SKKN Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)

doc 16 trang honganh1 15/05/2023 4521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_phat_trien_tu_duy_hoc_sinh_phuc_vu_cho_gi.doc

Nội dung text: SKKN Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)

  1. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Phạm Thị Thủy Đơn vị: Trường THPT Hướng Hóa MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Lịch sử vấn đề 1 I.2.1. Tài liệu nước ngoài 1 I.2.2. Tài liệu trong nước 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 I.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 I.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 I.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 I.4.1. Mục đích nghiên cứu 2 I.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu 3 I.5.1. Phương pháp lý thuyết 3 I.5.2. Phương pháp thực tiễn: 3 I.6. Đóng góp của đề tài 3 I.7. Cấu trúc của đề tài 3 II. NỘI DUNG 4 II.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông . . 4 II.2. Đánh giá thực trạng 4 II.2.1. Thực trạng các bài kiểm tra trước khi sử dụng các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh 4 II.2.2. Nguyên nhân 4 II.3. Các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh phục vụ cho việc giảng dạy bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII . . . . .5 II.3.1.Yêu cầu cơ bản của bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII .5 II.3.1.1 Mục tiêu bài học 5 II.3.1.2 Thiết bị và tài liệu dạy học 5 II.3.2. Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho việc giảng dạy bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10-Chương trình cơ bản) . 5 II.3.2.1. Trình bày miệng sinh động, gây hứng thú học tập 5 II.3.2.2. Khai thác triệt để việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển tư duy học sinh 7 II.3.2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức 8 II.3.2.4. Khai thác, sử dụng các loại tài liệu tham khảo 10 II.3.2.5. Tổ chức trao đổi, thảo luận 10 II.3.2.6. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa 11 III. Tính hiệu quả của đề tài .11 IV. KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
  2. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Phạm Thị Thủy Đơn vị: Trường THPT Hướng Hóa I. MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng luôn là yêu cầu và mục tiêu của giáo dục phổ thông nhằm giáo dục, bồi dưỡng những con người có năng lực tư duy sáng tạo, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Khoa học giáo dục- tâm lý đã chứng minh, phát triển năng lực nhận thức làm tăng hiệu quả của toàn bộ quá trình dạy học, tăng hứng thú học tập và phát triển cá tính học sinh. Phát triển năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh, truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức là ba mặt hữu cơ, ba mục tiêu của quá trình dạy học. Với những suy nghĩ trên, trong chương trình Lịch sử bậc THPT, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)” nhằm tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất, trên cơ sở đó gây hứng thú, tình cảm cho học sinh trong giờ học để góp phần từng bước nâng cao chất lượng của bộ môn Lịch sử. I.2. Lịch sử vấn đề Liên quan đến đề tài đã có công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, chủ yếu đề cập đến các khía cạnh sau: I.2.1. Tài liệu nước ngoài Tác giả I.F. Kharlamov với công trình "Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?" đã nêu lên một số biện pháp nhằm kích thích hoạt động nhận thức của học sinh đồng thời khẳng định: "vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập có những điều bổ ích đáng học hỏi" bởi vì "trong quá trình làm việc với sách giáo khoa và tài liệu học tập, HS nắm vững và củng cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu được kĩ năng, kĩ xảo". I.F. Kharlamov cũng khẳng định "tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tích cực tư duy HS ". Tác giả Đairi trong cuốn "Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?" đã khẳng định tầm quan trọng của nguồn tài liệu tham khảo, theo ông để tiến hành một giờ học đạt hiệu quả cao người giáo viên phải thực hiện nhiều khâu như chuẩn bị giáo án, thực hành các bước tiến hành giờ học trên lớp, đồng thời nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu liên quan để làm rõ các sự kiện trong quá trình giảng dạy, "phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn hình, muôn vẻ" và khẳng định "toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên quan đến sự kiện ". Bởi vì theo ông, nếu giáo viên lựa chọn tài liệu một cách khéo léo và trên cơ sở đó chuyển hóa chúng thành các biện phát phát triển tư duy sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên phong phú về kiến thức, tình cảm, hình thành khái niệm, điều này cũng tác động đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 1
  3. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Phạm Thị Thủy Đơn vị: Trường THPT Hướng Hóa I.2.2. Tài liệu trong nước Ở trong nước, giáo trình về phương pháp dạy học lịch sử như "Phương pháp dạy học lịch sử" (tập 1), xuất bản năm 2007 của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đã đề cập đến vấn đề tư liệu trong dạy học và phương pháp sử dụng tư liệu trong giảng dạy lịch sử, đưa ra các nguyên tắc cần phải thực hiện trong dạy học lịch sử. Trong cuốn "Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông", tác giả Nguyễn Thị Côi đã nêu lên bản chất của hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, ý nghĩa của hoạt động nhận thức tích cực độc lập đối với hiệu quả bài học đồng thời đưa ra các con đường, biện pháp nhằm phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy của học sinh. Tác giả Phan Ngọc Liên trong cuốn“Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 2) đã khẳng định việc phát triển các hoạt động nhận thức độc lập, tích cực nhất là tư duy độc lập sáng tạo của học sinh có ý nghĩa đặc biệt đối với hiệu quả bài học đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những nội dung liên quan đến vấn đề dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, “Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)” thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và giải quyết. Đây là nhiệm vụ cơ bản mà đề tài cần tiếp tục giải quyết. