SKKN Một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho đội tuyển điền kinh của trường THCS Vũng Thơm

docx 10 trang sangkien 12864
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho đội tuyển điền kinh của trường THCS Vũng Thơm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_phat_trien_suc_ben_nhanh_nham_nan.docx

Nội dung text: SKKN Một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho đội tuyển điền kinh của trường THCS Vũng Thơm

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh học tập và rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức tác phong con người. Ở tuổi học sinh THCS nhất là học sinh khối 9 thường hiếu động. Đặc biệt, tâm lí của các em có nhiều thay đổi các em không có thói quen tự tập luyện để bảo vệ sức khỏe cũng như tập luyện các môn thể thao, nhất là các môn có tính dẻo dai và sự bền bỉ. Vì vậy, trong quá trình tập luyện hoặc huấn luyện học sinh giáo viên không nên đưa ra những bài tập đơn thuần, máy móc, dễ gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng; mà phải kích thích, tác động toàn diện cả về mặt tâm - sinh lí ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, từ đó các em tập luyện tốt hơn. Khi đất nước đi lên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì song song với sự phát triển đó thể dục thể thao cũng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới và phát triển này làm cho chất lượng thể chất được nâng lên, đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn thể chất trong nhà trường phải có những phương pháp, bài tập mang tính khoa học phù hợp cho từng môn học trong đó có môn Điền kinh nói chung và nội dung chạy 800m nói riêng. Chạy cự ly 800m là nội dung luyện tập tương đối khó, đòi hỏi mỗi học sinh hay mỗi vận động viên khi thực hiện hết cự ly phải có sức bền, sức nhanh; biết phân phối sức một cách khéo léo; phù hợp, mới đảm bảo lượng vận động cần thiết. Trong chạy cự ly 800m ngoài sức nhanh còn có sự quyết định của sức bền; ngoài sức bền chung thì sức bền chuyên môn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới thành tích của người tập, nếu không có sức bền chuyên môn tốt thì khả năng vượt qua “cực điểm” của ngư ời tập sẽ rất thấp và nó ảnh hưởng lớn đến thành tích. Sự điều tiết của cơ thể không tốt sẽ dẫn tới người tập không duy trì được thời gian hoạt động, không hoàn thành cự ly, dẫn đến thành tích kém. Không đạt được yêu cầu của môn học. Xuất phát từ các yêu cầu nêu trên tôi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài: “Một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho đội tuyển điền kinh của trường THCS Vũng Thơm”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Trên cơ sở điều tra về thực trạng thành tích chạy 800m của lứa tuổi 14 - 15 theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm để đánh giá sự phát triển về sức bền và nhanh của học sinh ở Trường trung học cơ sở Vũng Thơm từ đó cơ sở để đưa ra những phương pháp giáo Trang 1
  2. dục thể chất cho phù hợp để nâng cao sức khoẻ phát triển sức bền và nhanh cho đối tượng học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trường khối 9 Trường THCS Vũng THơm 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: - Vận dụng được một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích đối với chạy cự ly 800m cho đội tuyển điền kinh trường THCS Vũng Thơm. - Sau khi xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như được sự cho phép BGH nhà trường, Căn cứ vào thời gian và chương trình học tập chính khóa và ngoại khóa của các em học sinh khối 9 trường THCS Vũng Thơm, chọn 10 học sinh (05 nam và 05 nữ). Năm học 2015 – 2016: - Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 - 2015 đến tháng 2 – 2016. 5. Các phương pháp nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài này tôi muốn đề cập đến vấn đề phương pháp chọn và huấn luyện Vận động viên chạy bền. Vì chạy bền là khả năng duy trì hoạt động của con người trong một thời gian dài với cường độ không đổi hoặc khả năng chống lại sự mệt mỏi. Nó phụ thuộc vào mức độ phát triển hệ thống cơ thể, trong phát triển sức bền có hai loại sức bền chung và sức bền chuyên môn. * Giáo dục sức bền chung: được tích lũy dần dần bằng tất cả các bài tập thể lực và huấn luyện cho chuyên môn của từng môn. Phương pháp tốt nhất để phát triển sức bền chung là các bài tập chạy đường dài với cường độ không lớn, khi giáo dục sức bền cần phối hợp các thành phần sau: - Khối lượng - Cường độ - Số lần lặp lại - Quãng nghỉ ( bố trí quãng nghỉ giửa các bài tập và nội dung tập luyện). - Đặc điểm quãng nghỉ ( tính chất nghỉ ngơi). * Giáo dục sức bền chuyên môn: Sử dụng chủ yếu các bài tập có chu kỳ, các bài tập thi đấu, bài tập lựa chọn chuyên môn. - Phương pháp: phải thực hiện bài tập có cường độ cao với cự ly thi đấu thành các đoạn nhỏ để tập luyện với cường độ tối đa và tạo ra những điều kiện để nâng cao tính ổn định của cơ thể khi có những biến đổi bất lợi trong môi trường. - Để chọn và huấn luyện đội tuyển (Vận động viên) của trường về môn chạy bền đạt thành tích cao nhất tôi đã làm như sau: Trang 2
