SKKN Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học tiếng Anh từ Lớp 3 đến Lớp 5

doc 49 trang sangkien 21123
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học tiếng Anh từ Lớp 3 đến Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_va_sang_tao.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học tiếng Anh từ Lớp 3 đến Lớp 5

  1. Đề tài: Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 Đề tài: KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH TỪ LỚP 3 ĐẾN LỚP 5. Tác giả: Trần Thị Hồng Linh PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của đất nước, Tiếng Anh là một ngôn ngữ thiết yếu trong quá trình giao tiếp tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng Quốc tế và Khu vực, để giúp việc tiếp cận với các thông tin khoa học kĩ thuật nhạy bén hơn. Dạy ngoại ngữ nói chung và dạy môn Tiếng Anh nói riêng thực ra là một quá trình hoạt động nắm bắt ngôn ngữ lời nói với 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Các kỹ năng này luôn hỗ trợ cho nhau. Nghe nói đòi hỏi phải lắng nghe và hiểu để giao tiếp. Tuy nhiên, môi trường học Tiếng Anh vẫn chưa thực sự phát triển, số vốn từ rất phong phú, đặc trưng của bộ môn lại cần có năng khiếu cá nhân mà không phải là HS nào cũng có, đặc biệt với HS Tiểu học ít sự tập trung, không bền vững, dễ quên. Tất cả đòi hỏi chúng ta phải thực sự đầu tư nghiên cứu áp dụng các phương pháp, thủ thuật dạy phù hợp với mỗi bài nhằm giúp người học phát triển các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết đạt đến mục tiêu“chính xác và trôi chảy” trong giao tiếp. 1. Mô tả thực trạng vấn đề: Thực tiễn của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm tin, hứng thú trong học tập; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và sự phát triển xã hội. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động. Tuy nhiên thực tế đã diễn ra tại Trường TH Mỹ Lộc nói riêng, một số nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa nói chung như thế nào? Qua điều tra, tìm hiểu, tôi tiến hành tổng hợp kết quả về sự hứng thú của học sinh khi học môn Tiếng Anh, kết quả đạt được như sau: Thường xuyên tích cực, Thỉnh thoảng tích cực, Hầu như thụ động, ít Thời Tổng số hăng say phát biểu. Lớp hăng say phát biểu. muốn phát biểu. gian HS SL TL SL TL SL TL 5A 32 7 21.9 13 40.6 12 37.5 Giữa 5B 33 8 24.2 14 42.4 11 33.4 HK I 4A 28 7 25.0 11 39.3 10 35.7 4B 30 9 30.0 12 40.0 9 30.0 Tác giả: Trần Thị Hồng Linh Trang 1
  2. Đề tài: Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 Với kết quả trên, kết hợp với đàm thoại và quan sát học sinh trên lớp, số lượng học sinh yêu thích, có hứng thú và tích cực học tập môn Tiếng Anh còn thấp. Thực trạng trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú học môn học này, hay nói cách khác là học sinh chưa thấy tầm quan trọng của môn học nên chưa phấn đấu học tập. Do một phần đặc trưng của bộ môn là môn khoa học, có dung lượng kiến thức lớn , Nhưng qua thực tế rất ít học sinh có năng lực tự bồi dưỡng kiến thức, tinh thần tự giác chưa cao, khả năng hiểu biết còn hạn chế. Phần lớn học sinh không có hứng thú tự bản thân chịu khó nghiên cứu tìm tòi thêm như đọc sách báo, tìm tòi tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng hay để bồi dưỡng kiến thức thông qua các buổi bồi dưỡng Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường TH, tôi cũng nhận thấy một số nguyên nhân khác từ phía học sinh và giáo viên: 1.1. Về phía học sinh: Qua thực tế dự giờ ở các tiết dạy của giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh và thực tế học tập của học sinh tại Trường TH Mỹ Lộc trong nhiều năm qua, bản thân tôi nhận thấy: 1.1.1. Học sinh có thói quen với lối học đối phó: - Thực tế cho thấy còn nhiều học sinh lười học, trong quá trình giảng dạy hay dự giờ học sinh học tập thiếu nghiêm túc, thiếu nhiệt tình, không chịu khó, ít tập trung, chủ quan ỷ lại, đến lượt lại trả bài không cần biết