SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh Lớp 2

doc 13 trang sangkien 26/08/2022 8700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cho_viec_day_va_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh Lớp 2

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: ‘‘Chữ viết là sự biểu hiện của nết người”. Lời dạy của Thủ tướng có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi giáo viên nhất là đối với giáo viên tiểu học. Các nhà giáo dục nổi tiếng đã nói “ Những gì làm được ở bậc Tiểu học sẽ được giữ suốt cả đời. Những gì chưa xây được ở bậc tiểu học sau này xây rất khó”. Chính vì vậy việc rèn thói quen viết chữ đẹp là một trong những yêu cầu đổi mới của giáo dục hiên nay và cũng là nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học trong suốt quá trình đứng trên bục giảng. Muốn học tập tốt điều trước tiên các em phải có những thói quen như: phát âm chuẩn và biết rèn luyện chữ viết đúng mẫu quy định. Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung. Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng. Bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh . Ngoài ra phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt . So với kĩ năng nghe và đọc, kĩ năng nói và viết hiện nay của học sinh còn rất nhiều điều cần quan tâm, tôi nhận thấy đây là một vấn đề làm cho tôi phải trăn trở. Vì vậy tôi chon nội dung này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Chính tả ở lớp 2. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh lớp 2, đặc biệt là học sinh đồng bào. Nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nói chung và học sinh đồng bào nói riêng, ngày một đi lên. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2 trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2013-2014. 1 -
  2. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Qua thực tế công tác tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, trong quá trình giảng dạy ở khối Hai với những kết quả bước đầu đã đạt được để rút ra một số biện pháp hay nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Chính tả lớp 2. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp trải nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực hành, luyện tâp. - Phương pháp quan sát, giảng giải. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập viết, Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất thể hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả ở lớp 2 là rèn luyện khả năng “đọc thông, viết thạo” chủ yếu là viết đúng và nắm chắc các qui tắc viết chính tả để dần tiến tới viết đẹp và sáng tạo. 2. Thực trạng : Về cơ bản các em viết đúng mẫu chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và đảm bảo đúng cỡ chữ quy định . Tốc độ viết cơ bản đã đạt mức quy định. Tuy vậy một bộ phận không nhỏ học sinh viết chưa đúng mẫu chữ cái để ghi âm, vần, tiếng không đúng cỡ chữ ( độ cao, rộng, khoảng cách giữa con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng) ghi dấu thanh không đúng vị trí . Ví dụ : + Học sinh thường viết sai mẫu chữ nhất là những õm, vần dễ lẫn như : k,c với q, ch với tr, s với r, ăt với ăc, kích cỡ chữ như : L, b, p, g ,t + Dấu thanh ghi không đúng vị trí như: qủa, ngoại, hoả, thủy, toản 2 -
  3. + Lẫn lộn cơ bản giữa dấu “ ? ” và dấu “ ~ ” như: ồn ả; bẻ gảy; lừng lửng Phụ âm đầu d và gi như: giành giụm; đôi dày; dục dã + Một số học sinh nắm chưa chắc luật chính tả nên còn viết sai lỗi chính tả như : gi; ngiã ; nge ; ci ; qoanh co ; quýet sạch ; cái quốc + Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, các nét chữ, con chữ chưa đều, chữ viết nghiêng ngã một cách tuỳ tiện. Đặc biệt học sinh đồng bào do ngôn ngữ các em phát âm chưa chính xác, hay sót hoặc thừa dấu dẫn đến các em viết sai. *Số liệu điều tra: Trong năm học 2013-2014, tôi được phân công giảng dạy ở lớp 2C trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Tôi đã khảo sát điều tra kết quả thu được đầu năm như sau; * Kết quả: Tổng số Loại A Loại B Loai C Giai đoạn Học sinh Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đầu năm 40 11 27,5 24 60 5 12,5 a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: Là một trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đóng trên địa bàn thị trấn, phần lớn là học sinh Kinh. 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Trong việc thực hiện nhiệm vụ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Đa số các em ngoan, lễ phép. Học sinh có đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. * Khó khăn: - Là đối tượng học sinh lớp Hai các em còn nhỏ nên ý thức tự giác chưa cao, đồng thời ở lớp Một thời gian các em được làm quen với phân môn Chính tả còn ít. - Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em còn mang tính phó thác cho giáo viên. 3 -
