SKKN Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh Lớp 7 trường THCS

doc 19 trang sangkien 30/08/2022 8820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh Lớp 7 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ky_nang_noi_ap_dung_vao_muc_dich_giao_tiep_cu_the_cho_h.doc

Nội dung text: SKKN Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh Lớp 7 trường THCS

  1. Mục lục Lời nói đầu 2 Phần I: đặt vấn đề 4 I. Lý do chọn đè tài 4 II. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm 5 Phần II: Giải quyết vấn đề 7 I. Thực trạng ban đầu 7 II. Cơ sở giải quyết vấn đề 8 II. Vận dụng vào một tiết dạy cụ thể 12 IV. Các kỹ năng dạy học và giải pháp 14 V. Kết quả thực nghiệm 16 VI. Bài học kinh nghiệm 16 Phần III. Kết luận chung và kiến nghị 17 I. Kết luận chung 17 II. Kiến Nghị 17 II. Tài liệu tham khảo 18
  2. Lời nói đầu Loài người đã và đang bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thiên niên kỷ của những tiến bộ về khoa học - công nghệ và trí tuệ con người - Thiên niên kỷ của sự hội nhập và phát triển. Điều này cũng có nghĩa là con người phải được phát triển toàn diện hơn về mọi mặt của cuộc sống, có như vậy thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu, những đòi hỏi ngày càng cao của XH. Có lẽ chính vì thế mà trong một vài năm gần đây việc mở rộng hợp tác, mở rộng các mối quan hệ quốc tế ngày càng được nhà nước ta và Chính phủ quan tâm và đặc biệt chú trọng là việc đào tạo con người - những chủ nhân chính quyết định sự thành bại của dân tộc. Khi điều này được đặt ra thì việc không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của mỗi bản thân là không thể thiếu vì nó là tiền đề vững chắc để đưa đất nước tiến lên sánh kịp cùng với bạn bè năm châu. Như vậy phải thừa nhận một điều rằng để thực hiện được những yêu cầu và nhiệm vụ trên thì việc học tập ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng là quan trọng và cần thiết. Vì từ lâu Tiếng Anh đã được coi là một trong những ngôn ngữ quốc tế . Thực tế cho thấy rằng những nước có nền khoa học tiên tiến và hiện đại thì việc học tập và giảng dạy bộ môn Tiếng Anh là một điều tất yếu và không xa lạ gì. Nhưng đối với hệ thống giáo dục nước ta dù đã được phát triển khá nhiều xong để thực hiện được đồng bộ việc học tập bộ môn này ở tất cả các cấp học, các trường học ở các tỉnh thành trong cả nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì điều này mà phần đông chưa thực sự nhận thức được phần quan trọng của môn học này dẫn đến đội ngũ giáo viên và việc thực hiện đổi mới phương pháp chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của môn học dẫn đến chất lượng và kết quả học tập chưa cao. ở đây cũng phải nói đến đội ngũ giáo viên và việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự được cụ thể hoá. Mồt số giáo viên vẫn còn giảng dạy theo phương pháp cũ như , với phương pháp "Thuyết trình có kết hợp đàm thoại là chủ yếu", về thực chất vẫn là "thầy truyền đạt kiến thức, trò tiếp nhận, ghi nhớ" hoặc " Thầy đọc, trò chép" thậm chí " thầy đọc, chép và trò chép" , dạy theo kiểu nhồi nhét, dạy chay , dạy theo kiểu luyện thi mà bản thân trò thì chưa biết phương pháp tự học theo hướng tích cực . Vì thế mà việc một giờ học ngoại ngữ của các em trở nên rất nặng nề mà kết quả lại không thu được là bao. Vậy nên vấn đề chính đặt ra cho giáo viên tiếng anh là phải làm sao để cuốn hút được các em vào bộ môn này? Phải làm sao để các em nhận thức được tầm quan trọng của môn học và có ý thức tự giác trong việc học tập bộ 2
