SKKN Một số biện pháp tăng cường tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo cho học sinh - đội viên

doc 29 trang sangkien 01/09/2022 10000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo cho học sinh - đội viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_tuyen_truyen_giao_duc_chu_q.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp tăng cường tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo cho học sinh - đội viên

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN VÀ TÌNH YÊU BIỂN ÐẢO CHO HỌC SINH-ĐỘI VIÊN I. Đặt vấn đề: Việt Nam là một quốc gia có diện tích vùng biển gấp ba lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, trãi rộng từ phía Đông đến phía Tây Nam của đất nước. Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới có diện tích khoảng 3.447.000 km tiếp giáp với các nước khác trong khu vực: Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, đảo Đài Loan và lục địa Trung Quốc. Biển Đông có tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng đặc biệt là tài nguyên sinh vật các đàn cá xuyên biên giới. Biển Đông Việt Nam có khoảng 3.000 đảo phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai khu vực vịnh Bắc bộ và Nam bộ. Những đảo và quần đảo ven biển đều có dân cư sinh sống. Đặc biệt có
  2. hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ngoài khơi phía Đông tỉnh Quảng Trị, Thừa-Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận vào đến các tỉnh Nam bộ bao gồm nhiều đảo nhỏ, nhiều bãi san hô và bãi cát ngầm. Biển nước ta được ví như cổng vào, cửa mở của quốc gia. Biển, đảo, thềm lục địa đã hình thành rào đậu, thành lũy nhiều tầng, nhiều lớp, tạo nên hệ thống phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc ta đã ghi nhận có hơn 2 phần 3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để xâm lược và tiến công nước ta; Lịch sử dân tộc cũng chứng minh chúng ta có vô số lần chiến thắng kẻ thù trên sông, biển: ba lần đại thắng trên sông Bạch Ðằng (năm 938, 981 và 1288); tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (1077); chiến thắng Rạch Gầm và kênh Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc. Biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Từ nhiều năm nay trên Biển Ðông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp. Hoàng sa bị cưỡng đoạt năm 1974, Trường Sa bị xâm chiếm và đồn trú bởi nhiều quốc gia. Biển Ðông tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước. Thực tế hiện nay, đa số học sinh đều còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học về biển đảo còn hạn chế trong chương trình giáo dục trong nhà trường chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề biển đảo Việt Nam. Mặt khác, các bài học trong chương trình sách giáo khoa chỉ nêu vài nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển. Nhiều giáo viên các môn học khác cũng mơ hồ về vùng biển chủ quyền của đất nước, khi được hỏi thì ai cũng nhằm vào giáo viên dạy bộ môn Ðịa lí, lịch sử chứ không biết chính xác diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo của chúng ta như thế nào. Tình hình biển Đông hiện nay với thực trạng đó sự nhận thức còn hạn chế như vậy cùng với công tác tuyên truyền của chúng ta chưa thật sự sâu rộng trong nhà trường và xã hội đã khiến cho dư luận xã hội quan tâm đặc biệt, nhiều ý kiến đã nêu rõ sự quan ngại. GS. Phan Huy Lê, nhà sử học đã nói: "Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ". Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu: “ chúng ta quá đơn giản, không thấy ý thức trách nhiệm trong việc đào tạo cho thế hệ trẻ ý thức về chủ quyền l ãnh thổ dân tộc của mình. Không phải tự nhiên ông cha ta xưa kia luôn luôn coi Văn, Sử, Triết là 3 kiến thức cơ bản nhất để đào tạo con người. Giờ đây chúng ta có rất nhiều nhu cầu về kiến thức khác, đặc biệt là khoa học công nghệ. Nhưng chúng ta
