SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn Chính tả nghe viết

doc 22 trang sangkien 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn Chính tả nghe viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_khac_phuc_loi_phu.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn Chính tả nghe viết

  1. MỤC LỤC Phần I: Mở đầu Trang 4 I. Đặt vấn đề Trang 4 1. Lý do chọn đề tài Trang 4 2. Mục đích nghiên cứu Trang 6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Trang 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 7 5. Phương pháp nghiên cứu Trang 7 6. Giả thuyết khoa học Trang 8 Phần II: Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận Trang 8 1. Cơ sở tâm lý học Trang 8 2. Cơ sở thực tiễn Trang 9 Chương II: Nội dung nghiên cứu Trang 10 I. Thực trạng việc dạy và học II, Biện pháp khắc phục lỗi chính tả Trang 13 Phần III: Kết luận và kiến nghị 1. Bài học kinh nghiệm Trang 22 2. Kiến nghị Trang 23 3
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ NGHE VIẾT PHẦN I: MỞ ĐẦU I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới. Ở tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới. Đó là kĩ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ . Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng 4
  3. việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt”. Quả thật khi viết chữ đã không tốt thì văn không thể hay được . Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt môn chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn tiếng Việt ở trường tiểu học . Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, Chính tả là những chuẩn mực của một ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết. Trong thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng viết đúng Chính tả của học sinh tiểu học chưa tốt. Đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế. Các em ít được rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo . Một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng học sinh sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy. Các em chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và ít được biết đến một số mẹo luật chính tả cơ bản. Riêng với giáo viên việc dạy chính tả chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa qua bài viết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền đang ở. Hơn nữa việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn chính tả hiện nay. Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi 5
  4. dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ. Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt. Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng HS lớp mình dạy. Qua thực tế điều tra qua các bài viết của học sinh khối 2 chúng tôi nhận thấy học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, tỉ lệ học sinh yếu đối với phân môn chính tả đầu năm là 50,8%. Vì vậy chúng tôi quyết định xây dựng chuyên đề “một số biện pháp giúp học sinh khối 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn chính tả” với mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn chính tả của khối 2. 2. Mục đích nghiên cứu : 2.1. Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện php khắc phục. 2.2. Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học. 2.3. Soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địa phương. 6
  5. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể : Lỗi chính tả học sinh thường mắc ở trường Tiểu học Đồng Tâm. 3.2. Đối tượng Việc dạy và học chính tả của học sinh khối lớp 2A trường Tiểu học Đồng Tâm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện mà còn phải quan tâm đến chữ viết của học sinh.Chữ viết có đẹp , đúng chính tả thì mới hấp dẫn được người đọc. Chữ viết có đúng thì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ nội dung của bài văn mà mình muốn diễn đạt. Do đó dạy môn chính tả trong trường Tiểu học là rất quan trọng mà giáo viên cần phải quan tâm. 5. Phương pháp nghiên cứu: Qua nhiều năm dạy lớp 2 tôi nhận thấy được những mặt tồn tại của học sinh khi viết chính tả là: chữ viết không cẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả, những chữ rất đơn giản và gặp thường xuyên mà có em vẫn viết sai các tiếng có âm đầu tr/ch; s/x;d/gi; th/kh; ng/ngh;g/gh. Sở dĩ các em thướng viết sai là do không nắm vững quy tắc viết chính tả hoặc do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. Vậy muốn học sinh viết đúng chính tả, trước tiên giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu nghĩa các từ khó, phân tích kĩ những từ học sinh thường viết sai trên lớp, có như thế thì mới khắc phục lỗi chính tả cho các em . Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựng nhóm phương pháp như sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7
  6. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp trò chuyện. + Phương pháp thu thập thông tin. - Nhóm phương pháp hỗ trợ. +Thống kê 6. Giả thuyết khoa học: Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh thường mắc phải được chú trọng thì việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp, phương pháp dạy học về phân môn chính tả sẽ thuận lợi và giúp cho học sinh khắc phục được các lỗi thường mắc, giúp giáo viên đạt kết quả cao trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết đúng cho học sinh tiểu học PHẦN II: NỘI DUNG Chương I : Cơ sở lí luận. 1. Cơ sở tâm lí học: Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập, qua đó rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống. Có thể dạy Chính tả theo hai cách : có ý thức và không có ý thức + Cách không có ý thức : ( phương pháp máy móc, cơ giới ) Dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, dựa trên sự lặp lại không cần biết lí do, quy luật của hành dộng. Phương pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không thúc đẩy sự phát triển của tư duy. + Cách có ý thức : ( phương pháp dạy học có tính tự giác ). 8
  7. Bắt đầu từ việc nhận thức quy tắc, mẹo luật chính tả. Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả. Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn Số bài, thời lượng học: Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết. Cả năm học sinh được học 62 tiết chính tả. Chương trình của phân môn chính tả ở khối lớp 2 gồm các dạng sau: * Chính tả đoạn, bài: Học sinh hoặc nghe – viết một đoạn hay một bài có độ dài trên dưới 60 chữ (tiếng). Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc. * Chính tả âm, vần : Nội dung cụ thể của chính tả âm, vần là luyện viết các tiếng có âm vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ (c /k, g/gh, ng/ngh, ia/ya, i/y, ) Hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi, ) Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao giờ cũng là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp hoặc mỗi học sinh mà chọn bài tập thích hợp cho các em. Nhìn chung phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù hợp với học sinh lớp 2. Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện, củng cố cho học sinh viết đúng chính tả. 9
  8. Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý gồm một số từ viết đúng được sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp với phương ngữ, hoặc trong các bài tập phân biệt có thể chọn hình thức phân biệt cho phù hợp với ngôn ngữ từng vùng miền núi. Chương II : Nội dung nghiên cứu 1. Thực trạng của việc dạy và học : a. Dạy chính tả của giáo viên Qua các tiết dự giờ tham khảo, hầu hết các tiết dạy chính tả chưa được giáo viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là chính. Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền đang ở, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập. Hơn nữa việc phát âm của giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết chính tả của học sinh. Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kĩ về chính tả cho bản thân mình và cho học sinh trong giờ dạy các môn học khác. Hầu hết giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ tập đọc, chính tả còn các môn khác phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chính tả. Trường TH Đồng Tâm là một trường vùng 2, việc giao lưu để phát triển vốn ngôn ngữ còn nhiều hạn chế. Mỗi một vùng miền lại có những lỗi phát âm khác nhau nên việc nghe- viết, phát âm các em còn có nhiều hạn chế do phương ngữ. Chính vì vậy, việc nghe- viết chính tả các em thường mắc nhiều lỗi. Mặt khác, đa số gia đình các em có đời sống khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em hầu như được khoán trắng cho giáo viên. 10