SKKN Hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần Phi kim hóa học Lớp 10
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần Phi kim hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_he_thong_cau_hoi_gan_lien_voi_thuc_tien_moi_truong_va_v.doc
Nội dung text: SKKN Hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần Phi kim hóa học Lớp 10
- 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều học sinh hoàn toàn không có hứng thú đối với các tiết học lý thuyết suông và những câu hỏi bài tập nhàm chán dẫn đến hiện tượng các em cảm thấy “áp lực” mỗi khi đến tiết học bộ môn. Đặc thù riêng của môn Hóa học trong trường trung học phổ thông vừa là môn khoa học tự nhiên vừa gắn liền với thực tế rất chặt chẽ, tuy nhiên như đã đặt vấn đề ở trên, nếu giáo viên không gắn môn học của mình với thực tế thì học sinh rất khó tiếp thu, giảm hứng thú với bộ môn, không phát huy được nội dung giáo dục của bộ môn hướng tới học sinh. Công nghiệp hiện đại mang đến cho con người vô vàn lợi ích, nhưng mặt trái của nó lại mang tới những mối nguy hại đến sức khỏe con người và vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường và an toàn thực phẩm trong trường phổ thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như: học sinh chưa hứng thú với những nội dung mang tính lý thuyết về môi trường, nhà trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất để ứng dụng nội dung giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bài giảng trên lớp, nguồn tư liệu để giáo viên sử dụng trong việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm rất nhiều nhưng thiếu tính hệ thống, Với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống, lôi cuốn học sinh khi học và học sinh chủ động nghiên cứu lĩnh hội tri thức và cung cấp thêm nguồn tư liệu để giáo viên sử dụng trong việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm một cách hệ thống tôi đã chọn đề tài: “ Hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần phi kim hóa học lớp 10” 1.2. Điểm mới của đề tài Trong SKKN này tôi đã xây dựng hệ thống gồm 33 câu hỏi, bài tập bài tập TNKQ thuộc ba chương: Nhóm Halogen; Nhóm Oxi chương trình Hóa học 10. Nội dung các bài tập liên quan đến vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm cho giáo viên nghiên cứu, tích lũy thêm tài liệu giảng dạy. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi nêu trên một cách thường xuyên sẽ kích thích học sinh lắng nghe, tìm hiều và tạo niềm yêu thích hứng thú, hăng say với bộ môn rất lớn, góp hành trang cho các em tự tin hòa nhập cũng xã hội. 2. Phần nội dung 1
- 2.1. Thực trạng của việc sử dụng các câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy môn hóa học ở các trường phổ thông hiện nay. 2.1.1. Thực trạng về chương trình Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố trong sách giáo khoa có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá ít. Học sinh khó tiếp cận với vấn đề. 2.1.2. Thực trạng về giáo viên Thực tế cho thấy để có một tiết học hoàn chỉnh đúng ý nghĩa về mặt phương pháp lẫn nội dung đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư về thời gian và trí tuệ rất nhiều, trong khi đó lượng kiến thức trong một tiết học lại rất nhiều, kết hợp với tâm lý thi cử nên nhiều giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề được đặt ra ở trên, chủ yếu nếu còn thời gian thì cho học sinh rèn kĩ năng làm bài tập. 2.1.3. Thực trạng về học sinh Hiện nay học sinh được đào tạo nhiều kĩ năng để có thể hòa nhập vào xã hội hiện đại, phát triển nhanh đến chóng mặt, kết hợp với lượng kiến thức phải nhồi nhét khá nhiều, xã hội xung quanh có nhiều cám dỗ làm hao phí thời gian của học sinh như internet, điện thoại thông minh, khiến cho các em hầu như không có thời gian để tập trung vào một vấn đề nói chung và môn Hóa học nói riêng, đa số các em chỉ nặng về vấn đề thi cử, các kĩ thuật giải nhanh mà không chú trọng đến các vấn đề xã hội khác. Từ những thực trạng trên tôi thấy việc sử dụng các câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy môn Hóa học ở các trường phổ thông hiện nay không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn tính kiên nhẫn cho học sinh, khiến học sinh quan tâm đến xã hội nhiều hơn, mang lợi ích cho cộng đồng. 2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần phi kim hóa học lớp 10 2.2.1. Xây dựng hệ hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm chương halogen . Nội dung kiến thức: Bài. Clo Lồng ghép độc chất đối với cơ thể người vào phần tính chất hóa học, 2