  3. * Phương pháp chọn vận động viên: - Mục đích chọn những em có thành tích cao thành một đội để nâng cao. - Kiểm tra thể hình: người cao, lưng ngắn, chân dài, bắp chân thon nhỏ bàn chân lõm nhiều. - Kiểm tra sức nhanh, sức mạnh và sự khéo léo. Các em có thành tích cao, tim phổi tốt thì các em đó có năng khiếu bẩm sinh. - Khi chọn được đội tuyển rồi tôi đã động viên gia đình và học sinh chuẩn bị về mọi mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, đạo đức, ý chí tâm lý để bước vào thời kỳ tập luyện và thi đấu. PHẦN B: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh: Mục đích của giáo dục thể chất phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Hiện nay, do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao sức đề kháng. Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh. Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp, bài tập luyện tập phù hợp với nội dung giảng dạy và phù hợp với học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: - Học sinh THCS đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái lẫn tố chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này, thể dục thể thao có tác dụng cực kỳ quan trọng đến Trang 3
  4. việc phát triển toàn diện cơ thể. Vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất cần tìm hiểu và học tập những phương pháp, những bài tập tiên tiến phù hợp với đặc trưng; tính chất của từng nội dung để áp dụng trong giờ dạy nhằm nâng cao thành tích và tham gia tích cực vào phát triển thể lực cho học sinh. - Thực tế, tại trường THCS Vũng Thơm giáo viên áp dụng các bài tập trong quá trình luyện tập chạy 800m còn hạn chế. Đa số các em còn coi nhẹ việc luyện tập, vận dụng các bài tập vào trong quá trình tập luyện chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt, tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng do ý thức yếu kém của các em trong tự luyện tập ở trường cũng như ở nhà. - Qua nghiên cứu và áp dụng các bài tập trong quá trình luyện tập chạy cự ly 800m vào giảng dạy ở trường THCS Vũng Thơm, tôi đã thu nhận được một số kết quả: học sinh đã tích cực luyện tập, thể lực của các em đã dần được nâng cao, nhìn chung các em không còn tâm lý sợ sệt khi phải luyện tập cự ly 800m kể cả chạy bền, thành tích trong cự li chạy trung bình kể cả cự ly chạy bền của các em được nâng lên. kết quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt. - Chính vì những cơ sở trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài : “Một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho đội tuyển điền kinh của trường THCS Vũng Thơm”. Nhằm đưa ra những bài tập có hiệu quả góp phần vào công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện. 3. Giải pháp thay thế. 3.1. Quan sát thực tế: Những năm gần đây qua khảo sát thực tiễn tại trường THCS Vũng Thơm nhất là trong năm học 2014 – 2015 vừa qua, tôi nhận thấy: - Học sinh thường xuyên tự tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ, chiếm khoảng 20% / tổng số học sinh của trường; số lượng học sinh chọn nội dung chạy bền, chạy cự ly trung bình nói chung; cự ly 800m nói riêng hầu như không có. Điều đó cho thấy rằng việc ý thức tập luyện thể dục thể thao cũng như phát triển thể lực của các em học sinh còn thấp, các em chỉ chú trọng vào việc học mà quên đi sức khỏe của chính mình. - Cự ly chạy 800m trong trường hầu như không có học sinh tham gia tập luyện, khi giáo viên tuyển chọn học sinh đi tham gia thi đấu tại các giải thể thao thì đa số học sinh không đạt được thành tích cao. - Thể lực, thành tích các môn thể thao nói chung, chạy cự ly 800m nói riêng của học sinh hiện nay luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm và là tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Sở dĩ có thực trạng trên do những nguyên nhân sau: 3.1.1/ Nguyên nhân khách quan: - Giảng dạy chạy cự ly 800m chủ yếu tập trung vào nội dung chạy bền trong từng tiết học, không được dạy trong chương trình chỉ tập luyện học sinh khi tham gia thi đấu tại các hội thao, hội khỏe của trường cũng như của huyện và tỉnh nên thật sự chưa thu hút được sự tham gia của học sinh Trang 4