  3. môn cũng như lĩnh hội tri thức một cách chủ động? Bản thân người giáo viên cần phải làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy học giúp các em thực sự làm chủ kiến thức của mình để tạo hành trang vững chắc cho các em trong cuộc sống. 3
  4. PHần I: đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài 1. Lý do khách quan: Hiện nay tiếng Anh đựợc nói và sử dụng trên toàn thế giới như một quốc tế ngữ . Tiếng Anh là một phương tiện giúp chúng ta dễ dàng hội nhập với thế giới, giúp các nước giao lưu văn hoá trao đổi khoa học kỹ thuật và thành tựu kinh tế. Có thể nói rằng Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống lao động và học tập của chúng ta. Vậy nên việc giảng dạy Tiếng anh trong các trường THCS cũng là một trong những vấn đề bức xúc của chúng ta hiện nay. Để đáp với những yêu cầu trên , Bộ GD & ĐT đã đưa vào triển khai dạy đại trà thay sách giáo khoa Tiếng Anh mới cho tất cả các trường trong cả nước. Đó gần như là một cuộc "Cách mạng" trong các trường phổ thông nói chung và bộ môn tiếng anh nói riêng. Sách giáo khoa Tiếng anh 7 mới có rất nhiều điểm mới . Điểm mới đặc biệt về nội dung của sách giáo khoa là rất chú trọng khai thác chủ đề, tình huống và nội dung giao tiếp liên quan trực tiếp đến môi trường sống của học sinh tại Việt Nam ngoài ra sách còn đề cập đến các nội dung văn hoá xã hội của các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Chương trình còn đặc biệt chú trọng phối hợp các nội dung giáo dục, nâng cao ý thức xã hội, về các vấn đề xã hội và cộng đồng đang quan tâm, như ý thức bảo vệ môi trường, vấn đề dân số, vệ sinh học đường, luật giao thông. với quan điểm biên soạn như vậy nên sách Tiếng anh 7 mới có rất nhiều điểm mới với cả người dạy và người học. Mới với học sinh về mục tiêu cần đạt, về nội dung phương pháp học tập và cách tiếp cận. Mới với người dạy về cách định hướng mục tiêu các hoạt động dạy và học trên lớp, về nội dung cần dạy, về cách khai thác và tiến hành bài học , về phương pháp kiểm tra đánh giá và về chính vai trò của người thầy trên lớp. Điểm mới có tầm quan trọng chủ đạo là việc chuyển hướng các mục tiêu và nội dung cần dạy và học. Chúng ta sẽ thấy trong cấu trúc bài không có các mục dạy ngữ pháp riêng biệt mà chúng luôn được phối hợp với các hoạt động nghe, nói, đọc, viết trong các ngữ cảnh của các bài hội thoại hay các bài khoá., sau đó được chốt lại ở cuối bài. Như vậy mục tiêu của việc dạy học đã được chuyển điểm nhấn từ chỗ chú trọng vào việc nắm vững các quy tắc, cấu trúc ngữ pháp và học thuộc nhiều từ mới sang việc phát triển các kỹ năng các ngữ điệu đó vào mục đích giao tiếp cụ thể. Do vậy công việc chính của người giáo viên là giúp học sinh phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng thông qua các kiến thức ngôn ngữ trong bài, từ đó áp dụng vào tình huống cụ thể trong cuộc sông. 4
