SKKN Một số biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn Vật lí Lớp 9 ở trường THCS vùng nông thôn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn Vật lí Lớp 9 ở trường THCS vùng nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_dap_ung_yeu_cau_giang_day_mon_vat.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn Vật lí Lớp 9 ở trường THCS vùng nông thôn
- - 1 - Trêng THCS NguyÔn BØnh Khiªm - Tæ : To¸n – LÝ I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 . Tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp dạy học mới theo chương trình thay sách vật lí 9 ở trường THCS vùng nông thôn : Áp dụng phương pháp dạy học mới trong chương trình thay sách giáo khoa là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên, trong quá trình dạy học ở tất cả các môn ,mà đặc biệt là môn vật lí .Trong đó có môn vật lí 9. Môn vật lí là môn khoa học tự nhiên mang tính thực hành cao,hơn nữa đây là bộ môn mới lạ đối với học sinh vừa xong cấp tiểu học .Các em chưa có một kĩ năng thực hành ,chưa biết cách học nhóm và chưa biết cách thảo luận theo nhóm .Hơn nữa cũng do một phần ở bệnh thành tích ,một số em đọc chưa thông ,viết chưa thạo Trong khi đó điều kiện dạy học ở trường THCS vùng nông thôn lại thiếu thốn cả về nhân sự lẫn cơ sở vật chất .Nên gây không ít khó khăn trong việc dạy học bộ môn vật lí . Trong qua trình dạy học ,nếu giáo viên dạy bộ môn vật lí 9 biết kết hợp giữa thực tế của nhà trường với lí thuyết về phương pháp dạy học mới cộng với lòng nhiệt huyết nghề nghiệp, thì có thể xây dựng được cơ sở ban đầu ,tạo tiền đề và hưng phấn học tập môn vật lí cho các em trong những năm học THPT sau này . Chính vì lẽ đó ,trong tập SKKN này ,Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng một phần những khó khăn đã nêu trên . Giúp giáo viên hoàn thành được mục tiêu giáo dục , áp dụng được phương pháp dạy học mới ,phát huy tính tích cực của học sinh ,qua đó hình thành và phát triển phương pháp tự học ,nâng cao năng lực tư duy độc lập ,khả năng sáng tạo của học sinh . 2 )Thực trạng ban đầu : Qua quá trình giảng dạy ở những năm học; 2002-2003;2003-2004;2004-2005 và năm học 2006-2007 bản thân Tôi vấp phải một số việc vô cùng khó khăn như: -Áp dụng phiếu học tập thường xuyên thì lại không có kinh phí,bởi khi thực hiện phiếu học tập thường nảy sinh việc đánh vi tính ,đi lại để pho to rất vất vả ,do vậy việc thực hiện chỉ dừng lại ở những tiết hội giảng ,thao giảng ,chứ không thể áp dụng thường xuyên được . -Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm thì giáo viên khó quản lí được,học sinh ồn ào mất trật tự ảnh hưởng đến việc học tập của các lớp khác,học sinh không biết cách thảo luận nhóm ,lộn xộn trong giờ học ,khó quản lí . -Áp dụng thí nghiệm trên lớp, học sinh làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên; đây là công việc hết sức khó khăn như : Không có phòng bộ môn (Chỉ có phòng kho để chứa thiết bị ) ,cán bộ thiết bị lại kiêm nhiệm không đủ năng lực chuyên môn,thời gian nhà trường bố trí để trực phòng thiết bị lại không thường xuyên,giáo viên bố trí đồ dùng thí nghiệm đến lớp học khá vất vả ,tốn thời gian ,học sinh lại không biết cách làm thí nghiệm , không đủ thời gian để giáo viên chuyển tải hết kiến thức của một tiết học theo yêu cầu.Thiết bị thí nghiệm bị hư hỏng thường xuyên ,rất khó bảo quản . NguyÔn Minh Tó - N¨m häc :2008 -2009
