Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn Lớp 7

doc 16 trang sangkien 05/09/2022 4921
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_quan_diem_tich_hop_trong_gian.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn Lớp 7

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP7 Tên tác giả: Bùi thị Tấm Trình độ chuyên môn: cao đẳng sư phạm văn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Lập Chiệng Kim Bôi, năm học 2016-2017
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Chương I: Tổng quan 1 Chương II: Mô tả sáng kiến 1.thực trạng của dạy văn trước đây 2 2. phần thực nghiệm 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến Chương III: Kết luận, đề xuất 13
  3. Chương I TÔNG QUAN 1.Cơ sở lí luận Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Chiến lược phát triển giáo dục nêu rõ “ Đổi mới và hiện đại hóa,phương pháp giáo dục ,chuyền từ việc truyền đạt chi thức thụ động,thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức dạy cho người học , phương pháp tự học,tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và tư duy lô gic đẻ phát triển được năng lực cá nhân.Tăng cường chủ động tích cực của học sinh trong giờ học và quá trình tham gia các hoạt động xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 7 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
  4. Chương II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Thực trạng của việc dạy văn trước đây: Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả. Theo tinh thần đổi mới SGK Ngữ văn nói chung và SGK Ngữ văn 7 nói riêng gồm ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Đây chính là việc xây dựng chương trình theo tinh thần tích hợp. Nội dung kiến thức, kĩ năng và mục tiêu cần đạt ở ba phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tích hợp: Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau. Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn.
  5. Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn 7, chúng ta cần chú ý đến ba hình thức tích hợp sau: a. Tích hợp ngang. b. Tích hợp dọc. c. Tích hợp liên môn(Tích hợp ngoài văn) 2.1 P hần thực nghiệm a. Tích hợp ngang: Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác . Ví dụ1 : Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7- Tập 1 - Trang 21) thì giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “ Từ láy ”. - Giáo viên đặt câu hỏi : Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em Thủy khi nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi ? -Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức nở tức tưởi, loạng choạng, buồn bã - Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào về tâm trạng của nhân vật Thủy ? - Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình sắp phải chia tay với người anh thân yêu. Ví dụ 2: Cũng với văn bản trên, giáo viên tích hợp với phân môn Tập làm văn. - Giáo viên đặt câu hỏi: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Học sinh trả lời:Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. - Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì?
  6. - Học sinh trả lời: Việc lựa chọn ngôi kể làm tăng thêm tính chân thật, diễn đạt tâm lí phù hợp với lứa tuổi trẻ em. Ngôi thứ nhất phù hợp với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TLV bài “ Mạch lạc trong văn bản” ( SGK Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 31 ) - Giáo viên đặt câu hỏi: Sự việc chính trong văn bản là cuộc chia tay của những con búp bê hay là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy ? - Học sinh trả lời: Sự việc chính trong văn bản là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy. - Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu được chọn một từ để gọi tên chủ đề của văn bản này thì em sẽ chọn từ nào trong các từ sau đây : A. Chia rẽ. B. Chia tay. C. Chia bôi. D. Chia xa. - Học sinh trả lời:Chọn đáp án - Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy chia tay có phải là chủ đề chính để liên kết các sự việc trong văn bản thành một thể thống nhất không ? - Học sinh trả lời: Chia tay là chủ đề chính nhằm liên kết các sự việc trong văn bản. - Giáo viên đặt câu hỏi: Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ? - Học sinh trả lời: Đó gọi là mạch lạc trong văn bản. Ví dụ 4: Khi dạy TV bài “ Điệp ngữ” (Ngữ văn 7 - tập 1- trang 152) giáo viên tích hợp với môn Văn bài “Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7 -tập 1 – trang 148 ). Giáo viên cho học sinh khai thác các điệp ngữ trong bài “Tiếng gà trưa” để thấy rõ được tác dụng của điệp ngữ.
  7. Giáo viên đặt câu hỏi: tìm trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” những từ ngữ được lặp lại? Học sinh trả lời:- Khổ đầu: Từ nghe. Khổ cuối: Từ vì. Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lặp lại những từ ngữ này có tác dụng gì? Học sinh trả lời: từ nghe nấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà, từ vì nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Giáo viên hỏi: Vậy em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ? Học sinh trả lời: Làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh. Những kiến thức của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập Lam Văn tách rời độc lập nhưng khi vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân môn này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau. Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng nghiên cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần. Muốn vậy cần có sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về mục tiêu cần đạt của mỗi phân môn, đồng thời phải thoát ra khỏi tiết dạy của từng phân môn để có cái nhìn bao quátcả đơn vị bài học tuần. Từ đó xác định mục tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng phân môn trong bài học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để dạy kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho học sinh. b. Tích hợp dọc: Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa TV với TV , giữa TLV với TLV trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên
  8. xuống . Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học. b1. Tích hợp dọc trong một phân môn cùng khối (lớp) Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”(Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 125), giáo viên tích hợp kiến thức với văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 123) - Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và tiêu đề bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” , em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ trên ? - Học sinh trả lời: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Sống xa quê, trông trăng nhớ đến Xa quê lâu ngày khi đặt chân về lại quê nhà. bị xem là khách lạ. => Thể hiện tình cảm lúc xa quê. => Thể hiện tình cảm khi vừa mới đặt chân về quê. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Từ đồng âm” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 135), giáo viên tích hợp kiến thức với bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7 –Tập 1 - Trang 113) để giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa hai loại từ này. - Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh họa ?
  9. - Học sinh trả lời: Từ đồng âm Từ đồng nghĩa Là những từ có âm thanh giống nhau Là những từ có nghĩa giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên hoặc gần giống nhau. quan gì với nhau. V D : - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên VD:Rủ nhau xuống bể mò cua. Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. - Tôi nhốt con chim vào lồng. Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. Ví dụ 3: Khi dạy b ài “Câu đặc biệt” (Ngữ văn 7 - tập 2 –trang 27 )giáo viên tích hợp kiến thức bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn 7 - tập 2 – trang 14) Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào? Học sinh trả lời: - Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. - Câu rút gọn : Lược bỏ một số thành phần trong câu. b2. Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp) Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên . Bậc Trung học phổ thông 