SKKN Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 5780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_buoc_dau_tim_hieu_phuong_phap_giang_day_van_ban_tho_duo.doc

Nội dung text: SKKN Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp

  1. A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài : 1. Cơ sở lý luận : Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở theo điều 23 luật giáo dục là “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn THCS và có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ” quán triệt mục tiêu đó, chúng ta đã có một chương trình THCS và SGK mới. Môn Ngữ văn là môn học có nhiều thay đổi nhất trong các môn học ở trường THCS. Sự thay đổi rõ thể hiện ở tên môn học và nguyên tắc tích hợp chương trình góp phần hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn là hai quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ nhau hết sức đắc lực. Sự sắp xếp chương trình cũng trên cơ sở quy đồng, đồng tâm, tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình dạy học. Nó thể hiện sự kế thừa và phát triển nâng cao của hệ thống kỹ năng, tri thức phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, lớp, bậc học. 2. Cơ sở thực tiễn : Chương trình và SGK ngữ văn lớp 7 tiếp tục thể hiện nguyên tắc hai tích (tích hợp và tích cực) trên cơ sở đồng quy, đồng tâm và tích cực hoá hoạt động của học sinh để các yêu cầu : Giảm tải, gắn thực tiễn, tăng thực hành, rèn luyện kỹ năng cơ bản : Đọc, nghe, nói, viết nhằm tạo ra hiệu quả tổng hợp cao, chất lượng học mới chương trình và SGK Ngữ văn 7 đã có sự đổi mới trong việc thừa kế và phát triển những ưu điểm của chương trình cũ. Điều đó được thể hiện ở việc chương trình và SGK Ngữ văn 7 đã láy lại không ít văn bản - tác phẩm hay của chương trình và SGK chỉnh lý năm học 1995. Thơ Đường luật chiếm vị trí quan trọng trong chương trình và SGK Ngữ văn 7. Trong số đó phải kể đến những bài thơ trung đại Việt Nam: Tụng giá hoàn Kinh sư ( Phò giá về kinh) - Trần Quang Khải, Côn Sơn ca (Bài ca Côn trích) - Nguyễn Trãi; Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương, Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan Bên cạnh đó, là một số bài thơ đường của các tác giả Trung Quốc : Vọng Lưu Sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư), Tĩnh dạ từ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)- Lý Bạch; Mao ốc vị thu phóng ở phà ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) - Đỗ Phủ từ lớp 9 chuyển xuống. Ngoài ba bài thơ Đường trên học sinh lớp 7 còn được học và đọc thêm bài: Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mời về quê) - Hạ Tri Chương; Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở bến phong kiều- Trương Kế. Những văn bản thơ Đường được học đã đạt các yêu cầu tốt, hay đẹp và phù hợp tâm sinh lí và tầm đón nhận của học sinh lớp 7. Vấn đề đặt ra ở đây là tổ chức giờ dạy học, hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức, phân tích, bình giá, cảm thụ những tác phẩm đó như thế nào để đạt 1
  2. hiệu quả cao nhất? Năm học 2005 - 2006 là năm thứ ba thực hiện đại trà chương trình và SGK ngữ văn 7 mới ; tuy nhiên giáo viên vẫn còn có những khó khăn trong việc hướng dẫn tìm hiểu văn bản thơ Đường. II. Mục đích đề tài : Với cơ chế trước đây, thơ Đường được dạy một cách cô lập. Nay hoàn toàn khác tiếng Việt, Tập làm văn đều dùng chất liệu thơ Đường không chỉ để khắc hoạ kiến thức mới mà còn để làm đề luyện tập. Nhờ vào các kiến thức tiếng Việt, Tập làm văn mà việc khai thác văn bản sâu sắc và kỹ càng hơn. Để đi sâu vào việc nghiên cứu, soạn giáo án cho bài học văn bản thơ Đường, giáo viên cần có thời gian và dày công tìm tòi, học hỏi. Vì điều kiện thời gian cũng như khả năng có hạn, chuyên đề bước đầu nghiên