành các nhóm khác nhau: a. Nhóm các trò chơi luyện sự nhanh nhẹn và dẻo dai: Lò cò tiếp sức, người thừa, chi chi chành chành, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên may, cướp cờ, cá sấu lên bờ, kéo co, cáo và thỏ, thả chó, cắp cua b. Nhóm trò chơi rèn luyện sự phán đoán, tinh mắt, thính tai, tính toán chính xác: Chim bay cò bay, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, đếm sao, tập tầm vông, ô ăn quan, cờ gánh, chơi chuyền, bắn bi, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ Khi tổ chức trò chơi cho các em, tôi chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với địa điểm chơi, thì mới phát huy được hết tác dụng của trò chơi. Ví du: Tổ chức trò chơi “Mèo đuổi chuột”, “Bỏ khăn” Khi tổ chức các trò chơi này chúng ta phải tổ chức ở ngoài sân rộng có bóng mát, nếu tổ chức trong phòng thì phòng phải rộng đảm bảo an toàn cho học sinh. - Tổ chức trò chơi “Người thừa” thì chúng ta chỉ tổ chức cho học sinh từ khối lớp 4 trở lên. Vì nếu tổ chức trò chơi này cho các em lớp nhỏ thi không an toan, do các em nhỏ tính kỉ luật chưa cao nên khi đuổi nhau các em đẩy nhau ngã rất nguy hiểm.
  3. 3 1.3.2. Khi tổ chức các trò chơi phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau: - Đảm bảo học sinh nắm rõ được nội dung, yêu cầu, luật chơi và cách thức chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích rõ ràng, nội dung, yêu cầu trò chơi, đến khi học sinh hiểu rõ ràng thì mới tổ chức cho các em chơi. Vì nội dung trò chơi sẽ cho học sinh biết mình cần làm gì, làm thế nào trong khi chơi thì khi đó học sinh mới thực hiện đúng mục đích, yêu cầu trò chơi và học sinh chơi hứng thú hơn và thu được kết quả tốt trong tổ chức trò chơi. - Đảm bảo học sinh phát huy được tính cực, tinh thần đoàn kết. tính sáng tạo trong quá trình chơi và tổ chức trò chơi. Khi tổ chức trò chơi tôi thường chú ý đến sự tiếp thu, tham gia của học sinh từ mức độ thấp đến mức độ cao. Một là giáo viên chọn trò chơi, hướng dẫn rồi tổ chức cho học sinh chơi. Hai là giáo viên chọn trò chơi, hướng dẫn và học sinh tổ chức chơi. Ba là học sinh tự chọn trò chơi, tự hương dẫn và tự tổ chưc chơi dưới sự quản lý của giáo viên. Khi tổ chức trò chơi đảm bảo diễn ra tự nhiên, không gò ép, học sinh tham gia nhiệt tình, hứng thú và vui chơi thoải mái. Khi tổ chức phải luân phiên các trò chơi hợp lý: Do đối với học sinh lứa tuổi tiểu học thì sự chú ý và hứng thú chưa bền vững. Vì thế tôi luôn tổ chức luân phiên các trò chơi và chọn trò chơi không quá dài, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, để cho các em luôn hứng thú với trò chơi mà không nhàm chán. Khi tổ chức trò chơi phải có tính thi đua tập thể phát huy tinh thần đoàn kết. Khi tổ chức trò chơi tôi luôn chú ý đến yếu tố thi đua đồng đội với nhau, để kích thích tính tích cực của mỗi cá nhân học sinh và tính đoàn kết của tập thể. 1.3.3. Hòa mình với học sinh: - Trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi chủ động hòa mình với các em để có sự tương tác tốt giữa giáo viên với học sinh và để các em không cảm thấy có khoảng cách giữa học sinh với giáo viên. Từ đó làm cho các em tham gia vào trò chơi một cách tự nhiên nhất, nhiệt tình nhất và hào hứng nhất. - Để cho học sinh luôn hứng mỗi khi tham gia vào trò chơi, tôi luôn thay đổi trò chơi cho hợp lí tránh sự nhàm chán cho các em. Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi, rèn luyện những kĩ năng tổ chức trò chơi và luôn hòa mình với các em, cùng chơi với các em giống như một người bạn lớn tuổi. Vì trong tổ chức trò chơi người quản trò là người rất quan trọng, các em có tích cực hay không, có vui chơi hết mình hay không, có hào hứng hay không là do sự xử lý linh hoạt, khéo léo của người quản trò.
