SKKN Khai thác tài liệu, tư liệu trên Internet trực tiếp vào bài dạy, có hỗ trợ trình chiếu linh hoạt, trong dạy học phân môn Văn học, tại trường THCS Trần Phú

doc 16 trang sangkien 30/08/2022 13760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác tài liệu, tư liệu trên Internet trực tiếp vào bài dạy, có hỗ trợ trình chiếu linh hoạt, trong dạy học phân môn Văn học, tại trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_tai_lieu_tu_lieu_tren_internet_truc_tiep_vao.doc

Nội dung text: SKKN Khai thác tài liệu, tư liệu trên Internet trực tiếp vào bài dạy, có hỗ trợ trình chiếu linh hoạt, trong dạy học phân môn Văn học, tại trường THCS Trần Phú

  1. SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học ĐỀ TÀI: KHAI THÁC TÀI LIỆU, TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRỰC TIẾP VÀO BÀI DẠY CÓ HỖ TRỢ TRÌNH CHIẾU LINH HOẠT ĐỂ DẠY HỌC MÔN VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lí do chọn đề tài: - Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống mạng toàn cầu Internet đang làm thay đổi cách con người tiếp cận tri thức : không chỉ đọc để biết , mà còn nghe, thấy, cảm nhận sự kiện xảy ra ở xa như đang diễn ra trước mắt. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ những thập niên cuối thế kỷ 20 đến nay đã tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ, vượt các giới hạn về thời gian và không gian. Chính vì thế, khả năng thu nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi những tiêu chí đào tạo trong xã hội thông tin hôm nay : cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả năng tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra. - Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục ngành giáo dục là đào tạo vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg; - Năm học 2008 - 2009, Bộ đã chọn là năm Công nghệ thông tin bao hàm: CNTT trong quản lý, điều hành tác nghiệp và trong giảng dạy, học tập. Để chuẩn bị cho năm học này nhiều địa phương trong cả nước tiến hành hội thảo, tập huấn, phát động, khuyến khích, hội thi nhằm đẩy mạnh úng dụng CNTT vào dạy học, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. - Từ xu thế chung ấy trường THCS Trần Phú chúng tôi đã mạnh dạn và dẫn đầu trong huyện đưa mạng lưới Internet vào trường học, đặc biệt là tới tận các lớp học. - Vậy làm thế nào để khai thác triệt để có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại đó để kích thích được hứng thú học tập của học sinh, lòng tin của phụ huynh, của nhân dân? Đó là điều BGH và giáo viên chúng tôi trăn trở. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 1
  2. SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học Qua 2 năm hội đồng sư phạm chúng tôi đã cùng nhau nỗ lực học tập cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hiệu trưởng, sự khích lệ của cha mẹ học sinh, của phòng giáo dục chúng tôi đã thành công, tuy chưa lớn nhưng cũng đủ để sẻ chia với các bạn bè, đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ bé ấy. Đó là lí do tôi viết kinh nghiệm về ứng dụng CNTT vào dạy học với đề tài cụ thể là “Khai thác tài liệu, tư liệu trên internet trực tiếp vào bài dạy, có hỗ trợ trình chiếu linh hoạt, trong dạy học phân môn văn học, tại trường THCS Trần Phú”” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này đối tượng mà tôi áp dụng đó là học sinh THCS trường THCS Trần Phú, đối tượng để tôi khảo sát thêm là học sinh một số trường xung quanh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi tôi phải thực hiện một số nhiệm vụ: a. Nghiên cứu tài liệu: - Đổi mới phương pháp dạy và học văn THCS. - Ứng dụng CNTT vào dạy học. - SGK môn ngữ văn 6,7,8,9. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Tâm lí học sinh THCS - Nội dung cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-201 của bộ GD&ĐT b. Học hỏi đồng nghiệp: - Dự giờ thao giảng, trao đổi chuyên môn - Các bài viết có liên quan đến ứng dụng CNTTcủa bạn bè, đồng nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Khai thác tư liệu, tài liệu trực tuyến trong dạy và học môn Ngữ văn THCS tại trường THCS Trần Phú huyện EaKar. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 2
  3. SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Sự bùng nổ CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó Ngày nay, internet ngày càng phổ biến và được triển khai ở đa số các trường phổ thông. Đó là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư viện thông tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong phú. Giáo viên có thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông qua các liên kết trực tiếp đến trang web đó hay download các tư liệu nhằm phục vụ cho công tác dạy học, Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả internet vào trong hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng. Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu một số văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành : - Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa. - Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005. - Nhiệm vụ các năm học, theo các văn bản chỉ đạo của sở, phòng và cả nghị quyết Đại hội Chi bộ Đảng, CNVC năm học 2010-201 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Khó khăn: a1. Về cơ sở vật chất: - Trường THCS Trần Phú xã Cư Ni – huyện Eakar nằm trên địa bàn vùng 2, kinh tế nhân dân trong xã còn khó khăn, nhiều thôn thuộc vùng kinh tế mới. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 3
  4. SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học - Đại đa số học sinh ở xa trường, đường sá đi lại xa xôi và còn rất là khó khăn, nhất là mùa mưa Tây Nguyên có nhiều học sinh nhà xa phải đi bộ 4-5 km, hoặc phải trọ lại nhà bà con, bạn bè. - Với một số lượng học sinh khiêm tốn là 540 em trong đó có gần 1/3 là học sinh dân tộc Êđê và một số em dân tộc phía Bắc kinh tế khó khăn, có rất nhiều học sinh con em hộ nghèo nên việc xây dựng cơ sở vật chất mà nguồn huy động từ nhân dân là rất khó khăn. Thậm chí tiền miễn giảm theo chế độ quy định đã lên tới 1/3 tổng số phải đóng góp, rồi lại phải giúp đỡ hỗ trợ cho nhiều em nghèo không có khả năng đến trường. - Trình độ nhận thức của các gia đình dân tộc tại chỗ còn thấp chưa hiểu gì về tầm quan trọng của CNTT. Chính vì các lí do trên mà việc huy động đóng góp từ nhân dân để xây dựng các phòng học có phương tiện hiện đại rất là khó khăn. - Trên địa bàn huyện có rất nhiều trường ở tất cả các bậc học, có nhiều trường đang cần được đầu tư xây dựng kiên cố, nhiều trường vùng ba mới thành lập nên khả năng hỗ trợ về tài chính là rất thấp. - Việc lắp đặt các phòng máy đã khó, việc đưa mạng Internet lên tới từng lớp học càng khó. Vậy làm thế nào để có được các phòng máy, lớp học nối mạng Internet? a2. Về trình độ tin học của giáo viên: - Bên cạnh khó khăn về vật chất, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. - Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. - Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. - Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền chậm. - Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 4
  5. SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả a3 .Về mặt quản lí: - Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện, còn nghi ngờ, còn thanh tra khiển trách khi trường mạnh dạn đưa mạng Internet vào tới tận lớp học. Vậy làm thế nào để đưa mạng Internet vào tận lớp học để khai thác trực tuyến tư liệu, tài liệu dạy học? b. Thuận lợi: Bên cạnh những khó khăn trên vẫn có những điều kiện thuận lợi cơ bản nhất định: b1. Đối với xã hội : - Trong thời đại kinh tế tri thức CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới. Các nước tiên tiến trên thế giới phát triển đến chóng mặt vì họ đã làm chủ được khoa học hiện đại, CNTTđặc biệt là mạng Internet đã tới tận từng người dân, từng nghành nghề, từng lĩnh vực. Nếu chúng ta không làm được như họ thì ta sẽ tụt hậu và mãi là một nước ngheò, chậm phát triển. - Hiện nay việc khai thác thông tin trực tuyến từ mạng Internets là nhu cầu thiết yếu của mọi người, trong đó việc dạy học là rất cần thiết và phù hợp vừa là thu hút và gây hứng thú học tập cho học sinh vừa đỡ tốn thời gian sức lực các thầy cô giáo làm đồ dùng dạy học, tìm kiếm tài liệu. nhất là đối với môn Ngữ văn nhiều tài liệu, phim ảnh mà giáo viên không thể tự chuẩn bị. b2. Đối với ngành giáo dục: - Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. - Việc khai thác nguồn tư liệu trực tuyến trên mạng rất tiện lợi và phù hợp đói với các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng, lại vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu so với nội dung bài học mà đồ dùng dạy học truyền thống không thể có, vừa sinh động nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 5