SKKN Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Mường Chùm - Mường La – Sơn La nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Mường Chùm - Mường La – Sơn La nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_cach_su_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_de_nang_cao_chat_l.doc
Nội dung text: SKKN Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Mường Chùm - Mường La – Sơn La nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8
- Cách sử dụng các phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Hố Mít Phần 1: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài: 1. Khách quan: Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học – công nghệ, thế giới đã và đang có bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Toàn cầu hóa về kinh tế tri thức là xu thế khách quan lôi cuốn mọi người vào quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy hội nhập quốc tế là một tất yêu khách quan, mang tính quy luật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong thời gian hiện nay. Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước ta từ năm 2001 – 2010 Đảng ta chỉ rõ: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” (NQ Đại hội Đảng – IX) Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là nền móng của sự phát triển kinh tế, xã hội đen lại sự thịnh vượng cho đất nước muôn đời. UNESCO đã tổng kết về việc thực hiện chức năng xã hội hóa của Giáo dục: “ Học để biết – học để làm việc – học để làm người – học để cùng chung sống”. Trong xu thế phát triển đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại ngày nay; nhằm thực hiện “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thực hiện ước nguyện của Bác Hồ kính yêu là đưa dân tộc Việt Nam “ Bước lên đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu” và đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 2. Lý do chủ quan. Giáo dục trung học cơ sở là một yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do đó phải có sự thay đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và cách đánh giá để đáp ứng sự yêu cầu mới của xã hội cũng như nhu cầu mới của người học (Học Sinh) để đẩy nhanh quá trình hội nhập trong khu vực, cũng như trên thế giới. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục THCS nhằm củng cố, phát triển những kiến thức đã được học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tự giác của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực Trần Duy Chính – Trường THCS Hố Mít – Huyện Tân Uyên – Lai Châu 1
- Cách sử dụng các phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Hố Mít tiễn, bước đầu ý thức được năng lực của mình, sống tự tin, tự trọng, trung thực, năng động, có khả năng giải quyết được những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Trong nhiều năm qua, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, việc nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm giáo dục đã đem lại hiệu quả cao góp phần cho công tác giảng dạy giáo viên và chất lượng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ chỉ đạo trong công tác chỉ đạo dạy đủ môn học bắt buộc có môn Công Nghệ. Nghị quyết TW 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ “đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” và phải “khuyến khích tự học” phải “áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Định hướng đã được ghi trong Luật giáo dục điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Môn học Công nghệ là mang tính ứng dụng thực tiễn cao, do đó phải rèn luyện cho học sinh những kiến thức kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, cuộc sống hàng ngày mà các kiến thức về khoa học – kỹ thuật thì thay đổi nhanh chóng. Mặt khác môn Công nghệ đề cập đến việc giải quyết những vấn đề thực tiễn trong sản xuất hàng ngày mà lời giải thực tiễn này thường đa dạng, không đơn trị. Do vậy giáo viên cần khơi dạy tính sáng tạo của học sinh khi dạy các em cách giải quyết vấn đề thực tiễn đó cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng học sinh và từng địa phương. Mặt khác trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em là học sinh dân tộc, việc tiếp thu các phương pháp dạy học mới còn hạn chế nên kết quả học tập còn rất nhiều ảnh hưởng, sự hiểu biết của học sinh về bộ môn còn yếu nên kết quả học tập chưa cao. - Một số em ý thức học tập và tu dưỡng chưa cao. - Kỹ năng thực hành của nhiều học sinh còn hạn chế. - Nhận thức của các em không đồng đều. - Khả năng phân tích tổng hợp của một số em còn hạn chế, chưa tích cực trong tư duy sáng tạo, còn thụ động trong nhận thức. Chất lượng dạy học là một vấn đề được nhiều giáo viên giảng dạy cũng như cán bộ quản lý quan tâm trong nhiều năm qua. Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả cao dạy học môn Công nghệ qua đó cũng nhằm để khắc phục được những nguyên nhân, tồn tại trên bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Mường Chùm - Mường La – Sơn La nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 8 . II. Mục đích nghiên cứu: “Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Mường Chùm - Mường La - Sơn La” Nhằm giúp người quản lý và giáo viên có cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục - Đào tạo. Trần Duy Chính – Trường THCS Hố Mít – Huyện Tân Uyên – Lai Châu 2
- Cách sử dụng các phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Hố Mít III. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. - Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến “Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8” + Tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy học môn Công nghệ 8 Trường THCS Mường Chùm – Mường La – SơnLa. + Giới thiệu một số bài soạn môn Công nghệ 8 và so sánh giữa phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành môn Công nghệ 8. + Dùng lý luận phân tích thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm về chất lượng dạy học môn Công nghệ 8 Trường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La đã và đang thực hiện. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, các tạp trí giáo dục, các tài liệu có liên quan đến phương pháp giáo dục, chất lượng dạy học môn Công nghệ 8. - Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát, thống kê. - Tổng kết kinh nghiệm. V. Đối tượng nghiên cứu: “Cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8 ở trường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La” VI. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh học môn Công nghệ 8 trường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La. VII. Thời gian nghiên cứu: - Tháng 9/2007. Chọn đề tài. - Tháng 10/2007. Thu thập tài liệu. - Tháng 11 đến tháng 12 năm 2007 viết đề cương nghiên cứu. - Tháng 01 đến tháng 03 năm 2008 viết đề tài. - Tháng 04 năm 2008 hoàn thành đề tài. VIII. Giả thiết khoa học: Thực chất hiện nay chất lượng dạy học môn Công nghệ 8 còn yếu so với nội dung chương trình, mục tiêu kế hoạch đề ra. Nếu có những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8 của đề tài được đề xuất được vận dụng Trần Duy Chính – Trường THCS Hố Mít – Huyện Tân Uyên – Lai Châu 3
- Cách sử dụng các phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 ở Trường THCS Hố Mít vào những trường THCS tương ứng trường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Công nghệ 8. Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ I. Một số khái niện: 1. Quản lý hoạt động dạy học a. Khái niệm dạy học: Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, là quá trình tác động qua lại giữa thày và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của cá nhân người học. b. Quản lý hoạt động dạy học trong quản lý giáo dục. Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý trong quá trình dạy học “ Quá trình dạy học là tập hợp những hành động tiếp diễn của giáo viên và học sinh được giáo viên hướng dẫn, hành động nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo và trong quá trình đó, phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và hành vi Cộng sản chủ nghĩa” ( Luật Giáo dục năm 2005 ) 2. Thế nào là chất lượng. a. Chất lượng nói chung: Chất lượng là phù hợp với các chuẩn mực đã được quy định từ trước mà theo đó các sản phẩm hay dịch vụ phải nhằm mục đích đạt tới. b. Chất lượng giáo dục. Chất lượng đào tạo của một nhà trường hay cơ sở giáo dục phải đạt tuân thủ theo quy định chặt chẽ với qui trình hợp lý nhằm đạt được các chuẩn mực đã được qui định từ trước. 3. Phương pháp dạy học tích cực. Đối với học sinh phương pháp tự học được hiểu và vận dụng như sau: Giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự giác, thích thú nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết đặt câu hỏi, tự kiểm tra đánh giá kết quả làm bài và biết sửa chữa những sai sót trong bài làm của mình. II. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 1. Quan điểm giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có vốn truyền thống hiếu học, một dân tộc thông minh, giàu sức sáng tạo. Từ xa xưa ông cha ta đã quan niệm: “Hiền tài là Trần Duy Chính – Trường THCS Hố Mít – Huyện Tân Uyên – Lai Châu 4