- - 2 - Trêng THCS NguyÔn BØnh Khiªm - Tæ : To¸n – LÝ - Giáo viên ngại áp dụng theo phương pháp dạy học mới ,vì khi sử dụng đồ dùng dạy học khá vất vả từ khâu chuẩn bị ,mượn,trả đến việc tổ chức cho học sinh làm việc trên lớp .Hầu như khi lên lớp giáo viên chỉ dừng lại ở việc sử dụng một số câu hỏi ,hình vẽ minh hoạ trên bảng phụ để cho qua việc .Xong mỗi mục thầy đọc trò chép .Khi có thanh tra thì giáo viên mới sử dụng đồ dùng dạy học ,gây lúng túng cho học sinh khi làm thí nghiệm . - Giáo viên không dám kiểm tra miệng quá một em trong một tiết học, vì ngại không đủ thời gian cho bài học tới .Đến cuối học kì để đảm bảo cột điểm kiểm tra miệng thì buộc giáo viên phải cho học sinh kiểm tra trên giấy từ 5 đến 10 phút ( thực hiện cho cả lớp)để lấy vào cột điểm kiểm tra miệng . Đa số học sinh sợ những phút kiểm tra miệng ,mất bình tĩnh khi được gọi lên bảng ,gây tâm lí nặng nề trong tiết học đến . - Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động ,máy móc ,không khắc sâu được kiến thức ,không biết làm thí nghiệm ,mặc dầu đó là thí nghiệm đơn giản .Qua mỗi phần chỉ biết chép bài do giáo viên đọc và về nhà học thuộc lòng là xong việc ,không sáng tạo ,không biết vận dụng .Đa số học sinh không biết sử dụng sách giáo khoa ,bài tập thì sử dụng sách giải hoặc vở bài tập cũ để đối phó khi kiểm tra ,không hứng thú trong học tập bộ môn vật lí 3) Lí do chọn đề tài : Chương trình vật lí 9 được giảng dạy ba năm(năm học:2005-2006;2006- 2007; 2007-2008 )đã đáp ứng được các yếu tố như :nội dung phù hợp vừa sức ,đảm bảo kĩ năng thực hành .Học sinh học xong sẽ nắm được kiến thức cơ bản về điện học và quang học.Song bản thân tôi vẫn phải lo âu; bởi có sự chỉ đạo của ngành dọc về kiến thức chuyên môn, về phương pháp giảng dạy và có sự hướng dẩn chi tiết của ban biên soạn về nội dung và phương pháp giảng dạy từng bài theo sách giáo viên.Nhưng khi thực hiện yêu cầu đến với học sinh là công việc thường ngày của giáo viên là một việc làm vô cùng khó khăn.Bởi từ lí thuyết chung đến thực tiển từng vùng,miền là một quãng đường khá gian truông.Làm thế nào để học sinh chủ động nắm vững kiến thức,học tập một cách tích cực,không máy móc ;giáo viên lên lớp đảm bảo dụng cụ dạy học ,truyền tải đầy đủ kiến thức Chính vì vậy bản thân tôi tập trung nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn vật lí lớp 9 ở trường THCS vùng nông thôn sao cho phù hợp . 4) Giới hạn nghiên cứu của đề tài : - Qua thời gian tìm tòi nghiên cứu ,kết hợp giữa điều kiện thực tế với lí thuyết chung của ban soạn thảo,sách giáo khoa ,sách giáo viên tôi đã rút ra một số biện pháp vận dụng phương pháp dạy học mới để áp dụng giảng dạy môn vật lí sao cho phù hợp với học sinh của khối 9 năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm .(Thăng Bình ). - Đề tài có thể mở rộng áp dụng giảng dạy bộ môn vật lí cho toàn cấp THCS ở NguyÔn Minh Tó - N¨m häc :2008 -2009
- - 3 - Trêng THCS NguyÔn BØnh Khiªm - Tæ : To¸n – LÝ vùng nông thôn . II. CƠ SỞ LÍ LUẬN : - Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay ý tưởng chính là lấy học sinh làm trung tâm, một trong những phương pháp cơ bản của dạy học theo phương pháp mới là thảo luận nhóm ,phiếu học tập,thí nghiệm nghiên cứu bài mới, kiểm tra dự đoán lí thuyết mà học sinh tự làm.Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nhờ việc thảo luận nhóm nhỏ các kiến thức của học sinh đã làm giảm bớt phần chủ quan phiếm diện làm tăng tính khách quan khoa học .Qua việc học bạn hợp tác với bạn mà tri thức trở nên sâu sắc bền vững dể nhớ và nhớ nhanh hơn.nhờ không khí làm việc tự chủ cởi mở nên học sinh ,đặt biệt là những em có tính nhút nhát trở nên bạo dạn hơn,các em học được cách làm,cách trình bày của bạn mình từ đó các em dễ biết cách trình bày cho mình .Biết lắng nghe ý kiến của bạn,đây là cách giúp cho học sinh dễ hoà nhập vào cộng đồng.Nhóm đã tạo cho các em sự tự tin hứng thú trong học tập và sinh hoạt.Phiếu học tập có thể giúp cho thầy và trò giảm bớt thời gian ghi chép trên lớp ,tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu bài trước và hướng cho học sinh mục tiêu nghiên cứu làm việc trên lớp cũng như có sẵn vấn đề để làm việc thảo luận và ghi nhớ sau mỗi thí nghiệm. Tự các em làm thí nghiệm tạo hưng phấn trong học tập bộ môn, khắc sâu kiến thức ;vì đây chính kết quả của các em tìm ra.Mặt khác tạo cho các em thói quen nghiên cứu khoa học. Phương pháp mới nêu trên đã được vận dụng vào các môn học khác nhau trong đó có môn vật lí ở trường T.H.C.S. Qua tám năm thực hiện chương trình giáo dục THCS mới dưới sự lãnh chỉ đạo của bộ giáo dục và sự biên soạn chương trình của ban soạn thảo.