  4. 4 1.3.4. Tổ chức thi tìm hiểu trò các trò chơi truyền thống: Trong quá trình tổ chức trò chơi cho các em, tôi muốn cho các em hiều thêm về trò chơi truyền thống của dân tộc Việt Nam, ngoài một số trò chơi mà tôi đã tổ chức và phổ biến cho các em, tôi còn tổ chức cho học sinh thi tìm các trò chơi dân gian ngoài các trò chơi mà tôi đã tổ chức. Tôi tổ chức cho học sinh chơi theo hình thức tiếp sức: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu, bàn bạc, trao đổi trong tổ về các trò chơi dân gian mà giáo viên chưa phổ biến và tổ chức. - Cho học sinh chơi: 3 tổ tương ứng với 3 bảng phụ, trong vòng 3 phút khi có hiệu lệnh của giáo viên thì em đầu tiên của mỗi tổ chạy lên và ghi tên 1 trò chơi lên bảng phụ rồi chạy về chạm vào tay em thứ 2, em thứ 2 chạy lên thực hiện như em thứ nhất trò chơi tiếp tục tới em thứ 3,4,5. . . cho đến hết 3 phút, tổ nào ghi nhiều tên trò chơi nhất thì đứng thứ nhất, lần lược hai tổ còn lại về nhì và ba, qua đó giáo viên nhận xét tuyên dương tổ về nhất. Thông qua trò chơi này, giúp cho các em biết nhiều trò chơi dân gian hơn và giúp cho các em phát huy hoạt động nhóm cũng như tinh thần đoàn kết. 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Hiện tôi đang áp dụng sáng kiến tại trường Tiểu học Kim Đồng, và đạt kết quả tốt. Sáng kiến áp dụng được cho tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - So với các trường khác ở trong huyện, thì trường tiểu học Kim Đồng nằm ở vị thế khá thuận lợi, nằm ở vị trí trung tâm của huyện với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, chất lượng học sinh khá, giỏi cao so với các trường khác trong huyện. - Được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường. - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu cũng như học hỏi qua các tiết dạy của đồng nghiệp để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất đem lại hiệu quả cho tiết dạy. - Học sinh yêu thích môn học. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau khi áp dụng các biện pháp tổ chức trò chơi trong chương trình thể dục Tiểu học đã đạt được kết quả cụ thể sau: - Phần lớn các em học sinh đã biết được nhiều trò chơi, nắm được cách thức chơi và tổ chức được trò chơi.
  5. 5 - Khi tham gia vào trò chơi các em rèn luyện thêm thể chất, sự nhanh nhẹn, khéo léo mà đặc biệt là tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. - Hiệu quả của tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Ở hai tháng đầu năm, mỗi lớp có ít nhất 2, 3 em rụt rè, nhút nhát khi lên tập bài thể dục nhưng đến tháng 12 thì có tiến bộ dần, các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong tiết học, tham gia vào các trò chơi cùng lớp làm cho không khí lớp học có sự đoàn kết và sôi nổi hơn, học sinh luôn yêu thích, ham học môn Thể dục hơn, tham gia vào các hoạt động cũng như các trò chơi rất tích cực và các em ngày một nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn. - Giáo viên cảm thấy tự tin, học sinh tích cực học tập và nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập ngày càng cao. - Tiết học không nhằm chán, học sinh mong chờ tiết học tiếp theo để được học. Kết quả cụ thể: Thời Khối Khối V Toàn Khối I Khối III Khối IV Trường gian (71 HS) (77 HS) (103 HS) (95 HS) (346 HS) khảo sát Mục tiêu Học sinh biết hết tên các 20 30 30 20 100 trò chơi Học sinh tự tin, mạnh Đầu 40 50 45 30 165 dạn tham gia tháng vào trò chơi 10/2020 Tinh thần đoàn kết của 40 50 40 35 165 học sinh Học 30 35 40 30 135 sinh biết tự