SKKN Giúp học sinh tìm hiểu về virus SARS-CoV-2 thông qua dạy học chủ đề: Vi Rút và bệnh truyền nhiễm, để nâng cao ý thức phòng bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh

docx 42 trang Mịch Hương 27/09/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giúp học sinh tìm hiểu về virus SARS-CoV-2 thông qua dạy học chủ đề: Vi Rút và bệnh truyền nhiễm, để nâng cao ý thức phòng bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_giup_hoc_sinh_tim_hieu_ve_virus_sars_cov_2_thong_qua_da.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HÀO- C3 NAM YT-SKKN MÔN SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Giúp học sinh tìm hiểu về virus SARS-CoV-2 thông qua dạy học chủ đề: Vi Rút và bệnh truyền nhiễm, để nâng cao ý thức phòng bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Thế giới loài người đang tiếp tục đối mặt với virus SARS-CoV-2 (COVID- 19) trong năm 2021.Là một bệnh do virut có tên SARS – CoV-2 gây ra. Đại dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) tháng 12/2019 và lan rộng ra khắp các châu lục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội, sức khỏe và tính mạng của người dân nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nguồn Worldometer (2021), tính đến ngày 11/3/2022, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 452.921.035 người nhiễm COVID-19, trong đó có 6.049.774 ca tử vong. Không ai có thể ngờ rằng đại dịch có thể ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Đại dịch kéo dài với quy mô lớn hơn nhiều so với dự báo. Những làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới và các biện pháp nhằm hạn chế lây nhiễm áp đặt lên đời sống xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể khẳng định bao giờ đại dịch chấm dứt và việc phải chung sống với COVID-19 dường như là một thực tại hiện hữu. Song song với những thiệt hại về kinh tế - xã hội là gánh nặng bệnh tật và số ca tử vong tăng theo thời gian. Đại dịch còn là tác nhân nghiêm trọng gây tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần con người. Người dân ở hầu hết các châu lục đã và đang trải qua tâm trạng bất an, lo âu, căng thẳng trước sự lây lan nhanh của các biến chủng mới, do bị mất việc làm, thu nhập giảm sút, bị cách ly, xét nghiệm, nhập viện.Đại dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như đời sống người dân và cả ngành giáo dục đào tạo cũng ảnh hưởng rất lớn. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, học sinh không được đến trường, kế hoạch học tập bị đảo lộn. Mặt khác, hiện nay,dạy học theo chủ đề là một phương pháp giáo dục đang được chú ý rất nhiều.Dạy học theo chủ đề là tích hợp những nội dung từ một số đơn vị bài giảng, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung bài học có ý nghĩa, thực tế hơn. Theo đó, dạy học theo chủ đề giúp học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, trong các nội dung môn sinh học được giảng dạy ở bậc THPT, phần Vi rút và bệnh truyền nhiễm - sinh học 10,có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tế trong cuộc sống hàng ngày giúp các em nâng cao ý thức để phòng bệnh. Xuất phát từ những lý do đó, Từ đó tôi lựa chọn đề tài: “Giúp học sinh tìm hiểu về virus SARS-CoV-2 thông qua dạy học chủ đề: Vi Rút và bệnh truyền nhiễm,để nâng cao ý thức phòng bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh”. 1
  2. PHẦN II. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN :Tìm hiểu các vấn đề về virus SARS-CoV-2 1.1. Virus Corona 2019 là gì? Virus Corona 2019 là nhóm các virus thuộc phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae, của bộ Nidovirales. Coronavirus là hệ gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Bộ gen của Coronavirus lớn khoảng từ 26 – 32 kilo base. Tên gọi vi rút Corona 2019 có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Virus Corona chủng mới là SARS-CoV-2 chưa từng xuất hiện ở người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) gây ra là COVID-19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là SARS-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên virus Corona mới (2019- nCov) mà WHO đã chỉ định trước đó. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, ban đầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%. 1.2. Vi rút SARS-CoV-2 được phát hiện khi nào? Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus SARS-CoV-2 ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Cho đến nay,hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ đều ghi nhận ca mắc COVID-19 1.3. Virus corona chủng mới là gì? Virus Corona 2019 là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus 3