SKKN Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông

doc 14 trang sangkien 7400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_de_xuat_bien_phap_hoan_thien_bau_khong_khi_tam_ly_su_ph.doc

Nội dung text: SKKN Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông

  1. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN A/ PHẦN MỞ ĐẦU 02 I. Tên đề tài 02 II. Lý do chọn đề tài 02 III. Mục đích nghiên cứu 03 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 04 V. Phạm vi nghiên cứu VI . Đối tượng nghiên cứu A/ PHẦN NỘI DUNG 04 I. Cơ sở lý luận 04 II. Biện pháp hoàn thiện bầu không khí tập thể sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh 07 C/ PHẦN KẾT LUẬN 15 I. Bài học kinh nghiệm 15 II. Đề xuất và kiến nghị 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 1
  2. A/ PHẦN MỞ ĐẦU I. TÊN ĐỀ TÀI: Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Người Việt Nam có câu: “tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi” để nói lên tầm quan trọng của tư tưởng đối với công việc. Một khi tư tưởng không thông suốt, không thoáng đạt thì việc dù nhỏ đến đâu cũng không thể làm nổi. Mà tư tưởng con người lại bị các hiện tượng tâm lý chi phối. Các hiện tượng tâm lý của con người diễn ra đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Khoa học đã chứng minh rằng: “ yếu tố tâm lý”, “ yếu tố tinh thần”, “ yếu tố con người” có thể tăng cường hoặc suy giảm sinh lực vật chất và tinh thần của con người hoặc là làm nên những điều kỳ diệu hoặc là trở nên vô cùng yếu đuối, bất lực trong công tác và cuộc sống của mình. Nhà trường là nơi quy tụ những người có tri thức. Mỗi thành viên của tập sư phạm càng không phải là cái “ ro bot” hành động máy móc theo sự điều khiển của người phó hiệu trưởng, mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm lý, ý thức cao của họ. Thực tế cho thấy, chỉ cần một câu thăm hỏi chân tình, hay một sự quan tâm nho nhỏ của người phó hiệu trưởng mà giáo viên yêu kính, có thể làm cho giáo viên cảm thấy khoẻ khoắn cả về sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một lời phê bình, trách phạt không đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ của phó hiệu trưởng cũng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả hoạt đôùng của họ. Hơn nữa, hiện tượng tâm lý lại rất dễ bị lây lan từ người này qua người khác. Tâm lý của một vài cá nhân có thể lây lan nhanh chóng trong tập thể. Vì vậy, chỉ một cách cư xử đúng hay sai của phó hiệu trưởng đối với một hoặc một vài giáo viên cũng có thể tạo nên tâm trạng phấn chấn hoặc giận dữ của cả tập thể. Có thể nói: hiểu được tâm lý của giáo viên, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người phó hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế với từng giáo viên và tập thể sư phạm; biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu không khí lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình; biết cách hoàn thiện mình để làm việc tốt hơn, biết đoàn kết thống nhất cao trong tập thể. Bác Hồ đã dạy: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Thế nhưng, tôi đã không hiểu được điều đó. Là một phó hiệu trưởng, tôi đôi khi áp đặt, bắt giáo viên phải thế này, thế khác. Tôi đặc biệt thích thú khi thấy giáo viên bắt buộc phải làm theo sự điều khiển của tôi mặc dù trong lòng họ có khi rất ấm ức. Tôi cũng nhận thấy rằng giáo viên không vui vẻ, không muốn gần gũi tôi. ồ! Phải thôi vì tôi là một phó hiệu trưởng đầy uy quyền mà, ai dám ngang hàng với mình kia chứ! (tôi nghĩ thế và cảm thấy rất tự hào). 2
  3. Qua thời gian công tác, tôi đã có những nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công tác quản lý giáo dục. Vì thế, những điều băn khoăn trên đã được giải đáp. Thì ra, nguyên nhân khiến cho hiệu quả công việc của trường tôi đạt mức độ thấp chính là do mối đoàn kết trong tập thể sư phạm chưa cao, bầu không khí sư phạm trong nhà trường luôn ảm đạm, u uất, nặng nề, khiến cho mọi người mất hết cả sinh lực và chí khí, luôn làm việc trong tâm trạng chán nản, tuyệt vọng. Mà thủ phạm gây nên điều đó không phải ai khác mà chính là tôi – Phó hiệu trưởng nhà trường. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: “ Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm của phó hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đưa tập thể nhà trường ngày một đi lên. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở phân tích thực trạng bầu không khí tâm lý sư phạm của trường tiểu học Phan Chu Trinh hiện nay, dùng lý luận đã được học tập và kinh nghiệm thực tế làm ngọn đèn soi rọi thực tiễn để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý, đề xuất hướng cải tiến và xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh, vui tươi, trong sáng để nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Tìm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm nhà trường. Phân tích thực trạng bầu không khí tâm lý sư phạm nhà trường, đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do hạn chế về năng lực nghiên cứu của bản thân cũng như sự hạn hẹp về thời gian và khuôn khổ bài viết, nên tôi chỉ đề cập đến nội dung “Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông”. VI VI . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng mà tôi nghiên cứu là tập thể sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh – xã ĐăkRu – huyện ĐắkR’lâp – tỉnh Đắk Nông. B/ PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1. Các khái niệm: a. Đề xuất: Đề xuất là đưa ra những đề nghị, những phương án, đề án hoặc biện pháp để cùng bàn bạc, thảo luận. b. Biện pháp: Biện pháp là những cách làm, cách giải quyết những vấn đề cụ thể. c. Hoàn thiện: Hoàn thiện là tốt hoàn toàn. 3