là làm được ở mức độ nào, trả lời được bao nhiêu. Việc học, chuẩn bị theo kiểu đối phó: tới trước tiết học mới trao đổi với bạn bè, một số em báo cáo ốm, đau. Lối học bài và chuẩn bị bài đối phó trên dẫn đến một số biểu hiện khó chấp nhận: - Đối với việc học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà: Học sinh có thói quen học tập đối phó: chỉ học một nội dung cơ bản, học sinh còn học bài theo lối học chay, không tìm hiểu hay suy nghĩ thêm. - Khi giáo viên nêu câu hỏi các em không xác định được nội dung để trả lời các em đọc lung tung, trả lời không bám sát câu hỏi, nhiều học sinh trả lời luôn nội dung mà không yêu cầu. - Học sinh quen lối học thụ động: nhiều học sinh rất sợ giáo viên gọi đến tên mình khi yêu cầu trả lời câu hỏi (do kĩ năng kém); một số học sinh sợ trả lời sai, giáo viên và các bạn cười (do tính nhút nhát); thậm chí có một số em có khả năng trả lời được câu hỏi nhưng không tự giác giơ tay vì sợ các bạn trêu; hoặc chỉ giơ tay khi chờ một số bạn khác giơ tay trước hoặc chờ giáo viên gọi đến tên mình mới trả lời. 1.1.2. Học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp đặc trưng bộ môn: Nhiều HS chưa có phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng phân môn, chưa biết nên học và chuẩn bị nội dung như thế nào cho có hiệu quả. Từ đó các em chỉ biết làm theo các bạn, không cần biết nội dung nào? tỏ ra chán nản không muốn học. 1.1.3. Học sinh xem thường môn học: Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này. Một số học sinh theo học là vì bắt buộc phải học chứ các em không có một động cơ học tập nào. Tác giả: Trần Thị Hồng Linh Trang 2
  3. Đề tài: Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 Một số học sinh cho rằng học môn Tiếng Anh ít thực dụng hơn môn Toán hoặc môn Tiếng Việt, . Học giỏi Tiếng Anh đến mấy cũng không bằng học giỏi các môn khoa học tự nhiên; đặc biệt là một số HS trung bình không chú trọng đến việc học bộ môn này và đó cũng là quan điểm của không ít các bậc phụ huynh tiểu học. 1.2. Về phía giáo viên: 1.2.1. Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của học sinh: Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị của học sinh, chưa theo dõi quá trình chuyên cần của các em, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh. Đã có trường hợp học sinh học đến giữa học kì I mà chưa đảm bảo sách, vở, sách bài tập dụng cụ học tập cho đặc trưng bộ môn. 1.2.2. Chưa chú ý đến việc chuẩn bị nội dung bài mới, thực hiện bài tập ở cuối tiết học: - Một số giáo viên dành thời lượng cho phần hướng dẫn ở nhà chưa thỏa đáng, giao bài tập, nội dung công việc về nhà cho học sinh thiếu chi tiết, thiếu cụ thể, không chú ý đến từng đối tượng học sinh mà còn mang tính chung chung. - GV chưa thật sự chú trọng bài tập khó, các bài tập ở phần luyện tập, chưa chú trọng quan tâm thường xuyên các em. Nhưng đây là phần có tác dụng bổ sung, mở rộng, nâng cao năng lực cho HS nhất là HS có năng khiếu và đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất của sự thành công trong cuộc thi Olympic tiếng Anh các cấp. 1.2.3. GV chưa thật sự quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá học sinh: - Đến lớp giáo viên ít chú trọng khâu kiểm tra nhất là những nội dung khó, những câu hỏi khó khi nhắc nhở các em ở tiết trước. - Học sinh có năng lực, tích cực nhiều lần khi phát biểu xây dựng bài, tự trả lời những câu hỏi nâng cao nhưng không được giáo viên đánh giá cao, phát huy tinh thần hay tuyên dương. Từ đó học sinh không chịu tìm tòi, mất tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 1.2.4. Hệ thống câu hỏi, bài tập của một tiết lên lớp chưa thật phù hợp: - Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trên thực tế chưa thực sự được chú trọng đúng mức, vẫn còn tình trạng giáo viên nói học sinh làm mẫu và diễn giải, truyền thụ một chiều mang tính áp đặt, do giáo viên ngại khó, chưa thật sự đầu tư thời gian, công sức vào hệ thống bài tập