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu xoay quanh việc tìm ra các biện pháp nhằm phát triển tư duy cho học sinh khi làm các bài kiểm tra. Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 10 Trường THPT Hướng Hóa. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn ở các biện pháp phát triển tư duy phục vụ cho việc dạy học bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản). Đề tài nghiên cứu qua năm học 2018-2019. Những biện pháp mà đề tài nghiên cứu, bản thân tôi lồng ghép trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh ở các cấp độ khác nhau. I.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu I.4.1. Mục đích nghiên cứu Việc sử dụng các biện phát pháp triển tư duy phục vụ cho việc dạy học bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản), góp phần đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT, hình thành nhân cách và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em về các sự kiện, nhân vật lịch sử thế giới. 2
  4. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Phạm Thị Thủy Đơn vị: Trường THPT Hướng Hóa I.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn để xác định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. - Xác định một số nguyên tắc cần phải thực hiện khi sử dụng các biện pháp phát triển tư duy. - Đưa ra những định hướng, biện pháp sư phạm cụ thể để sử dụng các biện pháp phát triển tư duy phục vụ cho việc dạy học bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản). I.5. Phương pháp nghiên cứu I.5.1. Phương pháp lý thuyết Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, trước tiên tôi phải sử dụng phương pháp giảng giải, phân tích lý thuyết về một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. I.5.2. Phương pháp thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin. I.6. Đóng góp của đề tài Đề tài hoàn thành sẽ có những đóng góp sau: - Bổ sung cơ sở lý luận về việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. - Đề xuất một số nguyên tắc cần phải thực hiện khi sử dụng các biện pháp phát triển tư duy. - Lựa chọn sử dụng các biện pháp phát triển tư duy phục vụ cho việc dạy học bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản). - Đề xuất những định hướng, biện pháp sư phạm cụ thể để sử dụng các biện pháp phát triển tư duy phục vụ cho việc dạy học bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản). I.7. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo. 3
  5. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Phạm Thị Thủy Đơn vị: Trường THPT Hướng Hóa II. NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: trình bày miệng, khai thác tranh, ảnh, lược đồ, hệ thống các câu hỏi, bài tập củng cố và nâng cao có vị trí và vai trò cực kì quan trọng vì việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp không chỉ thực hiện phương pháp thông tin tái hiện nhằm khôi phục hình ảnh quá khứ mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, kích thích hứng thú, đam mê học tập nghiên cứu của học sinh. Làm thế nào để phát triển tư duy cho người học một cách hiệu quả? Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho ngành Giáo dục mà cho toàn xã hội. Trong thực tế, phát triển tư duy cho người học là mục tiêu quan trọng của các chương trình dạy học. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình thường cấu trúc theo hướng đồng tâm và phát triển. Phương pháp dạy học hướng vào người học nhằm tôn trọng lợi ích, quyền lợi, sáng tạo cá nhân của họ. Nhờ đó, tư duy của người học sẽ được hình thành và phát triển trong môi trường, điều kiện tốt nhất. II.2. Đánh giá thực trạng II.2.1. Thực trạng các bài kiểm tra trước khi sử dụng các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh Qua các bài kiểm tra đánh giá học sinh liên quan đến bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản), chủ yếu học sinh mới chỉ trình bày được các nội dung kiến thức ở cấp độ nhận biết và thông hiểu. Rất ít học sinh trả lời đúng và đầy đủ yêu cầu đề ra ở cấp độ cao hơn. II.2.2. Nguyên nhân II.2.1.1 Nguyên nhân khách quan Nhiều học sinh cho rằng môn Lịch sử là môn học phụ không quan trọng như các môn Toán, Lý, Hoá, cho nên thường lơ là trong việc học tập và kết quả là chất lượng học tập của các em ở môn này không cao. II.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan Bài học thuộc vào giai đoạn lịch sử thế giới cận đại, giai đoạn có thể là khó đối với học sinh, bởi vì nội dung kiến thức cũng như tư duy lập luận về lịch sử của giai đoạn này mang tính trừu tượng và cần phải khái quát hóa sâu. Nội dung bài học gồm nhiều sự kiện, nhiều giai đoạn và nhiều vấn đề cần chú ý cho học sinh tư duy, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh. Học sinh phải hiểu, từ hiểu mới đi sâu vào các vần đề, và tùy theo yêu cầu câu hỏi mà vận dụng cái nắm được (kiến thức cơ bản) giải quyết các yêu cầu. Chính vì các lí do trên, tôi nhận thấy rằng cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy cho học sinh. Thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi chọn bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản) hi vọng sẽ là một ví dụ về việc sử dụng tổng 4