  4. d. Bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm: Bầu không khí tâm lý của tập thể là trạng thái tâm lý – xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên tập thể đó.Trạng thái tâm lý này của các thành viên trong tập thể, lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó. Như vậy, bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một tập thể cơ sở (Không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí; không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đoàn kết). Không khí tâm lí của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh trong quá trình hoạt động chung. Đó chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lí xã hội mà lan truyền tâm trạng từ cá nhân này, nhóm này sang cá nhân khác, nhóm khác và cả tập thể. Tuỳ vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lí trong tập thể mà nó làm tăng hoặc huỷ diệt sức khoẻ, tinh thần, năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm. + Bầu không khí tâm lí của tập thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan ( bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể ( Các quan hệ trong các nhóm chính thức và không chính thức). 1.2. Một tập thể có bầu không khí tốt đẹp nếu thoả mãn các dấu hiệu: - Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng, kỉ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ. - Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề về nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh. - Mục đích hoạt động của tập thể ( Nhiệm vụ của tập thể) được mọi người hiểu rõ và nhất trí. - Mọi người tôn trọng và giúp đỡ nhau lao động sáng tạo. - Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn. Mỗi người ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình. - Sự nhận xét, phê bình mang tính chất xây dựng. Không có tính chất đả kích xoi mói nhau dù là công khai hay ngấm ngầm. - Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh. - Không có hiện tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn, xin chuyển công tác. - Năng suất lao đôùng và hiệu quả công tác cao. - Những người mới đến mau chóng hoà nhập được vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó. 1.3. Ý nghĩa của bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm: Tâm trạng tập thể có vai trò to lớn đối với cá nhân và tập thể. Tâm trạng tích cực làm cho con người sung sức hơn, thông minh hơn, nhân ái hơn. Tâm trạng tiêu cực làm cá nhân có những trạng thái tâm lí ngược lại. Từ đó tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân mang tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động 4
  5. chung của tập thể, làm tốt hoặc làm xấu không khí chung của tập thể thông qua các cơ chế tâm lí xã hội và do vậy cũng làm tăng hoặc giảm hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể. Chính vì vậy, mà các nhà tâm lí học cho rằng tâm trạng tập thể hình thành thì chính nó là nhân tố điều tiết tính tích cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân. Có tác giả cho rằng “Trong việc tri giác hiện thực khách quan, vai trò của tâm trạng xã hội (tập thể) còn lớn hơn vai trò của ý thức xã hội”, tức là sự nhìn nhận, đánh giá hiện thực khách quan bị khúc xạ mạnh mẽ bởi tâm trạng của cá nhân. 1.4. Những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng bầu không khí tâm lí : Bầu không khí tâm lý là do tâm trạng tập thể sư phạm tạo thành. Vì vậy, muốn hiểu rõ bầu không khí tâm lý sư phạm của nhà trường ta cần xem yếu tố nào ảnh hưởng đến tâm trạng bầu không khí tâm lý sư phạm từ đó tìm hướng khắc phục. Các yếu tố tạo nên tâm trạng tập thể có thể kể đến là: - Điều kiện sống và hoạt động của tập thể : Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc thuận lợi hoặc khó khăn của tập thể và cá nhân ( kinh tế ổn định tạo ra tâm trạng dễ chịu ; điều kiện làm việc của nhà trường thuận lợi, việc tổ chức lao động sư phạm trong nhà trường tổ chức khoa học, nhịp điệu ổn định tạo nên tâm trạng vui vẻ, thư thái và ngược lại). - Tâm trạng phụ thuộc rất lớn vào quan hệ người – người trong tập thể. Tuỳ theo tính chất tích cực hoặc tiêu cực của các mối quan hệ này mà hình thành nên tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân và tập thể. “Tâm trạng của mỗi người chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách xử sự của những người ta giao tiếp với họ”. Giáo sư Sazop còn nói thêm “ Sức khoẻ của người ta phụ thuộc vào cảm xúc và tâm trạng, còn cảm xúc và tâm trạng lại phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau đã được hình thành giữa người và người”. Tóm lại khi đềứ cập đến cảm xúc tập thể, người cán bộ quản lí cần chú ý : + Coi nhiệm vụ cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên, cán bộ công nhân viên là một nhiệm vụ cơ bản trong công tác của mình. Bằng mọi cách, tận dụng mọi thời cơ để làm tốt điều đó. Làm sao để mọi người thấy được triển vọng phát triển tốt đẹp của điều kiện sống và làm việc của họ trong một tương lai gần ( Dù hiện tại còn khó khăn). Trong mỗi năm học cố gắng chọn một hoặc một vài nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu đạt bằng được, làm tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. + Quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong tập thể, đặc biệt là hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo – những người thừa hành. Theo Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, có đến 53% nguyên nhân tạo ra sự căng thẳng không khí làm việc trong tập thể lao động là do lỗi của người lãnh đạo. 2. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH: 2.1. Giới thiệu về tình hình nhà trường: a. Quy mô của trường tiểu học Phan Chu Trinh: Trường tiểu học Phan Chu Trinh được thành lập theo quyết định số 749/QĐ-UB ngày 27 tháng 8 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân huyện ĐắkR’lâp. Mục tiêu chung của nhà trường 5