SKKN Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường Tiểu học

doc 22 trang sangkien 10240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_nghiep_vu_de_thu_hut_hoc_sinh.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Vũ Khánh Hà - Sinh ngày: 25/11/1976 - Ngày vào ngành: 1/8/2005 - Đơn vị công tác: Trường tiểu học Kim Thư - Nhiệm vụ được giao: Phụ trách thư viện. Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: "Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học" 2. Lý do chọn đề tài Với phương châm:"Thư viện là trái tim của nhà trường" là bộ phận không thể thiếu trong trường học. Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh các loại Sách giáo khoa, Sách tham khảo, Sách nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng của GV và HS, tổ chức các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học cũng như phù hợp với nhiệm vụ của từng năm học cụ thể. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh. Đối với bạn đọc là giáo viên, Thư viện là kho tàng lưu giữ những kiến thức bổ ích được lưu trữ qua từng thời gian, đồng thời cung cấp, bổ sung và cập nhật khối lượng thông tin làm cho nội dung bài giảng ngày càng phong phú, giáo viên có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau để làm giàu vốn kiến thức của mình, truyền tải đến học sinh lượng kiến thức tốt nhất. Đối với bạn đọc là học sinh, thư viện đóng vai trò gián tiếp, xây dựng thói quen tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức cho học sinh trong học tập. Mặt khác, thư viện giúp bạn đọc tạo dựng được tính chủ động và hình thành hướng phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập của mình. Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường giúp giáo viên và học sinh giải trí sau những giờ học căng thẳng mệt nhọc, nắm bắt được nhu cầu đọc từ đó giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu nhằm sử dụng triệt để sách, báo, tài liệu của thư viện. Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường phổ thông. Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2014-2015 của Bộ GD- ĐT, Sở GD- ĐT Hà Nội đối với các bậc học. Với tình hình thực tế nhu cầu của giáo viênvà học sinh trong trường, mong muốn của phụ huynh học sinh: Duy trì hoạt động thư viện để giúp học sinh, giáo viên có nơi đọc sách nhằm nắm bắt thông tin mới nhất hoặc giải trí trong giờ giải lao. Bản thân tôi nhận thấy: Nếu tổ chức tốt thư viện trường học thì giáo viên, học sinh sẽ tham gia đọc sách ngày càng có chất lượng và chất lượng đào tạo ở các môn đồng đều có đầu tư phát triển đặc biệt là môn Tiếng Việt ở tiểu học Trước tình hình chung của xã hội hiện nay là sự phát triển của báo hình và Internet, việc đọc sách báo của các em học sinh bị sao nhãng cộng với việc đọc sách không đúng mục đích không phù hợp với lứa tuổi như: các em chỉ thích xem tranh xem hình chứ không đọc, không hiểu nội dung sách nói gì. Tất cả những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm hồn của các em học sinh. Trăn trở trước thực trạng đọc sách như trên, tôi cảm thấy băn khoăn một điều là làm thế nào để thu hút các em đến thư viện đọc sách. Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công tác phục vụ bạn đọc ở trường, tôi chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài : "Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học" 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích hướng giáo viên và học sinh có hứng thú vào thư viện đọc sách. Đồng thời dấy lên phong trào thi đua đọc sách và làm theo sách ở trường học,cơ quan đơn vị trường tiểu học Kim Thư. Qua đó xin nêu ra một cách nghiên cứu và thực hiện phương pháp thu hút bạn đọc đến thư viện. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Đề tài hướng vào vấn đề vào cách nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, lựa chọn cách nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh vào thư viện đọc sách ở trường tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. + Vị trí,vi trò của thư viện ở trường tiểu học. + Thực trạng và cách thu hút học sinh vào đọc sách ở thư viện 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu về các cơ sở lý luận, nội dung chương trình, đối tượng và cách thu hút học sinh vào thư viện đọc sách. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi: Trường tiểu học Kim Thư - Thời gian: Năm học 2013-2014, 2014-2015 và áp dụng cho những năm học tiếp theo. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích để có hiểu biết vấn về cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề đọc sách ở thư viện ở đơn vị mình. Từ đó lựa chọn đề ra biện pháp chỉ đạo sát thực có tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất có thể. - Phương pháp thực tiễn: + Trò truyện với giáo viên , các em học sinh để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. +Phương pháp quan sát: Quan sát những biểu hiện phản ứng của giáo viên và học sinh khi thực hiện những nội dung thực hiện. Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài Nhà trường là trung tâm giáo dục của Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới. Nhận thức được vai trò, vị trí của thư viện giúp giáo viên, học sinh xây dựng được phương pháp học tập và cách đọc sách, làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo, tạp chí có trong thư viện một cách có hiệu quả, có hệ thống phục vụ đắc lực cho công tác học tập và giảng dạy trong nhà trường. Trong hoạt động thư viện nếu chỉ có sách mà không có người đọc thì sách không những vô nghĩa mà còn lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động để nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện mỗi ngày đông hơn là việc làm cần thiết của người cán bộ thư viện. Khi được nhà trường phân công phụ trách thư viện tôi đã hiểu rằng nhiệm vụ của thư viện không chỉ cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách báo cần thiết có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ giáo viên và học sinh những tài liệu cần thiết về thế giới khoa học, vể Đảng, pháp luật nhà nước mà cần phải tổ chức thu hút giáo viên và học sinh tích cực tham gia sinh hoạt thư viện, huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để làm phong phú nội dung kho sách, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và phối kết hợp với tổ cộng tác viên thư viện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu để xây dựng thư viện nhà trường. Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. Chương II:Tình hình thực tế công tác thư viện và hoạt động thu hút bạn đọc đến thư viện ở trường tiểu học Kim Thư: Thư viện trường tiểu học Kim Thư đã đạt danh hiệu thư viện đạt chuẩn năm 2009, thư viện được đặt trên tầng 2 của khu nhà chính, với diện tích 96m2. Được chia ra: Phòng kho sách 18m2, diện tích phòng đọc dành cho giáo viên 30m2, diện tích phòng đọc của học sinh 48m2. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, phòng được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Với ; 7 giá sách, thiết kế phù hợp với đối tượng bạn đọc là học sinh tiểu học. 4 bộ bàn, ghế tròn cùng thảm chải đủ phục vụ cho 38 bạn đọc tại chỗ 1tivi, 3 bộ máy tính kết nối Internet 1 bộ bàn ghế thủ thư cùng với quạt, đèn điện. Tất cả được sắp xếp một cách khoa học. Nguồn sách được phòng GD&ĐT cấp, nhà trường tự mua sắm rất phong phú, đa dạng, với một lượng sách lớn Bộ GD tặng vào năm 2008, với tổng giá trị; 25triệu đồng ở các thể loại; STK, SGK, ST. Hiện nay thư viện trường tiểu học Kim Thư có tổng số sách là: 4330 bản, được phân loại; STK gồm: 1860 bản. SGK gồm: 545 bản. SNVgồm: 525 bản. ST gồm:1400 bản Cùng các loại báo, tạp chí 600 bản như; Giáo dục thời đại, Hà Nội mới, Nhân dân, thế giới mới, toán tuổi thơ, Hàng năm, vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau nên ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hàng ngày, thư viện phục vụ gần 40 cán bộ giáo viên và 434 học sinh đến đây để tìm tòi và khám phá những tri thức nâng cao hiểu biết, chất lượng dạy và học. Công tác người đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Công tác người đọc bao gồm các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện. Đồng thời công tác Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao nghiệp vụ để thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học. người đọc còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong đời sống. Với ý nghĩa đó: Công tác người đọc luôn được coi là công tác quan trọng nhất của thư viện. Bởi vì, thông qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi mặt của đất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng định. Trong thực tiễn hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin cho thấy công tác người đọc có rất nhiều vai trò khác nhau song nổi bật là công tác người đọc được ví như “chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu thông qua vai trò của người cán bộ thư viện. Thông qua công tác người đọc vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của các hoạt động khác trong thư viện. Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác phục vụ người đọc trong thư viện nói riêng và trong xã hội nói chung, trong những năm gần đây công tác phục vụ người đọc của các thư viện ở nước ta đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trên các mặt hoạt động: Vũ Khánh Hà: Trường tiểu học Kim Thư 7