cứu và mạnh dạn có những suy nghĩ “Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp”. Hy vọng rằng chuyên đề sẽ có ích với các đồng chí giáo viên bộ môn trong việc soạn giáo án và hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả các văn bản thơ Đường trong chương trình và SGK mới. Đồng thời, nó cũng là tài liệu cho các đồng chí giáo viên giảng dạy môn Văn - Tiếng Việt tham khảo để dạy các tác phẩm thơ Việt Nam viết theo thể Đường luật đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. III. Đối tượng nghiên cứu : - Chuyên đề tập trung khảo sát 5 văn bản thơ Đường trong chương trình SGK Ngữ văn 7. - 2 lớp học khối 7 của trường IV. Phương pháp nghiên cứu : Thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp. 2
  3. B. Giải quyết vấn đề I. Vài nét về thơ đường : 1. Khái quát về xã hội, các giai đoạn phát triển thơ Đường : Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có vị trí khá đặc biệt. Nhà Đường (618 - 907) khởi đầu là Cao Tổ Lý Uyên) hiệu Vũ Đế cho đến Ai Đế (hiệu Thiên Hựu) tồn tại gần ba thế kỷ. Trung Quốc thời kỳ này là một quốc gia độc lập, giầu mạnh, phồn vinh trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Hoàn cảnh xã hội ấy đã tạo những cơ sở vật chất thuận lợi cho sự phát triển Văn hoá nói chung của Văn học và thơ ca nói riêng. Trong khoảng thời gian đó, thơ Đường - một sản phẩm thuộc lĩnh vực văn học đã đạt được thành tựu rực rỡ. Ngày nay, nó đã trở thành một di sản văn hoá vô cùng quý báu không chỉ cho nhân dân Trung Hoa mà cả toàn thế giới. Thơ Đường hiện còn lưu giữ được hơn 48.000 bài của hơn 2.300 nhà thơ với nội dung phong phú, nghệ thuật trác việt. Các nhà nghiên cứu văn học sử Trung Quốc đã chia các giai đoạn sáng tác làm 4 thời kỳ : - Thời Sơ Đường (618 -713) có tứ kiệt là Dương Quýnh, Lô Chiến Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột. - Thời kỳ Thịnh Đường (713-766) kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ và bước vào giai đoạn phồn vinh. Đây là nhân tố làm nẩy sinh nguồn cảm hứng sáng tác, Lý Bạch là đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn lúc đó, với mệnh danh là “Tiên thơ”. Bên cạnh Lý Bạch là một đỉnh cao khác nhưng thuộc chủ nghĩa hiện thực là Đỗ Phủ với mệnh danh là “Thánh thơ” - Thời kỳ Trung Đường (766 - 835) nổi tiếng hơn cả là Bạch Cư Dị với 14 thể loại ông tự phân : phùng dụ, nhân thích, cảm thương và tạp luận. Bạch Cư Dị còn là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. - Thời kỳ Vãn Đường (835 - 907) xã hội Trung Quốc bước vào giai đoạn đen tối. Dòng thơ hiện thực về kỹ thuật biểu hiện không có gì đáng kể nhưng nội dung tư tưởng thì tiến bộ. Dòng thơ lãng mạn thì kế thừa đời trước, trong đó nổi danh là Đỗ Mục, Lý Thương ẩn, Ôn Đình Quân. Như vậy thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức toàn mĩ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao. ở Việt Nam việc học tập thơ Đường đã có từ ngàn năm nay. Nhiều nhà thơ Việt Nam như : Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng thể thơ Đường luật để viết nhiều bài thơ có giá trị trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện. Do tính chất gò bó về hình thức từ lâu, đối với số đông người làm thơ, thơ Đường luật khó diễn tả được đầy đủ, sinh động tình cảm của con người hiện đại. Tuy vậy, thơ Đường 3