Đến nay chương trình giáo dục THCS đã được áp dụng năm thứ tư ở lớp 9 (năm học:2005-2006; 2006-2007 ; 2007-2008 ) và đang tiếp tục áp dụng ở lớp 6,7,8,9 trong năm học này(năm học: 2008-2009 )đã có những ưu việt đáng kể.Đến nay chương trình đổi mới có thể nói đã đáp ứng với trình độ phát triển của học sinh trong giai đoạn tiến bộ của tư duy mới,đáp ứng được sự phát triển của khoa học giáo dục theo yêu cầu của của Đảng ta III) CƠ SỞ THỰC TIỄN : 1) Về phía học sinh : - Một số em không chịu làm bài tâp ,nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp ,có chăng cũng chỉ là việc chép lại của bạn để đối phó chứ không chịu suy nghĩ . - Trong giờ học khi làm việc nhóm thì quậy phá ,không chịu tham gia, không chịu suy nghĩ ,chỉ trông chờ kết quả của bạn . - Đa số phụ huynh còn khó khăn về kinh tế ,nên ít quan tâm đế việc học của con em . Do vậy ,học sinh thiếu sách giáo khoa nhiều ,đa số học sinh sử dụng sách giáo khoa cũ ,lười đọc sách ,nghiên cứu bài trước khi đến lớp - Một số học sinh còn thờ ơ vô trách nhiệm khi nhận xét câu trả lời của bạn . 2) Về phía nhà trường (khách quan): NguyÔn Minh Tó - N¨m häc :2008 -2009
- - 4 - Trêng THCS NguyÔn BØnh Khiªm - Tæ : To¸n – LÝ - Do yêu cầu chung của các môn học ở trường phổ thông mà từ xưa đến nay hầu như việc bố trí bàn học của học sinh ở các trường phổ thông được bố trí thành những dãy hàng ngang (học sinh ngồi quay mặt lên bảng ). Nếu theo yêu cầu của việc bố trí nhóm học tập theo phương pháp mới của môn vật lí thì phải quay bàn lại trước và sau mỗi tiết học phải quay bàn lại để trả cho tiết học sau,gây phiền phức,mất thời gian cho tiết đang học và cả tiết học sau . - Thiết bị được bố trí chung chung,cán bộ thiết bị lại kiêm nhiệm ,việc bố trí dụng cụ đến lớp giáo viên tự lo sắp xếp ,vận chuyển .Học sinh sử dụng,bảo quản thiết bị không hiệu quả - Giáo viên bố trí TN trên lớp ( học sinh tiến hành )ít thành công ,tốn thời gian ,một số TN có kết quả không chính xác ,gây mất lòng tin của học sinh đối với khoa học 3) Về phía Giáo viên : - Để đơn giản trong tiết học giáo viên ít lưu tâm đến việc học tổ ,nhóm ,nặng về phương pháp thuyết trình . - Ngại bố trí TN trên lớp ,vì phải chuẩn bị TN trước ,cũng như khó khăn trong việc bố trí TN đến lớp quá tốn kém thời gian . - Chưa lên được kế hoạch bố trí TN cụ thể trên lớp . - Ít quan tâm đến việc sử dụng sách giáo khoa của học sinh . - Kiến thức ở một bài vật lí 9 hầu hết khá dài ,nên thời gian kiểm tra miệng (trước khi vào học) rất hạn chế ,thậm chí giáo viên không giám kiểm tra miệng quá 1 em trong một tiết học . - Câu hỏi kiểm tra cũng không được đầu tư chu đáo,có thể quá dễ hoặc quá khó ,gây không khí nặng nề trong giờ kiểm tra miệng . - Do chủ quan vì học sinh đa số học yếu, nên giáo viên đầu tư bài soạn ở mức độ chưa cao ,chưa chi tiết ,xác định mục tiêu chưa rõ ràng cụ thể ,chưa phù hơp với thực tế IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Trong qúa trình giảng dạy thực tế kết hợp với các tài liệu tham khảo bộ môn ,học hỏi ở đồng nghiệp bản thân tôi có các giải pháp khắc phục những khó khăn trên như sau : 1.Biện pháp 1: Chia nhóm : Đây là công việc hết sức quan trọng nó góp phần đáng kể đến sự thành công của tiết dạy theo phương pháp mới .chia nhóm như thế nào để tạo điều kiện cho học sinh có thể trao đổi , giúp đỡ hợp tác với nhau trong học tập,những học sinh có khả năng giúp đỡ học sinh yếu mọi thành viên đều có điều kiện tham gia bàn luận,bàn bạc để lĩnh hội kiến thức.Trong việc học các thành viên đều có trách nhiệm với nhau coi việc học của mỗi thành viên như của chính bản thân mình. Giáo viên phải là người tập cho học sinh thảo luận nhóm và quán triệt tinh thần: Các thành viên có thể tự trao đổi kiến thức trong nhóm mình đối với câu NguyÔn Minh Tó - N¨m häc :2008 -2009