hoặc do điều kiện khách quan sự quan tâm của Nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất - Một số bài tập, câu hỏi trong giờ dạy để định hướng gợi mở cho học sinh còn chưa thật phong phú, thiếu tính hệ thống, chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các bài tập chủ yếu nặng về học sinh giỏi, còn thiếu loại bài tập đi sâu vào nội dung thi Olympic, chưa sử dụng một cách linh hoạt, chính xác các loại bài tập cho phù hợp với nội dung khác nhau của bài học. Tất cả những điều đó đã tạo nên những quan niệm, những cách làm ngược xuôi không giống nhau, thành thử việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với thực trạng đó, việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học Tiếng Anh là một vấn đề bức xúc đặt ra với mỗi GV đứng lớp. Tác giả: Trần Thị Hồng Linh Trang 3
  4. Đề tài: Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 1.2.5. GV chưa linh hoạt trong khâu vận dụng phương pháp dạy học mới: - Do còn quen với phương pháp dạy học cũ, vận dụng phương pháp mới chưa linh hoạt, sử dụng câu hỏi gợi mở còn lúng túng, hệ thống câu hỏi còn rập khuôn. - Đặc biệt, một số giáo viên chưa vận dụng thành công phương pháp dạy học mới, nên khi tổ chức các hoạt động dạy học trong một giờ học Tiếng Anh gặp nhiều khó khăn và những hạn chế yếu kém nhất định: Đó là phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp vẽ bản đồ tư duy khi khai thác nội dung bài hay tổng kết nội dung chung những tiết học trước, phương pháp bàn tay nặn bột, Chính giáo viên không làm tốt điều này dẫn đến học sinh nắm bài học một cách máy móc, lâu dần học sinh sẽ không tích cực chủ động ham thích môn học dẫn đến sự bào mòn cảm xúc, rung động suy nghĩ cần có ở các em. - Ngoài ra, một số giáo viên thực hiện quá sơ sài trong việc rèn luyện phương pháp tự học, tích cực, chủ động học tập môn Tiếng Anh. - Giáo viên chưa thật chú trọng đến khâu giải thích thuật ngữ bộ môn, ít giao tiếp hay sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh một yêu cầu lẽ ra mỗi giáo viên phải tự làm. 1.2.6. Chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng học sinh: - Đa số giáo viên khi lên lớp đều có tâm lí sợ không đủ giờ nên khi tổ chức cho học sinh thực hiện những nội dung, câu hỏi đơn giản vẫn cứ phải chọn học sinh có năng lực học tập bộ môn (nhất là khi có người dự giờ) nên học sinh lười hoc, ít đầu tư, học sinh ít năng lực, học yếu bộ môn, học không được tốt không được quan tâm, lâu ngày dẫn đến thói quen thụ động. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm những học sinh này không thèm chú ý tham gia thảo luận hay nói lên suy nghĩ của mình. Khi cần giáo viên hỏi đến đâu, bảo làm bài tập đó thì học sinh không làm được. - Giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến đặc điểm từng lớp học, đặc thù của bộ môn. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh còn hạn chế. 1.2.7. GV chưa quan tâm thích đáng đến việc đánh giá năng lực của HS: Về vấn đề kiểm tra, đánh giá năng lực của HS sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm ) giáo viên còn ngại khó, làm việc rập khuôn máy móc, chưa có cái tâm sâu sắc đối với cái nghề của mình. Hãy ghi nhớ một câu nói nổi tiếng sau: “Giáo dục tốt một người đàn ông thì được một người, giáo dục tốt một người phụ nữ thì được một gia đình, giáo dục tốt một người thầy giáo thì được cả một thế hệ”. Ví dụ điển hình: Hiện nay, việc đánh giá xếp loại học sinh thực sự là một việc cần phải suy nghĩ, khi học chương trình mới nhưng đề kiểm tra còn sử dụng chương trình cũ đã giảm tải. Đây là một hiện tượng không chấp nhận được. 1.2.8. Một số GV không kiềm chế được cảm xúc bực dọc khi đứng lớp: Khi HS trả lời câu hỏi sai, làm bài tập không được, GV có thái độ cau có, nạt nộ tỏ ý không hài lòng. Từ đó HS có tâm lí sợ hãi. Khi HS trả lời câu hỏi hay làm bài tập đúng (nhất là HS yếu) GV chưa tìm cách tuyên dương kịp thời. Tác giả: Trần Thị Hồng Linh Trang 4