SKKN Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của SêKhốp và việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh

doc 20 trang sangkien 29/08/2022 6460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của SêKhốp và việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_chat_nhan_ban_trong_truyen_ngan_nguoi_trong_bao_cua_sek.doc

Nội dung text: SKKN Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của SêKhốp và việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh

  1. I.Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Nhân bản là bản tính con người, những bản tính ấy là chất người, làm nên Con người. Nhân bản là một vấn đề rộng, bao gồm tất cả những gì thuộc về con người, có cả cái xấu và cái tốt, có cả cái thuộc về bản năng tự nhiên và những hành động có ý nghĩa xã hội. Chủ nghĩa nhân bản là sự ngợi ca, đề cao chất người, tính người, đòi hỏi con người sống đúng nghĩa Con người. Chủ nghĩa nhân bản có xuất điểm là lòng nhân đạo, yêu thương đề cao con người, đòi hỏi quyền sống có nhân tính, có những điều tốt đẹp, Song, trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, thì con người ta đang dần đánh mất di cái chất nhân bản vốn có từ ngàn xưa của dân tộc, trong đó có cả học sinh- những trụ cột trong tương lai của Tổ quốc. Việc giáo dục chất nhân bản cho học sinh là vô cùng quan trọng. Vì nếu được giáo dục một cách nghiêm túc thì các em sẽ có tâm hồn trong sáng, biết yêu thương đồng loại, yêu quê hương đất nước và biết xác định mục đích sống tốt đẹp cho mình. Trong chương trình Ngữ văn 11, mỗi tác phẩm được chọn để giảng dạy đều có mục đích và ý nghĩa riêng. Song tôi nhận thấy tác phẩm “Người trong bao” của A.P.Sêkhốp đã truyền tải được một vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh tích cực: Chất nhân bản trong con người. Từ đó giúp học sinh hình thành quan niệm sống một cách tích cực và lành mạnh. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của SêKhốp và việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện mục đích: chỉ ra chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” để từ giáo dục quan niệm sống cho học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” . - Đối tượng nghiên cứu: Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của SêKhốp và việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh. 4. Giả thiết khoa học. 1
  2. Nếu chỉ ra được chất nhân bản tích cực trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sêkhốp thì sẽ góp phần giáo dục quan niệm sống lành mạnh, tích cực cho học sinh. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu chất nhân bản tích cực trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sêkhốp . - Những khía cạnh của chất nhân bản trong truyện ngắn có liên quan đến việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh. 5.2 Phạm vi đề tài - Đề tài chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhỏ, đó là “Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sêkhốp và việc giáo dục quan niệm sống cho học sinh. - Thời gian nghiên cứu: với đề tài này, tôi đã nghiên cứu từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 05 năm 2010. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp: đọc- hiểu. - Phương pháp: phân tích - tổng hợp. - Phương pháp: phát vấn - đàm thoại. - Phương pháp: thuyết giảng. - Phương pháp: gợi mở - Phương pháp: phân tích nêu vấn đề 7. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu nghiên cứu, Đề tài nghiên cứu gồm 4 phần chính: I. Cơ sở lý luận đề tài II. Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” III. ý nghĩa giáo dục của tác phẩm (với việc hình thành quan niệm sống cho học sinh. IV. Đề xuất giáo án thể nghiệm. 2
  3. Phần nội dung đề tài I. Cơ sở lý luận của đề tài. 1. Giới thuyết khái niệm Có nhiều quan niệm, nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề nhân bản. Vì vậy, tôi đã khảo sát một số từ điển nhằm đưa ra một cách hiểu chung cơ bản nhất, làm cơ sở cho viêc tìm hiểu chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” . Sách “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” của Hồ Xuân Thái (NXB Văn hoá- Thông tin -1999) quan niệm “Nhân: người, Bản: gốc. Nhân bản: cái gốc làm người”. Quan niệm này cho rằng “Nhân bản” bao gồm tất cả những gì làm nên con người, để phân biệt con người với các sinh vật khác. Cuốn “Hán Việt từ nguyên” của Bửu Kế-NXB Thuận Hoá-1999, lại cho rằng “Nhân: người, Bản: gốc. Nhân bản: lấy người làm gốc. Cái thuyết cho rằng là người quan trọng hơn cả, là gốc của vũ trụ”. Khác với quan niệm trên, quan niệm này lại chú ý đến vai trò và vị trí của con người trong vũ trụ Đây là một thuyết đề cao vai trò của con người, coi con người là vốn quý, là tinh tuý, là gốc của mọi việc. Trên cơ sở ý kiến vừa nêu, đề tài có một cách hiểu chung nhất vấn đề này đó là: Nhân bản là bản tính của con người, là cái làm nên con người. Con người cần có những bản tính ấy thì mới là con người thực sự để phân biệt với các thực thể sống khác Mặt khác, con người là trung tâm của văn học. Do vậy, tác phẩm văn học nào cũng có tính nhân bản nhiều hoặc ít. Tính nhân bản ở đây được hiểu là cuộc sống, hành động, việc làm, tình cảm của con người, thuộc về con người, được phản ánh trong tác phẩm. Nhân bản là khát vọng, mơ ước, ý chí, nghị lực và tình yêu, Tính nhân bản thuộc về nội dung phản ánh, đề tài, nhân vật, hướng về con người. Tính nhân bản trong tác phẩm còn phụ thuộc vào quan niệm, tư tưởng, tấm lòng của nhà văn với con người và cuộc sống. Từ những quan niệm về nhân bản trên đây, tôi sẽ đi vào tìm hiểu bước đầu vấn đề chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sêkhốp nhằm giáo dục lòng nhân đạo và nhân cách cho học sinh. 2. Cơ sở chính trị và pháp lý của đề tài. 3
  4. Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta hiện nay là chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong đó nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Từ đó xây dựng mục đích sống lành mạnh, tốt đẹp cho các em ở tương lai. Vì vậy, nếu chỉ ra được chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” sẽ góp phần xây dựng quan niệm sống lành mạnh cho học sinh. II. Chất nhân bản trong truyện ngắn “Người trong bao” . 1. Phê phán lối sống trong bao tiêu cực. Truyện ngắn “Người trong bao” kể về lối sống trong bao của Bêlicốp với cảm hứng phê phán sâu sắc. Có thể nói suốt cuộc đời mình Bêlicốp chưa dám sống một phút giây nào. Hắn tìm kiếm sự an toàn trong cái bao cả về thể xác lẫn nội tâm. Thứ tiếng hắn dạy là tiếng HiLạp cổ lỗ, lỗi thời. Sinh hoạt hàng ngày của hắn cũng hết sức khác thường, y luôn bao kín mình trong đống quần áo, mũ, kính, ủng bất kỳ mưa hay nắng. Hắn lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt là thu mình vào trong một cái bao để ngăn cách, bảo vệ hắn với thế giới bên ngoài. Về mặt tinh thần cũng vậy, Bêlicốp chỉ ca ngợi quá khứ, những cái không bao giờ có thực để trốn chạy hiện tại. Ngay cả ý nghĩ hắn cũng cố giấu trong bao bởi hắn luôn sợ “Nhỡ xảy ra chuyện gì”. Lối sống của Bêlicốp vừa khiến ta giận