Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trường Tiểu học Thạnh Mỹ 2

doc 14 trang sangkien 01/09/2022 5800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trường Tiểu học Thạnh Mỹ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_suc_khoe_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trường Tiểu học Thạnh Mỹ 2

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang PHỤ LỤC 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2 LỜI NÓI ĐẦU 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích 3 3. Cơ sở nghiên cứu 3 4. Đối tượng nghiên cứu 3 II. THỰC TRẠNG 3 1. Thuận lợi 3 2. Khó khăn 4 III. NỘI DUNG 4 1. Về công tác tổ chức 4 2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 4 3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh 5 4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ 5-7 5. Về công tác nha học đường 7-8 6. Về công tác phòng dịch 8-9 7. Về vệ sinh học đường 10 IV. KẾT QUẢ 11 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 11 VI. KẾT LUẬN 12 VII. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 12 1
  2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Thạnh Mỹ 2” THÔNG TIN CHUNG Họ và tên: Trần Thanh Dứt. Ngày tháng năm sinh: 14/5/1980. Nam, nữ: Nam. Địa chỉ: Ấp Tân Lập, xã Thạnh Lôc, Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần Thơ. Điện thoại: 01222668212. Chức vụ: Y tế học đường. Đơn vị công tác: Trường TH Thạnh Mỹ 2. Trình độ chuyên môn: y tá thôn bản Năm nhận bằng: 2000 LỜI NÓI ĐẦU Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển và sau đây là một số giải pháp nâng cao sức khoẻ cho học sinh trường TH Thạnh Mỹ 2 đã thực hiện thành công trong năm qua. 2
  3. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao sức khoẻ cho học sinh trường TH Thạnh Mỹ 2 ” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. Theo đánh giá chung, nguồn nhân lực y tế học đường cả nước nói chung và ngành giáo dục Thành Phố Cần Thơ nói riêng còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Thế nên, bắt đầu từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục giao cho từng địa phương, nhu cầu đạo tạo cán bộ y tế của các địa phương trong tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh điều phối chỉ tiêu theo yêu cầu, mở các lớp đào tạo cán bộ y tế học đường theo địa chỉ ở các huyện để phục vụ y tế học đường. Cho đến nay, một số kết quả bước đầu trong chương trình này đã được ghi nhận. Giai đoạn hiện nay, tình trạng cán bộ y tế học đường còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, phụ cấp và các chế độ cho cán bộ y tế còn hạn chế nên chưa thu hút được cán bộ y tế về các trường học. Việc đào tạo theo địa chỉ là một chương trình thiết thực nếu quản lý tốt đầu ra sẽ giúp hoàn thiện đội ngũ y tế học đường theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm đáp ứng việc chăm lo sức khỏe cho học sinh – sinh viên tại các trường học. 2. Mục đích: Qua nhiều năm theo dõi công tác về Y tế học đường trong trường Tiểu học bản thân thấy được sự cần thiết công tác y tế học đường trong trường học; nhằm cải thiệm căm sóc sức khoẻ cho học sinh củng như có kế hoạch và thực hiện được những biện pháp mà đơn vị đề ra. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh và CC- VC có sức khỏe để dạy và học tập tốt. 3. Cơ sở nghiên cứu: - Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường. - Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học. - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, Trường TH Thạnh Mỹ 2 II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: 3
  4. - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, trạm y tế xã Thạnh Mỹ, TTYTDP huyện và phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh. - Có phòng y tế riêng. - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế. 2. Khó khăn: - Bản thân tôi là một cán bộ y tế học đường mới vào nghề còn ít kinh nghiệm trong công tác. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu. III. NỘI DUNG 1. Về công tác tổ chức: * Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học: - Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường. - Phó ban: Y tế dự phòng trạm y tế xã. - Thường trực: Cán bộ y tế trường học. - Ủy viên: TPT Đội, đại diện hội CMHS. *Ban sức khỏe có nhiệm vụ: - Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. - Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm. - Chủ động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh, ATVSTP. 2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhà trường có phòng y tế riêng và trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, dụng cụ, tủ thuốc y tế để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường. (Ảnh minh họa) 4
  5. Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh chính vì vậy cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. 3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh: Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh. -Có tranh ảnh tuyên truyền giáo dục sức khỏe: (Ảnh minh họa) - Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo giáo dục sức khỏe vào các giờ chào cờ thứ 2 hàng tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu, Tay chân miệng, sốt rét, sốt xuất huyết , phòng chống các bệnh học đường: cận thị, gù vẹo cột sống Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. -Vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể các em học sinh và gia đình các em về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế. Năm qua học sinh tham gia được 100%. 4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ: Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất một lần trong một năm học và trong năm qua tham gia khám được 2 lần trong đó có 100% đạt sức khỏe tốt loại “ A”. Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. -Hướng dẫn kĩ thuật giám sát các điều kiện vệ sinh trường học: Đẩy mạnh công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch; chăm sóc mắt học đường; chăm sóc sức khỏe răng miệng; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; phòng, chống giun 5
  6. sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện Bảo hiểm Y tế bắt buộc với học sinh, theo quy định. An toàn thực phẩm - Chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học. Thực hiện tốt an toàn thực phẩm theo quy định, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh - Chỉ đạo các CC-VC tổ chức thực hiện công tác BHYT-BHTN học sinh theo quy định, phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 100% học sinh tham gia BHYT bắt buộc Nâng cao sức khỏe - Tập trung chỉ đạo CC-VC xây dựng trường học nâng cao sức khỏe: xây dựng cơ chế, chính sách, cải thiện điều kiện vệ sinh trường học, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, rối nhiễu tâm trí và tâm thần học đường. -Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh có hình ảnh mang tính minh hoạ. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh. Có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh cho cả cấp học. - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định hiện hành. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết. - Có cơ chế phối hợp với TTYT huyện trong việc chăm sóc, điều trị đối với các học sinh mắc bệnh mãn tính. - Có thông báo cho cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ của học sinh về tình hình sức khỏe học sinh. Có kế hoạch chăm sóc và điều trị cho học sinh có vấn đề sức khỏe. - Truyền thông nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia chủ động của toàn xã hội, các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện công tác YTHĐ, bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh. - Chỉ đạo CC-VC tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, đảm bảo ít nhất 90% học sinh và giáo viên được tiếp cận với các nội dung cơ bản về chăm sóc sức khỏe học sinh; phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe; vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của học sinh đối với việc tham gia Bảo hiểm Y tế, BHTN. - Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, tổ chức các cuộc tọa đàm về công tác YTHĐ, bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh; thực hiện Bảo hiểm Y tế học sinh, sinh viên trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí ở Trung ương và địa phương. - Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe trong trường học; vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của học sinh, tham gia Bảo hiểm Y tế. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh tật, dịch, bệnh cho học sinh. 6