- ảnh hưởng của clo với môi trường khí quyển. Đưa ví dụ về ảnh hưởng của clo gây ô nhiễm môi trường khi Đức sử dụng clo trong chiến tranh. Hướng dẫn cách xử lý khí clo thoát ra trong điều chế ở phòng thí nghiệm (phần điều chế). Xử lý nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy. Bài. Hidro clorua – axit clohidric Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào phần tính chất hóa học (về việc phá hủy các thiết bị, công trình công cộng do dư lượng HCl trong nước thải các nhà máy tái chế nhựa , giấy .Và lồng ghép hướng giải quyết hiện nay. - Hiđro clorua: Gây tổn thương cho cây trồng, vật nuôi. Bài 32. Hợp chất có oxi của clo Tác hại của hợp chất có oxi của clo đối với sức khỏe (lồng vào phần tính chất hóa học) Ảnh hưởng đến nguồn nước khi sử dụng liều lượng không phù hợp, cách sử dụng sản phẩm tẩy rửa hợp lý và hiệu quả (phần ứng dụng). Bài. Flo- Brom- Iot và hợp chất - Hiđroflorua: gây bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương răng, hạn chế độ sinh trưởng của cây, làm rụng lá, lép quả. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý Câu 1. Tại sao nước ở hồ bơi có mùi hôi rất nồng? Tiếp xúc thường xuyên có hại gì không ? Câu 2. Sau khi đi bơi, tóc thường khô do nước trong bể bơi rất có hại cho tóc. Nếu dùng nước xôđa để gội đầu thì tóc sẽ trở lại mượt mà và mềm mại. Hãy giải thích việc làm đó và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có. Giải thích: nước trong hồ bơi thường được xử lý bằng clo, khi cho clo vào nước có phản ứng Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO Trong nước xô đa có chứa NaHCO 3. Na2CO3, giúp trung hòa các axit bám trên tóc làm tóc trở nên mượt mà hơn. Câu 3. Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo? Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước: Cl2 + H2O ↔ HCl + HclO 3
- Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo. Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xă, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài Clo- Hóa 10. Câu 4. Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm? Giải thích: Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng (bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng. Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra. Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội phạm. Giáo viên có thể đề cập ở phần mở bài nghiên cứu vế Flo – Brom – Iot, tăng hứng thú tò mò cho học sinh. Câu 5. Muối iot là gì? Liều lượng bao nhiêu là đủ? Thừa iot có tác hại gì không? Tại sao khi thức ăn gần chín mới cho muối iot vào? Giải thích: Muối iot là muối ăn có thêm một lượng nhỏ NaI nhằm bổ sung iot cho cơ thể. Thiếu iot gây nên bệnh về trí tuệ, tăng trưởng, bệnh tuyến giáp. Thừa iot dẫn đến tình trạng quá tải của thận, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ, gây nên bướu Ba-zơ-đô. Người trưởng thành không nên ăn quá 6g muối một ngày tương đương với một muỗng cà phê. Vĩ dễ bị bay hơi ở nhiệt độ cao nên khi thức ăn gần chín mơi nên cho muối iot vào. Câu 6. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 g nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì lượng KI 4
- cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu ? Áp dụng: các bài tập tính toán như thế này đều gây hứng thú, khơi gợi trí tò mò cho học sinh rất lớn. Câu 7. Tại sao phải ăn muối iot? Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài “Brom- Iot- Flo - Hóa 10”. nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng. Câu 8. Hơi brom rất độc, brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. Vì vậy nếu một người hít phải hơi brom thì ta có thể cho người đó hít dung dịch loãng của amoniac pha trong rượu để tiêu độc hoặc ngâm vết bỏng brom vào dung dịch amoniac loãng. Viết các phương trình phản ững xảy ra, biết trong phản ứng đó: N-3 → N0 + 3e; Br0 + 1e → Br-; Giải thích: Br2 + NH3 → N2 + HBr Áp dụng: Câu hỏi mang tính gây tò mò rất cao, có thể áp dụng cho học sinh trong lúc học về tính chất hóa học của brom hoặc trong giờ luyện tập halegen. Câu 9. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao, giảm pH. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược phẩm Nabica (NaHCO 3). Viết phương trình hoa học xẩy ra. Giải thích: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O Áp dụng: giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết về tính chất của HCl, đồng thời có thể vận dụng rong các bài tập tính toán, ôn lại công thức tính cho học sinh. Câu 10. Người bị loét dạ dày tá tràng thường được khuyên không dùng các loại nước có gaz. Hãy giải thích vì sao không được dung các loại nước trên? Giải thích: Trong nước ngọt có ga chứa nhiều axit, trong khi đó người bị loét dạ dày chứng tỏ nồng độ axit HCl đã ở mức quá cao, vì vậy không nên dùng nước ngọt có ga . Câu 11. Trong các axit trên thì HClO và các muối của nó có nhiều ứng dụng 5