SKKN Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua tác phẩm Chí Phèo

doc 14 trang honganh1 15/05/2023 1981
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua tác phẩm Chí Phèo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông qua tác phẩm Chí Phèo

  1. NCKHSP ứng dụng: Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo 1. TÊN ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA TÁC PHẨM CHÍ PHÈO 2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Xã hội ngày nay, song song cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, ăn nói thiếu văn hóa, tham gia vào các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Kỹ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là đơn giản. Đặc biệt là học sinh THPT. Đây là lứa tuổi vị thành niên, độ tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn, mọi suy nghĩ và hành động còn nông nổi, cảm tính; giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích động Vì vậy, nếu thiếu những kỹ năng sống cơ bản, các em dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng như thực tế chúng ta đã chứng kiến, có những học sinh bỏ học, có học sinh tìm lẽ sống cho mình ở trò chơi điện tử, có học sinh nghiện ngập Hơn nữa, ở bậc THPT các em học sinh bắt đầu tập cho mình một cuộc sống tự lập, muốn tự mình giải quyết tất cả mọi việc mà không muốn có sự can thiệp, giúp đỡ của người lớn tuổi. Vì thế giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh THPT càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì những lí do trên, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Đổi mới căn bản” nền giáo dục nước nhà. Nội dung chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, nội dung chương trình bậc THPT nói riêng hiện nay, ngoài những nội dung được pháp chế hóa bằng chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc học, từng môn học bộ Giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều nội dung tích hợp (tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giữa các môn học, giáo dục hòa nhập ) và một trong những nội dung tích hợp đặc biệt quan trọng là tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và khuyến khích các nhà trường tổ chức những tiết dạy kỹ năng sống cho các em học sinh. Môn ngữ văn trong nhà trường THPT là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng. Với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăn trở và thử nghiệm cách rèn luyện những kỹ năng sống cho học sinh THPT qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy văn, đồng thời góp phần vào việc khắc phục vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kỹ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh. Trong bài nghiên cứu này tôi xin trình bày định Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 1
  2. NCKHSP ứng dụng: Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua một tác phẩm văn học cụ thể là tác phẩm “Chí Phèo”. 3. GIỚI THIỆU 3.1. Hiện trạng Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005 điều 2 chương 3 đã quy định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo tổ chức UNESCO, Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: - Học để biết. - Học để làm. - Học để chung sống. - Học để tự khẳng định mình. Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại. Giúp con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh. Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức, sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện. Khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Xã hội nước ngày càng phát triển, nhiều vấn đề đòi hỏi mỗi người cần có những kỹ năng sống nhất định để có thể giải quyết một cách hiệu quả. Trường học có mục đích quan trọng nhất là dạy chữ, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Các em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn tiếp xúc với xã hội mà ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải có kỹ năng giải quyết hợp lí mới đem lại hiệu quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Mỗi con người đều bị chi phối bởi các quan hệ đa phương, đa chiều. Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người cần phải có bản lĩnh, có những kỹ năng riêng để xử lí. Bởi vây, chúng ta chỉ quan Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 2
  3. NCKHSP ứng dụng: Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo tâm đến việc dạy nội dung kiến thức sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh thiếu các kỹ năng cơ bản cần có trong cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng hóa giải căng thẳng, kỹ năng kiên định Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kỹ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách của học sinh. Mặt khác, tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với mọi người xung quanh. Khả năng ứng phó thích hợp trước những tình huống phức tạp của cuộc sống. Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số kỹ năng sống cơ bản như sau: - Kỹ năng sống về sức khỏe: chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giản, giải tỏa stress - Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên - Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân cách, xác định giá trị cuộc sống. - Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc 3.2. Giải pháp thay thế Qua tác phẩm Chí Phèo, đưa các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 3.3. Vấn đề nghiên cứu Vận dụng các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biện pháp giáo dục tích cực khi giảng dạy tác phẩm Chí Phèo có nâng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 3
  4. NCKHSP ứng dụng: Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo Vận dụng các câu hỏi, các tình huống có vấn đề, các biện pháp giáo dục tích cực sẽ trong quá trình giảng dạy tác phẩm Chí Phèo nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. 4. PHƯƠNG PHÁP 4.1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 11B3 và 11B5 Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị, năm học 2019- 2020. Lớp 11B3 gồm 44 học sinh, lớp 11B5 gồm 42 học sinh, hầu hết các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập và rèn luyện. 4.2.Thiết kế nghiên cứu Tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra sau tác động. 4.3. Quy trình nghiên cứu Giáo viên sử dụng các phương pháp tích cực để giáo dục kỹ năng sống thông qua các tiết dạy. Nội dung cụ thể như sau: a. Kỹ năng sống là gì? a.1 Khái niệm kỹ năng sống Các tổ chức trên thế giới đã đưa ra rất nhiều quan niệm về kỹ năng sống: * Theo UNESCO Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. *Theo Tổ chức y tế thế giới ( WHO) Kỹ năng sống là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. *Theo UNICEF Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại để củng cố. *Kết luận: Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Một kỹ năng có thể có những tên gọi khác nhau: Kỹ năng hợp tác còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng quản lí cảm Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị 4