  3. đừng quên rằng cái căn bản đối với mỗi một con người của mỗi một quốc gia chính là những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, nhân văn”. Trong nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 trong đó có nêu rõ quyết nghị “Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam”. Giáo dục tình yêu biển đảo là giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước. Nhận thức từ tình yêu quê hương đất nước con người mới có ý thức bảo vệ đất nước như Bác Hồ nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”. Hoạt động này nhằm khơi gợi trong toàn thể học sinh lòng tự hào về dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, tuyên truyền được chủ quyền và tình yêu biển, đảo vào trong lòng học sinh-Đội viên đặc biệt là hướng về Trường Sa và Hoàng Sa thân yêu với tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng. Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam có nêu rõ mục đích của việc tuyên truyền về biển đảo Việt Nam như sau “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do mặt trận phát động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển Ðông bằng những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký với các nước láng giềng, các nước có liên quan; tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần bảo vệ gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia có biển. Công tác tuyên truyền cũng sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng của biển, đảo; đường lối, chủ trương của Ðảng và Nhà nước ta về chiến lược biển, đảo trong tình hình mới. Qua đó, có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trong khi Bộ GD-ĐT chưa chính thức đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào chương trình giáo dục, nếu mỗi nhà trường chú trọng hơn đến vấn đề này bằng những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thông qua hoạt động Đội, trong đó có việc đưa vấn đề chủ quyền biển, đảo vào giáo dục lồng ghép trong giảng dạy một số môn học như ngoài giờ lên lớp, lịch sử địa lý, mỹ thuật, văn, trong các hoạt động cụ thể thì tin chắc rằng các em học sinh, là những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển
  4. đảo của đất nước, biến khát vọng “rừng vàng, biển bạc” của dân tộc ta thành hành động cụ thể. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách và bức thiết nầy tôi thiết nghĩ, cùng với sứ mệnh giáo dục tri thức cần phải đặt ra những giải pháp cụ thể để giáo dục nhận thức và tình cảm cho thế hệ trẻ một cách nhẹ nhàng, có hệ thống. Ðề tài nầy chúng tôi đã thực nghiệm trong hơn 4 năm và đối tượng chính là các em học sinh trong một trường Tiểu học. II. Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: “Không có gì quí hơn độc lập tự do” có thể nói đó là tinh thần, là tư tưởng và lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không riêng chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn là của các dân tộc bị áp bức trên thế giới .Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh và khẳng định truyên thống yêu nước và lòng quật cường đó. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của bất cứ công dân Việt Nam nào, trong đó có học sinh,sinh viên thế hệ tương lai của đất nước. Hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng về việc giải quyết vấn đề biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế, cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử hợp lẽ thì quyền lợi tổ quốc sẽ được đảm bảo. Chính vì lý do đó, lòng yêu nước không nên đặt trên cơ sở tự phát mà phải cần được tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng thường xuyên. Nếu xem nhẹ điều nầy thế hệ chúng ta và nhất là thế hệ trẻ sẽ phai nhạt lí tưởng hoặc cực đoan, lệch lạc. Tình hình biên cương của tổ quốc đặc biệt là chủ quyền biển đảo đang nóng lên theo tham vọng của các thế lực đòi hỏi trách nhiệm nặng nề cả hệ thống chính trị và vai trò của ngành giáo dục, của từng nhà trường. Dù chậm, nhưng gần đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng- an ninh (GDQP-AN) từ năm học 2010 - 2013, do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký ngày 26-7-2010. Các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường cập nhật kiến thức biển, đảo và tập huấn tài liệu “Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam”. Và để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục ấy ngày 21/7/2013 Hội đồng Đội Trung ương đã triển khai chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi và đã có chỉ đạo các trường học cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, phát động phong trào “Em yêu biển đảo Việt Nam” để thiếu nhi cả nước có những hành động, việc làm cụ thể hướng về biển đảo như: tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi “Trường Sa, Hoàng Sa trong trái tim em”; cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về biển đảo Việt Nam; cuộc thi viết “Thư gửi Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu” hay tổ chức Cuộc hành trình “Vì biển đảo thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa” cho thiếu nhi