SKKN Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật Lớp 6

doc 27 trang sangkien 9120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_nham_nang_cao_ki_nang_ve_theo.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật Lớp 6

  1. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ MỤC LỤC TT Nội dung sáng kiến Trang 1 PHẦN I: LÍ LỊCH 02 2 PHẦN 2: NỘI DUNG 03 3 A. MỘT SỐ VẤN DỀ CHUNG 02 4 I. Đặt vấn đề 03 5 1. Mục đích của đề tài 03 6 2. Nhiệm vụ của đề tài 03 7 3. Phương pháp nghiên cứu 03 8 4. Phạm vi nghiên cứu 04 9 5. Đối tượng nghiên cứu 04 10 II. Phương pháp tiến hành 04 11 1. Cơ sở lí luận 04 12 2. Cơ sở thực tiễn 04 13 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 06 14 I. Mục tiêu 06 15 II. Thực trạng 08 16 1. Thuận lợi 08 17 2. Khó khăn 09 18 III. Giải pháp 10 19 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 24 20 1. Bài học kinh nghiệm 24 21 2. Hướng phổ biến và áp dụng 24 22 3. Hướng nghiên cứu 25 23 4. Đề nghị, kiến nghị 25 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 1 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  2. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ PHẦN 1. PHẦN LÍ LỊCH Họ và tên tác giả: Nguyễn Thi Thu Hương Ngày sinh: 22/12/1986 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hồ Tùng Mậu Tên đề tài SKKN: “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 ” Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 2 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  3. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Trong chương trình Mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở, vẽ theo mẫu có vị trí quan trọng. Vẽ theo mẫu giúp cho học sinh nắm được đặc điểm hình dáng, cấu trúc của đồ vật, thông qua việc so sánh, phân tích, tổng hợp khái quát hố. Học sinh được rèn luyện kĩ năng miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc. Kiến thức và kĩ năng của vẽ theo mẫu hỗ trợ rất nhiều cho các phân môn khác như: kiến thức, kĩ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình, tỉ lệ, tương quan đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng được vận dụng trong các phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí. * Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức kĩ năng cơ bản về “nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kĩ năng cơ bản đó, người học Mĩ thuật nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật (hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc). Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở các phân môn khác 1. Mục đích của đề tài: Giúp học sinh nhận biết về phát triển kĩ năng vẽ theo mẫu, và thực hành vào bài làm một cách có hiệu quả. 2. Nhiệm vụ của đề tài: Hướng dẫn học sinh khối 6 cách vẽ cách vẽ theo mẫu trong phân môn vẽ theo mẫu. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Qua nghiên cứu đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học như sau: - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp trực quan, trao đổi, trò chuyện - Phương pháp vấn đáp Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 3 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  4. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ - Phương pháp điều tra, thăm dò - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Các kĩ năng vẽ theo mẫu của học sinh khối 6 5. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lí luận Theo tinh thần chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của ngành cùng với việc thay sách giáo khoa, chương trình trung học cơ sở nói chung môn mĩ thuật nói riêng và việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn là một vấn đề bức thiết. Như chúng ta đã biết nội dung và phương pháp giảng dạy bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp, các kỹ năng không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển kỹ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì mục đích của môn mĩ thuật ở trường phổ thông nói chung và lớp 6 nói riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của mẫu vật sẵn có quanh các em, cung cấp cho các em một lượng kiến thức cơ bản nhất định giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt, màu sắc, bố cục. 2. Cơ sở thực tiễn Ngay từ đầu năm học 2014- 2015 Tôi đã thực hiện cuộc thăm dò đối với học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu. Qua đây tôi nhận thấy: 2.1 Về phía học sinh: a. Các em hiểu về vẽ theo mẫu còn hạn chế, chưa có thói quen quan sát, nhận xét hình, tỉ lệ đậm nhạt, nên không hào hứng với vẽ theo mẫu, nhìn chung Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 4 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  5. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ kết quả bài vẽ còn yếu so với các phân môn khác, đạt dưới trung bình và trung bình nhiều hơn khá. Kết quả khảo sát chất lượng của bài vẽ theo mẫu đầu tiên được thống kê như sau: Xếp loại đạt trở lên Khối Tổng số học sinh Số lượng Tỷ lệ % 6 86 80 93,1% b. Học sinh xếp loại chưa đạt do các nguyên nhân sau: - Phần lớn các em vẽ là dùng thước kẻ - Vẽ hình quá nhỏ so với khổ giấy, không dám vẽ lớn. - Mặt khác, học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức của bài trước: luật xa gần, cách vẽ theo mẫu 2.2 Về phía giáo viên : Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, phương tiện phục vụ cho vẽ theo mẫu còn thiếu và mẫu vẽ chưa có quy chuẩn. Do vậy chưa khai thác được vẻ đẹp về bố cục, hình mảng, đậm nhạt, tương quan chung, nên chưa khích lệ được tinh thần hăng say học tập của học sinh. Từ những thực tiễn trên, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài : “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 5 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  6. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU Từ khi lý luận dạy học ra đời bắt đầu hình thành những định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, mỗi định nghĩa nhấn mạnh một vài khía cạnh nào đó, phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học, các nhà sư phạm về bản chất khái niệm phương pháp dạy học ở một thời kỳ xác định. - Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, dạy học mĩ thuật ở THCS không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức – Trí - Thể - Mĩ. - Dạy học mĩ thuật ở bậc THCS có 4 phân môn chính: + Vẽ theo mẫu. + Vẽ trang trí. + Vẽ tranh. + Thường thức mĩ thuật - Trong các phân môn trên thì vẽ theo mẫu là phân môn tương đối khô cứng, khó tưởng tượng vì do cấu trúc của các đồ vật có sự thay đổi theo vị trí quan sát, theo đường tầm mắt và nhìn theo xa gần. Những điều đó đã được thể hiện qua khái niệm của phân môn “ vẽ theo mẫu là vẽ theo các vật mẫu đã được bày trước mặt thông qua suy nghĩ, cảm xúc của người vẽ nhằm diễn tả được cấu tạo, hình dáng, màu sắc, ánh sáng, đậm nhạt của vật mẫu. Do vậy bài vẽ của lớp sẽ không giống hệt nhau mà có thể chỉ giống trên những nét lớn - đặc điểm và hình dáng chung còn kích thước, đậm nhạt, bố cục sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí, khả năng diễn tả, cảm thụ của người vẽ, và cuối cùng sẽ có bài vẽ đẹp, bài chưa đẹp, bài chưa đạt yêu cầu. Vẽ theo mẫu là phân môn mĩ thuật ở trường phổ thông, vẽ theo mẫu có vị trí quan trọng trong chương trình mĩ thuật, là phân môn cơ bản, vì vẽ theo mẫu có ảnh hưởng, tác dụng lớn đến vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật. Ví dụ : khả năng quan sát, nhận xét, bố cục, vẽ hình. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 6 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  7. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ Vì vậy: 1. Khi dạy phương pháp vẽ theo mẫu: giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thế nào là vẽ theo mẫu. Cần giải thích thêm để các em phân biệt được: vẽ theo mẫu khác với vẽ kĩ thuật. 2. Vẽ kĩ thuật yêu cầu vẽ đúng, chính xác đến từng milimét, nét thẳng phải thẳng băng, đều đều; hình tròn, hình ôvan phải thật chính xác, tròn trịa, đều đặn. Nét, hình ở vẽ kĩ thuật phải dùng thước, compa để vẽ. 3. Ngược lại: vẽ theo mẫu chỉ yêu cầu tả lại, mô phỏng lại mẫu, không đòi hỏi chính xác, đúng như mẫu. Nét vẽ, hình vẽ ở vẽ theo mẫu tuyệt nhiên không được dùng thước, compa, mà chỉ dùng tay tả lại nét thẳng nét cong của mẫu. 4 . Phương pháp vẽ theo mẫu là cách vẽ, cách tiến hành bài vẽ từ QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH VẼ ĐẬM NHẠT, cuối cùng HÒAN CHỈNH BÀI VẼ. Phương pháp vẽ theo mẫu sẽ giới thiệu những gì làm trước, những gì làm sau, cách vẽ khoa học, có logic- tư duy khoa học, làm việc khoa học. 4.1 Trong phân môn vẽ theo mẫu, cần hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng sau: - Quan sát (so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của mẫu). - Xác định bố cục. - Vẽ hình. - Chỉnh hình. - Vẽ đậm nhạt. 4.2 Kĩ năng quan sát: giúp cho học sinh biết cách quan sát đồ vật: quan sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát để nắm được tỉ lệ , đặc điểm cấu trúc và cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu. Trên cơ sở quan sát đặc điểm của mẫu, hình thành ở học sinh biểu tượng về đồ vật, góp phần hình thành thị hiếu thẫm mĩ và thói quen quan sát nhận ra vẻ đẹp của đồ vật xung quanh, biết trân trọng cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp theo khả năng và sở thích của mình. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 7 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu
  8. “ Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật lớp 6 “ 4.3 Kĩ năng xác định bố cục: Giúp học sinh biết chọn mẫu vẽ, biết sắp xếp mẫu có bố cục đẹp, biết sắp xếp hình vẽ trên giấy cân đối, thuận mắt. Kĩ năng bố cục hình vẽ được sử dụng trong tất cả các phân môn của mĩ thuật như: vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật. 4.4 Kĩ năng vẽ hình: Trên cơ sở kết quả quan sát nắm được đặc điểm hình dáng của mẫu, học sinh sắp đặt bố cục hình vẽ trên giấy và phác hình từ khái quát, tổng thể đến chi tiết. Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Có thể phải tẩy xóa nhiều, bài vẽ bẩn và hình vẽ có thể xộc xệch không vững chắc. Kĩ năng này cũng được sử dụng nhiều trong trang trí, vẽ tranh 4.5 Kĩ năng chỉnh hình, trên cơ sở hình vẽ đã được xác định, học sinh biết cách so sánh hình vẽ với mẫu để điều chỉnh hình cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm của mẫu, kỹ năng này cũng được sử dụng trong vẽ trang trí và vẽ tranh. 4.6 Kĩ năng vẽ đậm nhạt: Sau khi hình vẽ được hoàn chỉnh, học sinh cần quan sát mẫu để xác định các mảng đậm, nhạt trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật mẫu. Học sinh biết cách vẽ đậm nhạt, thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu. II. THỰC TRẠNG 1 Thuận lợi + Với nhiều năm liền được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện Ân Thi và Ban giám hiệu trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy ở trường. + Phòng giáo dục cũng thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham dự chuyên đề và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ môn mĩ thuật có ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy. + Với tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, việc giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để giảng dạy là hết sức quan trọng. + Giáo viên giảng dạy, là người tốt nghiệp đại học mĩ thuật và đã trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật 6, nên rất thích nghiên cứu đề tài, nhằm giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương - 8 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu