SKKN Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí Lớp 12

doc 11 trang honganh1 15/05/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_su_phat_trien_ben_vung_cho_hoc_sinh_truong_thp.doc

Nội dung text: SKKN Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí Lớp 12

  1. 1 I. MỞ ĐẦU Hiện nay, môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội không ngừng có những biến đổi sâu sắc và đang có sự tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của con người. Hàng loạt các sự cố về môi trường đã và đang xảy ra như: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn, sự suy giảm tài nguyên rừng và tính đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí Ở một vài nơi, môi trường xã hội cũng đang bị xuống cấp, khi mà chiến tranh, xung đột và khủng bố đang đe dọa nền hòa bình. Vì vậy, phát triển bền vững (PTBV) chính là mục tiêu mà chúng ta cần phải đạt tới để vừa đảm bảo được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Tại hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển năm 1992 ở Rio de Janeiro, các nhà lãnh đạo thế giới đã khẳng định: PTBV là mục tiêu tối cao của thế giới hiện đại. Thế giới toàn cầu sẽ không có tương lai nếu không PTBV Tuy nhiên, PTBV chỉ có thể đạt được nếu như chúng ta tiến hành đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc: đổi mới toàn diện trên cả ba mặt cơ bản: thể chế, công nghệ, nhận thức và hành vi. Để đạt được điều này thì giáo dục có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định giáo dục là chìa khóa của PTBV. Trong nhà trường phổ thông, Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp của những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây cũng là một trong những môn học có “tính môi trường” nhất đối với giáo dục vì sự PTBV. Chính vì vậy, môn Địa lí ở trường phổ thông có nhiều thuận lợi để giáo dục vì sự PTBV cho học sinh. Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT, tôi nhận thấy rõ tính cấp thiết, thực tế và vai trò của giáo dục vì sự PTBV cho học sinh. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí lớp 12” II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Phát triển (PT) là gì? ‘‘PT là một quá trình gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kĩ thuật, xã hội, chính trị, văn hóa và không gian Mỗi thành tố ấy là một quá trình tiến hóa, nhằm biến đổi một xã hội nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thành một xã hội công nghiệp hiện đại ít phụ thuộc vào thiên nhiên.” (Nguyễn Đình Hòe - Môi trường và sự phát triển bền vững, NXB Giáo dục năm 2007). Như vậy PT là một quá trình xã hội đạt đến sự thỏa mãn những nhu cầu mà xã hội ấy gọi là cơ bản. PT là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia; là mục tiêu của các chính phủ, là trách nhiệm chính trị của các quốc gia. 1.2. Bền vững (BV) là gì? Trong tài liệu Chăm sóc Trái Đất đã viết: “BV là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp”. “Bền vững là sự khỏe mạnh và sức sống văn hóa, kinh tế và môi trường lâu dài, có coi trọng lâu dài tầm quan trọng của việc gắn hạnh phúc của chúng ta về mặt xã hội, tài chính với môi trường”. Như vậy, định nghĩa nói trên cho chúng ta thấy khái niệm BV liên quan đến kinh tế, môi trường và xã hội và mối tương tác giữa ba bộ phận này. Mục đích của BV là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong sức chứa của Trái Đất. BV và PT là hai khái niệm không thể tách rời nhau trong quá trình tiến hóa của loài người. Chỉ có PT mới đảm bảo được tính BV.
  2. 2 1.3. Phát triển bền vững là gì? Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”, Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển (WCBP) của Liên Hợp Quốc đã định nghĩa: “PTBV là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Báo cáo này khẳng định, phát triển kinh tế và môi trường là không tách rời nhau. PTBV ngày càng phổ biến trên qui mô toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về môi trường và phát triển (NCED) được tổ chức tại Rio de Janeino (Brazil - 1992) và hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Johannesburg (CH Nam Phi - 2002) đã đưa ra khái niệm: “PTBV là một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Ở Việt Nam, PTBV được hiểu một cách toàn diện “PTBV bao trùm tất cả các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh” Như vậy, khái niệm PTBV ngày càng được hoàn thiện và mở rộng. PTBV không phải là một khái niệm tuyệt đối, mà đó là mục tiêu cần phấn đấu. Nội dung cụ thể của PTBV luôn phát triển cùng với sự phát triển của tri thức và các giá trị đang tồn tại trong xã hội hiện tại. 1.4. Giáo dục vì sự PTBV là gì? Giáo dục vì sự PTBV về cơ bản là một quá trình giáo dục về khả năng nâng cao năng lực con người, về nhu cầu học tập để duy trì, nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta và các thế hệ tương lai. Giáo dục vì sự PTBV mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu các tri thức và các giá trị cũng như học được hành vi, lối sống cần thiết cho một tương lai bền vững và thay đổi xã hội một cách tích cực. Như vậy, giáo dục vì sự PTBV là một khái niệm rất rộng mà trọng tâm là giáo dục để tìm kiếm sự cân bằng giữa con người và kinh tế cũng như với các truyền thống văn hoá, sự tôn trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất. Giáo dục vì sự PTBV là một quá trình học tập suốt đời, bồi dưỡng kĩ năng, thái độ, hành động vì một xã hội lành mạnh về môi trường sinh thái, thịnh vượng về kinh tế và tôn trọng nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai. 1.5. Giáo dục vì sự PTBV ở Việt Nam Để thực hiện Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV do Liên Hợp Quốc công bố, ngày 11/11/2005, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định về thành lập Ủy ban Quốc gia Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV của Việt Nam. Mục tiêu của Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV ở Việt Nam là: - Tích hợp nội dung giáo dục PTBV vào hệ thống giáo dục các cấp. - Mang lại cho mọi người cơ hội tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng cao và học hỏi những giá trị, cách cư xử và lối sống cần thiết cho một tương lai bền vững. - Tích hợp nội dung giáo dục PTBV vào các chính sách, chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Thúc đẩy cải cách giáo dục và tăng cường sự hợp tác giữa các bên tham gia vào giáo dục PTBV ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế Việc thực hiện Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV ở nước ta bước đầu đã mang lại kết quả tích cực, nhận thức của toàn dân về PTBV ngày một đầy đủ, sâu rộng hơn.
  3. 3 PTBV đã trở thành tiêu chí, mục tiêu cho các chiến lược hành động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình PTBV của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở các khu vực đông dân, các khu công nghiệp; những nguy cơ mai một về văn hóa, xã hội; sự suy giảm một số giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, gia tăng các tệ nạn. Mặt khác, xét về nhận thức của sự đổi mới giáo dục thì không phải tất cả các địa phương, các trường học, các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục PTBV cho học sinh. Chính vì vậy, đẩy mạnh giáo dục PTBV cho học sinh ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 12 Ở lứa tuổi này học sinh đã có sự phát triển khá đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí và trí tuệ. Các em đã xác định được động cơ học tập, có quyết tâm cao và khả năng hành động độc lập để thực hiện được mục đích của mình. Ở tuổi này, các em thích tranh luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề trong học tập và đời sống. Các em đã có khả năng tiếp cận cao với giáo dục PTBV. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT Lê Lợi, qua tiếp xúc, trao đổi với học sinh và các giáo viên dạy môn Địa lí và qua các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi nhận thấy: nhiều em học sinh, nhất là ở những lớp học theo chương trình Chuẩn vẫn chưa có nhận thức rõ về tầm quan trọng và tư duy logic để có được sự PTBV. Vì vậy, các em cần phải được các giáo viên giáo dục về sự PTBV. 2.