  5. 2. Lý do chủ quan Nhân thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh, mục tiêu đổi mới của bộ môn Tiếng Anh trong quá trình giảng dạy Tiếng anh 7 tại trường THCS Thượng Nông, có những giờ mà tôi tâm đắc với bản thân mình thì chưa nhiều, đó cũng lá những điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở vì phương pháp dạy học thì rất đa dạng, có thể áp dụng với đối tượng học sinh này thì thành công, nhưng đối với học sinh khác thì không đạt đợc kết quả cao như mong muốn. Quá trình học ngoại ngữ, khả năng tư duy lôgic và tư duy hình ảnh dần được hoàn thiện qua việc học, thực hành kỹ năng giao tiếp của học sinh chưa đựoc tốt. Vì vậy, kỹ năng nói, nghe, đọc và viết còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nói và nghe. Ví dụ: Khi tôi yêu cầu học sinh viết một lá thư cho bạn, kể về nơi ở của mình thì các em viết rất tốt. Nhưng vẫn yêu cầu như vậy chuyển sang thực hành nói thì các em thực hiện chưa được tốt, nói ngập ngừng, không chôi chảy, không tự tin.Tức là khi gặp phải các tình huống giao tiếp cụ thể thì không nói được hoặc khả năng bật rất chậm dù đó là câu đơn giản mà các em đã học. Mặt khác, một số học sinh chưa nắm được hệ thống kiến thức lôgic cơ bản từ bài này sang bài khác. Nói tóm lại, kỹ năng nghe, nói của học sinh chưa tốt. Vậy làm thế nào để học sinh nói Tiếng Anh chôi chảy, tự tin? Trong khuôn khổ bài này tôi không tham vọng đề cập đến tất cả những phương pháp dạy học của mọi loại hình bài dạy, tôi chỉ xin đưa ra một số ý kiến của cá nhân tôi trong việc giảng dạy " Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh lớp 7 trường THCS" II: Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm - Bài giảng phải có tính thuyết phục, thực tế rõ rệt, ngôn ngữ học sinh động. - Giáo viên đưa ra nhiều tình huống cụ thể khác nhau nên học sinh có cơ hội rèn luyện nhiều, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Phải sử dụng các thiệt bị dạy học ( băng , đài, tranh ảnh, đồ dùng trực quan ) và các thao tác trong giảng dạy linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa, nội dung và mục đích giao tiếp trong từng tình huống cụ thể, từ đó giúp các em học thực hành dễ dàng hơn, chính xác hơn, có thể giao tiếp một cách trôi chảy, diễn đạt ý kiến của minh một cách đơn giản - Học sinh phải biết áp dụng nhữngkiến thức đã học trong bài vào tình huống giao tiếp cụ thể trong trường và xã hội. 1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 7 trường THCS Thượng Nông. - Giáo viên dạy Tiếng Anh trong trường THCS Thượng Nông. 5
  6. 2. Phạm vi nghiên cứu: Trong năm học 2010 - 2011 3. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp đọc tài liệu; - Thông qua sách báo và tài liệu cố gắng chắt lọc xây dựng phần lý luận cho sáng kiến kinh nghiệm chuẩn bị cho phần giảng dạy thực nghiệm và triển khai dạy trên lớp. - Đồng thời nắm vững mục tiêu yêu cầu của nôi dung chương trình cần đạt khi giảng trên lớp. b. Phương pháp điều tra: * Phương pháp lập phiếu: - Thông qua các phiếu điều tra nắm được mức độ nắm bắt ngữ pháp, ý hiểu của học sinh về một vấn đề cần trình bày. Phiếu 1: Em hãy tả trường em. Phiếu 2: Kể về gia đình em (bố, mẹ, nghề nghiệp , tên , tuổi ) Phiếu 3: chào và hỏi thăm sức khoẻ của người lớn, bạn bè mình - Cách tổ chức thực hiện: Giáo viên phát phiếu , yêu cầu học sinh nêu ý hiểu, yêu cầu học sinh đọc to, rõ nội dung của phiếu - Kết quả kỹ năng Nói: > Tốt: 7% Khá: 31% TB: 53% Yếu: 9% * Phương pháp phỏng vấn ( trò chuyện): tìm hiểu nguyện vọng của học sinh về học Tiếng Anh để