SKKN Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn THCS

docx 54 trang sangkien 12040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_tich_hop_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_duc.docx

Nội dung text: SKKN Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn THCS

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRA NG Mục lục 1 Các chữ cái viết tắt 3 PHẦ ĐẶT VẤN ĐỀ 4 N I 1 Lý do chọn đề tài 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1. 2 Cơ sở thực tiễn 5 2 Mục đích nghiên cứu 6 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7 4.1 Đối tượng nghiên cứu 7 4.2 Khách thể nghiên cứu 7 5 Phạm vi nghiên cứu 7 6 Phương pháp nghiên cứu 8 7 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 8 PHẦ NỘI DUNG 10 N II 1 Cơ sở lý luận của đề tài SKKN 10 1
  2. 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu đề tài 12 SKKN 3 Các biện pháp – Giải pháp đã thực 14 hiện để giải quyết vấn đề 3.1 Nắm được ý nghĩa của việc tích hợp 14 giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS. 3.2 Hiểu được mục đích tích hợp giáo dục 15 tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 3.3 Vận dụng nguyên tắc tích hợp giáo dục 15 tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 3.4 Tìm hiểu những chủ đề tích hợp giáo 16 dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 3.5 Áp dụng mức độ tích hợp giáo dục tấm 16 gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 3.6 Nắm được nội dung giáo dục tư tưởng 17 đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS 3.7 Nắm được những chủ đề, mức độ, nội 18 dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn 6 2
  3. 3.8 Mô hình giáo án phân môn Văn. 19 3.9 Một số ứng dụng tích hợp tư tưởng đạo 21 đức Hồ Chí Minh trong các địa chỉ Ngữ văn 6 3.10 Giáo án mẫu tích hợp tư tưởng đạo 24 đức Hồ Chí Minh trong tiết ngữ văn 6 (tích hợp ở mức độ liên hệ). 4 Hiệu quả SKKN 36 Phần KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 38 III Tài liệu tham khảo 40 3
  4. CHỮ CÁI VIẾT TẮT THCS Trung học cơ sở SGK, SGV Sách giáo khoa, sách giáo viên NXBGD Nhà xuất bản giáo dục SKKN Sáng kiến kinh nghiệm h/s,gv Học sinh, giáo viên CNXH Chủ nghĩa xã hội GDMT Giáo dục môi trường DT Dân tộc 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Khi nói khái niệm tư tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại "( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83). Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Người, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta. Đứng trước xu thế phát triển của xã hội hiện đại, xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế tri thức, công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ đang là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Đảng, Bộ Giáo 5
  6. dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo về việc tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số môn học ở trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn cấp THCS vào giảng dạy trong chương trình chính khóa. Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức mạnh cảm hóa kì lạ trong con người Hồ Chí Minh. Có người cho rằng do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói là do đức tính khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, do đức tính thẳng thắn cởi mở, do sự từng trải của Người Điều đó là đúng nhưng bao trùm lên tất cả là sự quên mình vì mọi người. Vì Người có một ham muốn tột bậc là đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy mà nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa ” (Theo chân Bác) Tấm gương sáng ngời của Bác luôn được mọi thế hệ noi theo. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, được toàn dân hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực. Để triển khai cuộc vận động này trong khi giảng dạy, nhà trường đã có kế hoạch tích hợp đưa nội dung cuộc vận động vào nội dung dạy học trong đó có môn Ngữ văn. Trong nhà trường, môn Ngữ văn có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Bởi mục tiêu môn Ngữ văn trong nhà trường là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri 6
  7. thức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đào tạo những con người có ham muốn đem tài - trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh như : qua các câu chuyện truyền thuyết, các bài viết của các tác giả về Bác, các bài viết của Bác trong chương trình. Trực tiếp giảng dạy chuyên môn Ngữ văn, Trường THCS Hương Canh đã nhiều năm thực hiện, tôi thấy nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số môn học ở trường phổ thông góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong cho các em học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội. 1. 2. Cơ sở thực tiễn Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do tác động của xã hội trong cơ chế thị trường như hiện nay. Tôi thấy, việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết, là cấp bách bởi mục tiêu môn học chứa nội dung giáo dục nhân cách con người. Nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo con người của xã hội Việt Nam hiện đại . Hơn nữa học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp. Học sinh còn mới bước vào THCS chưa hình thành rõ nhân cách. Nên việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh là điều không thể bỏ qua. 7
  8. Chính vì vậy, tôi chọn nội dung “Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN: "Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) được vận dụng trong giảng dạy một số các tác phẩm thơ, văn trong chương trình THCS nhằm củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng cảm thụ thơ, văn cho học sinh về đề tài quê hương, đất nước, con người, tình yêu lãnh tụ, Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hành giảng dạy những năm học sau này. Ngoài ra, chúng tôi còn có mục đích mong muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy theo hướng đổi mới: tích hợp liên môn trong nhà trường THCS hiện nay. Từ đó, chúng tôi đã tìm tòi nghiên cứu, áp dụng và đúc rút kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các văn bản trong nhà trường THCS nói riêng và các tác phẩm văn thơ trong nước và ngoài nước nói chung. Kinh nghiệm này đã mamg lại cho chúng tôi hiệu quả cao trong năm học vừa qua, phần nào nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành là “Nâng cao chất lượng dạy-học” và phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt – Học tốt” của ngành. Giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế để có thể giải quyết các tình huống ngoài ý muốn một cách thuận lợi theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8
  9. Trên cơ sở giảng dạy các văn bản trong nhà trường THCS theo hướng tích hợp giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, người giáo viên có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu các bài giảng để tích hợp làm rõ: - Các hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản có nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; - Các hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản có nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; - Các hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản có vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu SKKN: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) được vận dụng đối với học sinh trường THCS Hương Canh lớp 6a, 6c năm học 2010 – 2011; và hai lớp 6a,6c năm học 2014-2015 (đến tháng 4 năm 2015). Giáo viên giảng dạy tích hợp vào các giờ chính khóa, vào các buổi bồi dưỡng chuyên đề do nhà trường tổ chức. 4.2.Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài SKKN này là: Một số nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa của giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các tác phẩm văn, 9
  10. thơ trong các bài được học, đọc thêm trong chương trình THCS (Lớp 6). 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Từ thực tế giảng dạy hai lớp 6a, 6c năm học 2010- 2011, tôi đã nghiên cứu, vận dụng SKKN "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) vào năm học 2014-2015 trường THCS Hương Canh. Trong khoảng thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài này tôi chỉ giới hạn ở học sinh hai lớp 6a, 6c, các tác phẩm Ngữ văn lớp 6 THCS. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy: “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn”; “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực”; Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. "Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010. 6.2. Phương pháp khảo sát, điều tra Khảo sát đầu năm, điều tra qua phiếu học tập, qua sinh hoạt ngoại khóa. 6.3. Phương pháp đàm thoại Đàm thoại trực tiếp trong giờ học, ra chơi, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ. 6.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá 10