  4. - Một số bộ phận phụ huynh cũng như học sinh chưa nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng của phân môn Chính tả. Vì thế chưa tạo được hứng thú khi dạy và học phân môn này . - Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chữ viết của các em c̣òn xấu, cũng hay mắc lỗi chính tả, tốc độ viết quá chậm, chữ viết cẩu thả, chưa đúng cỡ chữ, độ cao con chữ, khoảng cách giữa tiếng với tiếng, từ với từ chưa xác định cụ thể, . Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. - Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế gia đình các em không đồng đều, phần lớn thuộc gia đình có bố mẹ làm nông, chài lưới, . Có nhiều gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em. - Một phần ba số em nhà ở cách xa trường học nên việc đi lại học tập cũng gặp nhiều khó khăn. - Các em còn ham chơi hơn ham học. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học ở nhà trường nói trên, là một tổ trưởng chuyên môn khối 2, tôi cần phải nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo việc dạy và học phân môn Chính tả ở khối nói chung và lớp của mình nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong khối 2, để từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. b. Thành công- Hạn chế: * Thành công: Trong những năm qua những lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã đạt được một số thành tích nhất định cụ thể: - Đạt danh hiệu lớp vở sạch chữ đẹp cấp trường 3 năm liền. - Hôi thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện tổ chức có học sinh tham gia và cũng đạt giải cao. * Hạn chế: - Việc hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên trong những giờ Tập viết, Chính tả đôi lúc cũng chưa đến nơi đến chốn. Các em ngồi chưa đúng tư thế ( nghiêng phải, nghiêng 4 -
  5. trái ), cách đặt vở, để tay, cách cầm bút chưa hợp lý dẫn đến việc chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện. - Học sinh còn mắc lỗi Chính tả vì : + Do phát âm không chuẩn, các tiếng phát âm không phân biệt được thanh ?, thanh ~, phụ âm đầu d/gi, c/k, ch/tr + Do quên mặt chữ ghi âm . + Do chưa nắm chắc luật chính tả nên không biết khi nào viết d khi nào viết gi, khi nào viết ng khi nào viết ngh, khi nào thì viết k / c/q . + Do chưa nắm đúng luật viết hoa và cách viết hoa . c. Mặt mạnh – Mặt yếu: * Mặt mạnh: - 100% học sinh được học hai buổi trên ngày. 90% là học sinh kinh. Đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ, năng động, luôn quan tâm chỉ đạo sát sao. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ phận chuyên môn luôn chú trọng đến phong trào “vở sạch chữ đẹp” của học sinh. - Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy và học nói chung và phân môn Chính tả nói riêng . * Mặt yếu: - Lớp học có nhiều đối tượng học sinh từ các vùng miền khác nhau. - Trong giờ Tập viết, Chính tả một số giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tĩ mỉ về viết chữ đúng mẫu, chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ, chưa hướng dẫn học sinh trình bày từng loại văn bản cụ thể ( thơ, văn xuôi ) - Do không nắm được nghĩa của từ, nghe hiểu còn hạn chế . d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: * Tích cực: - Trong những năm học gần đây Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến việc viết chữ và trình bày vở của học sinh. 5 -
  6. - Phong trào “Vở sạch chữ đẹp” được tổ chức thường xuyên 2 lần/năm (cuối kì I và cuối năm học) *Tiêu cực: - Học sinh còn nhỏ, ý thức tự giác chưa cao, chưa kiên trì trong học tập và rèn luyện. - Có một số bộ phận nhỏ giáo viên phát âm chưa chuẩn, chữ viết chưa đẹp cho học sinh học tập. - Một số bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm, đông viên, nhắc nhở con em mình. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện: a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp: - Tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp tốt nhất nhằm giúp học sinh nắm được kĩ năng viết đúng, viết đẹp đáp ứng yêu cầu của môn học. - Đồng thời giáo dục cho các em tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại trong học tập đặc biệt là việc phát âm và phân biệt chính xác các tiếng, từ có âm, vần hay sai, lẫn lộn. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp: Muốn học sinh viết đúng và đẹp trước hết phải có sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và sự quan tâm nhắc nhở kèm cặp của cha mẹ học sinh cùng với sự nổ lực kiên trì của các em. Giáo viên phải phát âm chuẩn, chữ viết phải đẹp, cẩn thận, viết đúng mẫu chữ qui định hiện hành của Bộ Giáo dục để làm gương cho học sinh noi theo. Chương trình phân môn Chính tả ở nhóm lớp 2 cơ bản giống nhau chỉ khác ở mức độ yêu cầu, độ dài bài chính tả và hình thức bài chính tả. (Mỗi tuần có 2 tiết ) + Lớp 2 : Hình thức tập chép và nghe đọc . Muốn học sinh viết đúng, trước hết phải nắm bắt được tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh. Để hình thành nội dung giảng dạy, giáo viên phải xác định trọng tâm của môn học cần dạy cho học sinh. Chẳng hạn như ở địa phương chúng ta có nhiều đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, học sinh nguồn gốc ở miền Bắc thường sai lỗi về âm l/n, r/d, s/x, miền Trung thường mắc lỗi thanh ? và thanh ~, miền Nam 6 -