  4. luật thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện trên một số lĩnh vực và một số trường hợp nhất định trong đời sống văn hoá của nhân dân ta. 2. Hình thức nghệ thuật thơ Đường : Thành quả sáng tác thơ Đường đã hình thành nên cao trào thi ca cổ điển Trung Quốc với một nội dung rộng rãi mà sâu sắc, kĩ xảo biểu hiện trác việt và đa dạng, mỗi người một vẻ đã phản ánh bộ mặt xã hội đời Đường một cách sâu rộng. a) Thể thơ : Thơ Đường có 2 thể chính là cổ thể và cận thể. * Cổ thể (cổ phong) : nguồn gốc xuất hiện trước đời Đường. Đặc điểm cổ thể: chỉ cần có vần, không cần có đối, không hạn định chặt chẽ về cách gieo vần, và quan hệ bằng trắc, không chặt chẽ về đối ngẫu. Có thể : gồm ngũ cổ (mỗi câu 5 tiếng) và thất cổ (mỗi câu 7 tiếng) . Hình thức thất cổ tự do, có câu không phải 7 tiếng (bài cổ thể: Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ). * Cận thể (Kim thể - thơ Đường luật): thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc, có 3 dạng chính : - Thơ bát cú : mỗi bài 8 câu - Thơ tứ tuyệt : mỗi bài 4 câu - Bài Luật (trường luật) dạng kéo dài của thơ Đường luật. b) Luật thơ : Luật thơ Đường hết sức chặt chẽ, thể hiện ở những điểm sau : * Về bố cục : Bài bát cú : gồm 4 phần : - Đề : Câu 1 (phá đề): nêu ý tổng quát được biểu thị ở đầu đề bài thơ. Câu 2 (thừa đề) : chuyển ý thơ đi sâu vào nội dung. - Thực : Câu 3, 4 (thích thực), (cập trạng) giải thích rõ ý của đầu bài. - Luận : Câu 5, 6 phát triển rộng ý của đầu bài. - Kết : Câu 7, 8 kết thúc ý toàn bài. VD : Thu hứng (cảm xúc mùa thu)- Đỗ Phủ : Đề : Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn Vu Hiệp khí tiêu sâm Thực : Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm Luận : Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô châu nhất hệ cố viên tâm Kết : Hàn ý xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm * Về luật bằng trắc: Luật cả bài : Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu 1 (Nếu là thanh bằng : bài luật bằng Nếu là thanh trắc : bài thơ luật trắc) VD : 1) Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ - Thôi Hiệu (luật bằng) 4
  5. (Ông tiên thời xưa đã cưỡi con hạc vàng bai đi) 2) Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên - Lý Bạch (luật trắc) (Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía) Theo hệ thống ngang gọi là Luật : các chữ 1, 3, 5 (được tự do) nhất tam ngữ bất luận. Các chữ 2, 4, 6 (đối nhau đúng luật) nhị tứ lục phân minh, tức thanh của chữ thứ 4 ngược với thanh của hai chữ thứ 2 và thứ 6; cụ thể chỉ có thể TBT, BTB. VD : Giang gian ba lãnh kiêm thiên dũng (Giữa dòng sông sóng tung nuốt cả bầu trời) 1 2 3 4 5 6 7 Tái thương phong vân tiếp địa âm (Trên cửa ải mây bay sát đất làm tối sầm lại) Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) - Đỗ Phủ Theo hệ thống dọc gọi là Niêm (dính nhau). Hệ thống này cũng lấy căn cứ các chữ cái thứ hai, tư, sáu theo quy tắc nhị tứ lục phân minh, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc : Câu 1 - 8, câu 2 - 3, cần 4 - 5, câu 6 - 7. VD : Vu Sơn Vu Hiệp khí tiêu sâm (câu 2) (Núi Vu kẽm Vu quạnh hơn thu) Giang gian ba lãnh kiêm thiên dũng (câu 3) (Giữa dòng sông sóng tung nuốt cả bầu trời) Thu hứng (cảm xúc mùa thu) - Đỗ Phủ * Vần(vận) : Một bài bát cú gồm 5 vần, thơ Đường luật cửi được gieo một vần và chỉ dùng vần bằng (độc vận). Vần được gieo ở cuối các câu 1-2-4-6-8; cũng có hình thức trốn vần (chiết vận) tức là hai câu đầu có thể không áp vần. Riêng cuối câu 1 (nhất là thơ ngũ ngôn) có thể không gieo vần. VD : Bài thu hứng của Đỗ Phủ, vần được gieo cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 là : Lâm - sâm - âm - tâm - châm. * Đối : Đây là một nguyên tắc bắt buộc của luật thi; là biện pháp tu từ tạo nên sự hài thanh và câu chỉnh, tăng hiệu quả biểu đạt. Đối ở phần thực và phần luận là bắt buộc. Đối giữa câu trên và câu dưới gọi là đại đối. VD : Cử đầu / vọng minh nguyệt Đê đầu/ tư cố hương (Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng Cúi đầu nhớ quê cũ) (Tĩnh dạ từ - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch) - Đối thanh : VD : Giang bạn độc bộ tầm hoa - Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông. (Đỗ Phủ) “ Lưu liên hí điệp thời cơ vũ B B T T B B T 5