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục vì sự PTBV Để tìm hiểu về nhận thức của các giáo viên dạy môn Địa lí nói chung và giáo viên dạy môn Địa lí trường THPT Lê Lợi nói riêng về giáo dục PTBV, tôi tiến hành một số biện pháp như thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và dự các giờ giảng dạy của các giáo viên và tôi đã rút ra kết luận như sau: Phần lớn các thầy cô giáo đều có nhận thức khá đầy đủ về khái niệm PTBV, giáo dục vì sự PTBV và mục tiêu của giáo dục vì sự PTBV. Các thầy cô đều có trách nhiệm dạy cho học sinh những kĩ năng, giá trị, triển vọng về tương lai, nhằm khuyến khích, hướng dẫn các em tìm kiếm, phát hiện ra năng lực thực sự của mình. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này các thầy cô thường gặp không ít khó khăn như điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo; thời gian ngắn; năng lực nhận thức của nhiều học sinh còn hạn chế; phương pháp, cách thức triển khai của một số thầy cô chưa thật sự hợp lí 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Có rất nhiều hình thức, biện pháp để tiến hành giáo dục vì sự PTBV. Tuy nhiên, trên thực tế giảng dạy môn Địa lí lớp 12 tại trường THPT Lê Lợi tôi đã sử dụng và tham khảo những hình thức như sau: 3.1. Hình thức dạy học bài lớp Chương trình nội dung sách giáo khoa Địa lí lớp 12 có khối lượng kiến thức lớn nhưng số tiết học còn hạn chế, vì vậy, chủ yếu được tiến hành bằng hình thức dạy học bài lớp. Tuy nhiên, PTBV là vấn đề liên quan mật thiết tới thực tiễn địa phương nên ngoài hình thức bài lớp thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề thực tiễn của địa phương để liên hệ. Ví dụ: Bài 44 + 45: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố: giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội của địa phương nơi học sinh sinh sống, học tập, cụ thể là Tỉnh Quảng Trị.
  4. 4 Để hình thức dạy học bài lớp có hiệu quả cao trong việc giáo dục PTBV cho học sinh cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như: 3.1.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở Đối với giáo dục PTBV được tích hợp trong chương trình Địa lí lớp 12, những vấn đề địa lí có liên quan trực tiếp tới các nội dung của giáo dục PTBV là kinh tế - xã hội - tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Do đó, phương pháp đàm thoại gởi mở giúp học sinh khai thác các kiến thức từ thực tiễn để trả lời câu hỏi của giáo viên. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Ví dụ: Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - GV đặt câu hỏi: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? - HS có thể trả lời dựa trên các ý sau: + Về mặt kinh tế: kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tích lũy + Về chất lượng cuộc sống: thu nhập bình quân theo đầu người thấp, văn hóa, y tế, giáo dục chậm phát triển, các tệ nạn xã hội tăng nhanh, + Về mặt môi trường: Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, - GV đưa tiếp câu hỏi: Trước tình hình đó, nhà nước ta cần có chiến lược như thế nào để phát triển dân số hợp lí và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả? - HS có thể trả lời thông qua sơ đồ sau: Chiến lược phát triển dân số và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta Kiềm chế Xuất Phát triển công Chuyển dịch cơ Phân bố lại tốc độ tăng khẩu lao nghiệp ở miền núi cấu dân số nông dân cư giữa dân số động và nông thôn thôn và thành thị. các vùng Như vậy, đàm thoại gợi mở là phương pháp dùng lời nói có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, lôgic và lượng kiến thức của học sinh tăng theo quá trình học. Với phương pháp này, người giáo viên không mất nhiều thời gian cho một tiết học mà học sinh lại hoạt động tích cực, sôi nổi, đem lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí nói chung và giáo dục PTBV nói riêng. 3.1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Ví dụ: bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Khi dạy phần 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. - GV đặt vấn đề: Tại sao dân số nước ta tăng nhanh lại là thách thức rất lớn hiện nay? - HS suy nghĩ và đưa ra các giả thuyết: Dân số đông gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng trên cả 3 lĩnh vực: tài nguyên môi trường - kinh tế - xã hội. - GV: Như vậy, dân số tăng nhanh gây hậu quả nghiêm trọng, tác động đến cả 3 mặt của phát triển bền vững: kinh tế - xã hội - môi trường. Vậy, để PTBV Việt Nam cần có biện pháp gì?