tìm ra nguyên nhân dẫn đến kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh còn chậm, phản ứng chưa kịp thời. Câu hỏi 1: Em có thích học tiếng anh không? vì sao? Kết quả: Thích: 48,5% Không thích: 34% Không ý kiến: 17%. Câu hỏi 2: Khi nói tiếng Anh em có những khó khăn gì ? qua trò chuyện với học sinh các em đã đưa ra nhưng khó khăn sau: + Chưa nhớ chắc chắn các từ mới, cách sử dụng từ chưa hợp lý. + ít tài liệu tra cứu ( từ điển ) + Chưa tự tin khi nói + ít được giao tiếp dẫn đến kỹ năng nói chưa phát triển 6
  7. Phần II: giải quyết vấn đề I. Thực trạng ban đầu: * Học sinh: Học sinh trường THCS Thượng Nông, đặc biệt là học sinh lớp 7 mà tôi đang dạy , các em có trình độ nhận thức khác nhau: Giỏi- khá- Trung bình - yếu. Hơn nữa, các em mới ở tiểu học lên, mới làm quen với bộ môn này, lại là học sinh nông thôn nên tiếp xúc với bộ môn này lại càng khó khăn trong khi thực hành nói - Lo lắng: khi thực hành nói, các em phải đối mặt với giáo viên, với các ban trong lớp, các em thường lo lắng về sự cố gắng nói về điều gì đó bằng tiếng anh trong lớp, lo lắng mình sẽ mắc lỗi sợ bị chê cười hay xấu hổ. - Không có gì để nói: Tôi thường nghe thấy học sinh, thậm chí cả những em không lo lắng hoặc mất bình tĩnh phàn nàn rằng: Các em không có gì để nói, các em không có động cơ để thể hiện bản thân mình, khi các em nói trong lớp, các em thấy bị bắt buộc phải nói. - Tham gia hoạt động nói ít hoặc không đều: thông thường một lớp có 25 đến 35 học sinh. Chỉ có một số học sinh có thể nói trước cả lớp, có nghĩa là mỗi học sinh có một chút thời gian để nói điều này dẫn đến một số học sinh sẽ học trội hẳn, một số học sinh khác thì nói rất ít, thậm chí không nói gì, nhiều trường hợp học sinh không có cơ hội đựơc nói trong thời gian dài. - Sử dụng tiếng mẹ đẻ: Học sinh vẫn thường có khuynh hướng sử tiếng việt , vì họ cảm thấy không tự nhiên khi nói với nhau bằng tiếng anh,, vì các em nói với nhau bằng Tiếng Anh sẽ bị ngưòi khác chú ý. Cách phát âm rất hạn chế, nhất là các âm gió cũng gây nhiều trở ngại trong việc phát triển ngôn ngữ Tiếng anh trong giao tiếp của các em. * Giáo viên: Do dạy ở một lớp đông học sinh nhiều giáo viên có xu hướng dành nhiều thời gian để giảng giải từ, cấu trúc ngữ pháp một cách tỉ mỉ, vì sợ rằng học sinh không hiểu bài và thi trượt. Khi giảng giáo viên vận dụng nhiều tiếng việt để học sinh dễ hiểu và mất ít thời gian hơn. Nhiều giáo viên vẫn thích làm việc cá nhân hơn, sợ học sinh làm việc theo nhóm sẽ ồn. Ngoài ra , việc dạy Tiếng Anh hiện nay vẫn còn thiếu thiết bị dạy học, ngoài sách giáo khoa , băng đài với một số lượng tranh ít ỏi điều này hạn chế đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên đến tính sáng tạo của học sinh, học sinh không có môi trường phát triển thực hành giao tiếp, do vậy, giờ học thiếu sinh động, nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh. Hơn nữa Tiếng Anh là bộ môn mới được đưa vào giảng dạy ở các trường THCS gần đây nên đa số là giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm . Chưa có giáo viên dày dặn kinh nghiệm đứng lớp nên việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm còn hạn chế .Vì vậy, là người giáo viên tôi suy nghĩ trăn trở làm thế nào để tạo cho lớp một không khí nhẹ nhàng thoải mái, cho các em có cảm giác vừa học vừa 7