SKKN Hệ thống những giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái trong trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống những giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_he_thong_nhung_giai_phap_xay_dung_tap_the_su_pham_doan.doc
Nội dung text: SKKN Hệ thống những giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái trong trường Tiểu học
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o t¬ng d¬ng Trêng tiÓu häc nga my ______ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm §Ò tµi: HÖ thèng nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong trêng tiÓu häc Ngêi thùc hiÖn: D¬ng §¨ng Vü §¬n vÞ: Trêng tiÓu häc Nga My 1 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 2 II.Mục đích nghiên cứu 4 III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 4 IV.Nhiệm vụ nghiên cứu 4 V.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5 VI. Ý nghĩa của đề tài. 5 VII. Các phương pháp nghiên cứu 5 VIII. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 6 PHẦN II : NÔI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM ĐOÀN KẾT, THÂN ÁI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1.Cơ sở lý luận 6-7 2.Cơ sở thực tiễn 8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HỆ THỐNG NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THÀNH MỘT TẬP THỂ ĐOÀN KẾT, THÂN ÁI. 1. Thực trạng về môi trường sư phạm trong các nhà trường tiểu học hiện nay. 8-9 2. Hệ thống các giải pháp. 9 2.1 – Đổi mới công tác quản lý trong nhà trường. 10 2.2 – Xây dựng các quy chế phối hợp hoạt động một cách cụ thể, khoa học giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. 11 2.3 – Người cán bộ quản lý kịp thời động viên, kích thích vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên. 11 2.4 - Xây dựng và phát huy tốt truyền thống nhà trường. 12 2.5 - Xây dựng mối đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo. 12 2.6 - Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể nhà trường. PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG 13 1.Kết luận. 2. Kiến nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 1. Tác giả Tiến sĩ Vũ Văn Dụ với tài liệu “Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học ” 2. Nhà xuât bản Hà Nội 2009: Điều hành các hoạt động trong nhà trường. 14 3. Thông tư số 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 04 năm 2011. 14 4. Các tạp chí giáo dục. 14 14 5. Các bản báo cáo tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp. 2 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1 - Vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết, thân ái: - Xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái là đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục Tiểu học nói riêng. Năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào ra đời đáp ứng được nguyện vọng đông đảo của không chỉ lớp lớp thầy cô giáo mà cả các bậc phụ huynh và các em học sinh. Có như thế những người làm giáo dục như chúng ta mới đạt được mục tiêu giúp cho học sinh “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. - Nếu tập thể nhà trường đoàn kết, thân ái sẽ tạo ra một môi trường sư phạm trong sáng, vui vẻ góp phần giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong Hội nghị CBCC đầu năm. - Tất cả cán bộ, công nhân viên của nhà trường đoàn kết, thân ái, thống nhất với nhau góp phần giúp cho mọi người yêu nghề, tận tuỵ với nghề hơn, phấn đấu hết mình trong một môi trường thi đua lành mạnh, công bằng và hiệu quả. Để tạo được môi trường tập thể sư phạm như thế, chúng ta không thể không bàn đến vai trò của người cán bộ quản lí: - Từ trước đến nay người cán bộ quản lí luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục tiểu học điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ là được học tập. - Người cán bộ quản lí có một chức năng vô cùng quan trọng đó là xây dựng nên một tập thể nhà trường thành một tập thể đoàn kết, thân ái. Trong đó người cán bộ quản lí 3 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. đóng vai trò tổ chức, định hướng, quan sát, cầm cương còn người giáo viên là người thực hiện để đạt mục tiêu đó. Chính vì vậy có thể nói rằng tập thể cán bộ, công nhân viên trong nhà trường tiểu học là người đại diện cho nhà trường tiểu học, cho xã hội tổ chức quá trình phát triển của trẻ. Xuất phát từ những lí do trên; tôi đã chọn đề tài : “Những biện pháp xây dựng tập thể sư phạm thành tập thể đoàn kết, thân ái trong trường tiểu học.” Trong đề tài này, tôi đã tìm ra một số biện pháp xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về môi trường sư phạm trong nhà trường tiểu học hiện nay, phân tích nguyên nhân của thực trạng. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng tập thể nhà trường tiểu học thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Khách thể nghiên cứu: - Công tác quản lí giáo dục tại một số trường tiểu học huyện Tương Dương. 2 Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng về công tác xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái tại một số trường tiểu học huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến công tác xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái. 2. Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái. ở trường tiểu học tôi đang công tác, tìm ra những nguyên nhân của thực trạng đó. 3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện 4 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. Tương Dương – Nghệ An và đề xuất kiến nghị rút ra bài học kinh nghiệm . V. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU: - Do hạn chế về thời gian và qui mô, đề tài chỉ tập trung vào vấn đề nghiên cứu thực trạng quản lý việc xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái tại một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Tương Dương - Nghệ An. VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: 1. Ý nghĩa lý luận: - Kết quả nghiên cứu được sử dụng nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng những biện pháp nhằm xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái ở các trường tiểu học huyện Tương Dương - Nghệ An. 2. Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An thấy được thực trạng của công tác xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái ở các trường tiểu học huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An để từ đó đưa ra các chủ trương, giải pháp phù hợp. VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề. - Một số văn kiện của Đảng về GD - ĐT. - Một số văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng môi trường sư phạm của Bộ GD - ĐT. - Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học Tiến sỹ : Vũ Văn Dụ. - Các tạp chí giáo dục. - Tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp. 2 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Thực nghiệm (kiểm chứng kết quả này qua môi trường sư phạm tại nhà trường tiểu học. - Trắc nghiệm (qua phiếu điều tra giáo viên). 5 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. - Phân tích, xử lý số liệu. VIII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - Phạm vi nghiên cứu là Đơn vị Trường tiểu học Nga My -Tương Dương -Nghệ An. - Kế hoạch nghiên cứu được xác định trong năm học 2011-2012 . PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ “ XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THÀNH MỘT TẬP THỂ ĐOÀN KẾT, THÂN ÁI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ”. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Khái niệm: Một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái phải đạt được các mặt sau: - Đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh trong tập thể. - Nắm vững và thực hiện tốt, quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của nhà nước, nội qui của nhà trường. - Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ phấn đấu trở thành những con người mới, những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 2. Ý nghĩa của việc xây dựng một tập thể sư phạm sư phạm đoàn kết, thân ái: - Đoàn kết, thống nhất các lực lượng Cách mạng Việt Nam là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Sức mạnh của sự đoàn kết đã được Hồ Chí Minh đúc kết thành câu bất hũ “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. - Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, 6 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My
- SKKN: Hệ thống nh÷ng gi¶i ph¸p x©y dùng tËp thÓ s ph¹m ®oµn kÕt, th©n ¸i trong nhµ trêng. đảm bảo sự thành công của tổ chức. Trong nhà trường, đoàn kết trong tập thể sư phạm vừa tạo nên sức mạnh của tập thể sư phạm vừa tạo tâm lý xã hội đặc biệt quan trọng của người quản lý. Sarucốp trong cuốn “Hiệu trưởng nhà trường với bầu không khí tập thể ” đã viết: “Đoàn kết giáo viên là một trong những nhiệm vụ tâm lý xã hội cơ bản của người lãnh đạo nhà trường, vì hiệu quả của quá trình dạy học, giáo dục phần lớn phụ thuộc vào nó. Sự đoàn kết của tập thể thúc đẩy sự tối ưu hoá tất cả các mặt đời sống và hoạt động của tập thể”. Thực tế đã chứng minh rằng, đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Tuy mỗi cá nhân người cán bộ quản lý trong nhà trường đều có những đặc điểm riêng khác nhau ( phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn ) nhưng họ đều có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ kế hoạch năm học. Cái chung đó chính là cơ sở của các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại. - Bất kì một cá nhân người cán bộ quản lý nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể nhà trường và ngược lại. Đồng thời mỗi người cán bộ giáo viên đều trực tiếp nhận sự ảnh hưởng đó. Chính vì vậy mối đàn kết của cả một tập thể nhà trường không những tuỳ thuộc tinh thần trách nhiệm và năng lực của từng cá nhân cán bộ quản lý giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp giáo dục của giữa giáo viên và người quản lý. - Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng, nhiều thành viên trong nhà trường tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân . Sinh hoạt và làm việc trong tập thể nhà trường là điều kiện của mỗi cá nhân phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với nhau về mọi mặt , qua đó để thống nhất với nhau về nhận thức và hành động. Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, người giáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể nhà trường. 3. Yêu cầu của việc xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái: 7 D¬ng §¨ng Vü: Chñ tÞch C«ng ®oµn - phã hiÖu trëng trêng tiÓu häc Nga My