vừa khiến ta thương bởi kiếp người sống lay lắt mỏi mòn, lúc nào cũng lo âu, sợ sệt Đây là phân nhân bản tiêu cực của con người được nhìn nhận bằng thái độ nhân bản đầy cảm thông, yêu thương. Phê phán lối sống trong bao này, Sêkhốp đã gián tiếp cho con người thấy họ sống nhàm chán, buồn tẻ, vô vị, vô nghĩa và cần thay đổi lối sống trong bao đó để sống có ý nghĩa, có nhân bản hơn. Nhưng Sêkhốp không chỉ dừng lại ở một cá nhân, ông đã miêu tả tác hại của lối sống đó ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Bằng tiếng thở dài và lời than vãn của mình Bêlicốp như làm một cuộc thôi miên tập thể cả thành phố. Họ sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen Từ đó, Sêkhốp phê phán xã hội không có nhân bản khi con người không dám làm việc tốt (đọc sách, làm từ thiện, giúp người nghèo ), không dám vui chơi giải trí (xem hát, diễn kịch, nói to, làm quen, ). Sêkhốp đã đánh thức trong lòng người đọc nhận biết tâmlí trong bao nô lệ mà tránh xa nó, để sống có ý nghĩa, sống hành động, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người, xã hội, xoá bỏ tâm lí nô lệ sợ hãi để xây dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn. 4
  5. 2. Chỉ ra sự chết dần của chất người trong con người. Bêlicốp sống không mơ ước, không khát vọng, sống không làm việc có ích, anh ta luôn cố thu mình trong bao, luôn sợ “Nhỡ xảy ra chuyện gì” Đó chính là sự chết dần của nhân tính, của chất người, đó ngược lại với nhu cầu và ý nghĩa nhân sinh. Tác hại của lối sống trong bao rất lớn nên mọi người phải có trách nhiệm phá bỏ nó đi để có một cuộc sống khác. Con người phải phát huy phần tốt đẹp chứ không được thui chột nó đi. Trong truyện, dưới ảnh hưởng của lối sống trong bao, phần chất người bị thui chột dần đi. Những việc làm có ích như đọc sách,làm từ thiện, giải trí hay những việc vô hại như nói to, làm quen, gửi thư mà con người cũng không dám làm. Điều đó chứng tỏ xã hội này là xã hội vô nhân bản và chúng ta cần phải thay đổi cuộc sống để có một xã hội khác tốt đẹp hơn. 3. Xây dựng nhân vật tích cực Đối lập với Bêlicốp và cuộc sống trong bao của anh ta là chị em Varenka. Nếu như Bêlicốp chỉ biết sống ru rú trong bao, sợ sệt không dám làm việc gì, thì chị em Varenka lại có cuộc sống vui vẻ, cởi mở, chan hoà-cách sống mà mỗi khi Bêlicốp tiếp xúc đều tái mặt, run lập cập, sợ hãi, phản đối. Họ nói to, cười to, đi xe đạp, cãi nhau, đọc sách và làm những gì họ thích, họ cho là đúng. Chị em họ sống vui vẻ hồn nhiên từ trong bản chất, họ sống cuộc đời ồn ào, nhộn nhịp, yêu quê hương Ucraina tươi đẹp. Sêkhốp không phải không có ngầm ý khi đặt hai lối sống khác biệt nhau trong thế đối sách nhau, bởi điều đó vừa tạo được mâu thuẫn, vừa để ngầm so sánh để người đọc tự tìm cho mình một hướng đi, một cách sống mới. Kôvalenkô, Varenka, Burkin, bác sĩ Ivan trong truyện đại diện cho những nhân vật tích cực, tiến bộ của Sêkhốp. Họ là những người tốt, nhận ra bản chất của xã hội nên họ có tâm trạng bất mãn, thất vọng Tất cả những tình cảm đó thể hiện chất người sâu sắc, tiến bộ trong họ. Đó là khía cạnh của chất nhân bản. III. ý nghĩa giáo dục của tác phẩm “Người trong bao” . (Với việc hình thành quan niệm sống của học sinh). Bất kỳ tác phẩm nào cũng có ý nghĩa giáo dục con người. Nó thể hiện ý đồ cải tạo cuộc sống của tác giả. Khi đọc văn, quan trọng là rút ra được ý nghĩ giáo dục của nó. Đây cũng là chức năng quan trọng của văn học. Văn chương hình thành và hoàn thiện thế giới quan, nhân sinh quan của người nhằm giáo dục con người sống 5