SKKN Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_trong_viec_chi_dao_nham_nang_cao_hieu_qua_sin.doc
Nội dung text: SKKN Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa” ––––––––––––––––––––––––––––––– PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong xã hội ta chỉ có những người làm nghề dạy học và những người làm nghề chữa bệnh cứu người được gọi là “Thầy”. Người thầy giáo được ví như người đưa đò thầm lặng: “Nghề dạy học là một nghề cao quý trong mọi nghề cao quý” Người thầy giáo là người giàu lòng vị tha, nhân ái bởi sứ mệnh cao cả là dạy chữ, dạy người, trồng người đào tạo nhân tài cho đất nước. Người thầy giáo luôn được xã hội tôn vinh, nhân dân tin yêu và quý trọng, học sinh ngưỡng mộ. Để có nền Giáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, cơ sở đó chính là Giáo dục Tiểu học.“Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân". Giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt cho đất nước. Ở bậc học này người thầy có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên là một trong các yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, đảm bảo sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục, quyết định sự thành bại của nhà trường. Vì vậy để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh thì phải coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp với những yêu cầu đổi mới của giáo dục Tiểu học nói riêng và hệ thống Giáo dục quốc dân nói chung. Đội ngũ giáo viên Tiểu học nói chung được đào tạo rất đa dạng, đào tạo qua nhiều thế hệ tuy nhiên trong quá trình công tác việc tự học, tự bồi dưỡng chưa được thường xuyên, kiến thức ngày càng bị mai một, phương pháp dạy học cứng nhắc, chưa linh hoạt trong quá trình dạy học. Chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn mới. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của Giáo dục Tiểu học đã xác định vai trò của giáo viên Tiểu học là lực lượng giáo dục chính giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục, là người Thầy tổng thể, người tổ chức quá trình phát triển của trẻ bằng hình thức nhà trường. Công vịêc của người Thầy giáo vô cùng vẻ vang đó là phải biết "Dạy chữ" trong mục tiêu "Dạy người ". Trong những năm học qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Ảng đã chỉ đạo cho các đơn vị nhà trường thực hiện giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN. Trường tiểu học Ẳng Nưa là một trong những đơn vị trường thực hiện giảng dạy chương trình VNEN từ năm học 2013-2014. Song song với việc thực hiện giảng dạy theo mô hình trường học 1
- mới VNEN là đổi mới nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN tại các đơn vị trường học mà dự án SEQAP đầu tư kinh phí thực hiện nhằm nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của nền Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Năm học 2014-2015 là năm học thực hiện Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương VIII khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy học với mục tiêu hoàn thiện chương trình đổi mới và thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam. Để nâng cao chất lượng dạy-học và nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN, việc bồi dưỡng giáo viên phải thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm giảng dạy luôn luôn được chú trọng, quan tâm được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thực hiện được hay không là nhờ vào kết quả giảng dạy của mỗi giáo viên. Vì vậy đòi hỏi chất lượng của người thầy là yếu tố hàng đầu, do đó nhiệm vụ của mỗi giáo viên nói riêng và chỉ đạo công tác chuyên môn nói chung có vai trò hết sức quan trọng và có tính thiết thực trong công tác dạy và học của nhà trường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014-2015 và là tiền đề mục tiêu phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Xuất phát từ mục tiêu đó tôi đã chọn cho mình đề tài: “Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa” Với mong muốn nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và trong những năm học tiếp theo. II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận Thông tư số 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học thì sinh hoạt chuyên môn là một trong những hoạt động thường xuyên của nhà trường. Đây là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. * Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kỳ đã quy định của kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua dự giờ và phân tích bài học. 2
- * Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: + Học sinh học như thế nào? + Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? + Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp không?, có gây hứng thú cho học sinh không? + Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? + Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào? * Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, của trường mình. 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2014-2015 trường có 15 lớp với 334 học sinh; Nữ: 156, Nam: 178 Trong đó Dân tộc Thái: 297; Dân tộc Hmông: 35; Dân tộc Kinh: 2 Trường có 3 điểm trường: 1 điểm trường chính: 10 lớp với 245 học sinh. 2 điểm trường lẻ: Điểm Na Luông: 04 lớp với 79 h.s, Điểm Tát Hẹ: 01 lớp với 10 h.s Công tác chuyên môn được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học để đảm bảo cho các hoạt động dạy và học của nhà trường như: máy ảnh: 02 cái, máy quay: 01 cái, máy chiếu: 08 cái. 2.1. Tình hình chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. (Bảng thống kê trình độ chuyên môn của CBQL, GV tính đến tháng 4 năm 2015) Tổng Trình độ đào tạo số Đại học Cao đẳng Trung cấp cán Biên chế bộ, Số Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % giáo lượng lượng lượng viên Ban giám hiệu 2 1 50 1 50 GV văn hóa 16 10 62 5 31,2 1 6,8 T.dục - Tin học 2 2 100 Nhạc - M.thuật 2 2 100 Tổng số 22 13 8 1 3
- 2.2. Những vấn đề chính trong sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. SHCM TRUYỀN THỐNG SHCM LẤY HS LÀM TRUNG TÂM - Đánh giá, xếp loại giờ dạy - Giáo viên tìm ra các giải pháp để nâng - Tập trung vào hoạt động dạy của giáo cao kết quả học tập của học sinh. Mục viên - Tập trung quan sát hoạt động học của đích - Thống nhất cách dạy để tất cả giáo viên học sinh. cùng thực hiện - Mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng. Thiết - Một giáo viên thiết kế và dạy minh hoạ - Một nhóm giáo viên thiết kế, một giáo kế - Thực hiện theo nội dung, quy trình các viên dạy minh hoạ. bài bước thiết kế được quy định. - Dựa vào trình độ của HS để lựa chọn nội học dung, phương pháp, quy trình cho phù hợp Người dạy minh hoạ Người dạy minh hoạ - Dạy theo nội dung, kiến thức có trong - Điều chỉnh các nội dung dạy học phù SGK hợp với nhu cầu học của học sinh. - Thực hiện tiến trình giờ học theo quy - Thực hiện tiến trình giờ học linh hoạt, Dạy định chung. sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh. minh Người dự Người dự hoạ- - Ngồi cuối lớp học, quan sát ghi chép cử - Đứng 2 bên, phía trước, phía sau lớp học Dự chỉ, việc làm của GV quan sát vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh. giờ - Tập trung xem xét giáo viên dạy có - Tập trung quan sát học sinh học thế nào. đúng các quy định không. - Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong học - Đối chiếu các tiêu chí đánh giá, xếp loại tập của học sinh đưa ra các biện pháp khắc giờ học. phục. - Dựa trên tiêu chí có sẵn, đánh giá giờ - Dựa trên kết quả học tập của học sinh, dạy. rút kinh nghiệm. - Tập trung nhận xét, phân tích hoạt động - Tập trung phân tích việc học của học Thảo của giáo viên. sinh, đưa ra minh chứng cụ thể. luận về - Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính mổ - Mọi người cùng phát hiện vấn đề học giờ xẻ, chủ quan. của học sinh, tìm nguyên nhân, giải pháp dạy - Người chủ trì xếp loại giờ dạy cho tất cả khắc phục. giáo viên. - Người chủ trì tóm tắt vấn đề, tìm nguyên nhân và giải pháp. Mỗi giáo viên tự rút ra bài học. 2.3. Cơ cấu các tổ chuyên môn và kết quả khảo sát CMNV đội ngũ GV đầu năm học 2014-2015. 4
- Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường rất dân chủ, bàn bạc và công khai trong việc biên chế các tổ chuyên môn, sắp xếp đội ngũ phân công giao nhiệm vụ đúng theo khả năng và năng lực làm việc của mỗi thầy cô. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học; căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cấp Tiểu học; căn cứ vào chất lượng đội ngũ của từng tổ CM. BGH xây dựng kế hoạch nội dung sinh hoạt chuyên môn trường với các chuyên đề thiết thực cụ thể từng tuần, từng tháng và cả năm học. Định hướng cho các tổ chuyên môn đề xuất những nội dung cần bồi dưỡng: Trọng tâm là đổi mới sinh hoạt các tổ chuyên môn theo mô hình trường học mới VNEN nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục học sinh và chất lượng đội ngũ. KQ khảo sát CM tuần 2 Trình độ đào tạo Số tháng 9 năm học 2014-2015 STT Tổ CM Nam Nữ lượng Trung Cao Đại Giỏi Khá TB Yếu cấp đẳng học 1 Khối 1 5 5 2 3 2 2 1 2 K2+3+4 10 3 7 3 7 5 3 2 3 Khối 5 5 2 3 1 2 2 3 1 1 Cộng 20 5 15 1 7 12 10 6 4 2.4. Những hạn chế chủ yếu. - Đội ngũ giáo viên của trường 80% là nữ, môt số giáo viên ở độ tuổi sinh đẻ, đang nuôi con nhỏ nên thời gian tham gia các công tác xã hội, các phong trào bề nổi đôi khi còn hạn chế. Một số giáo viên mới ra trường chất lượng đào tạo không đồng đều, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy còn lúng túng, chưa tiếp cận được phương pháp và hình thức dạy học mới VNEN. - Đặc biệt việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các tổ còn đan xen sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục có phần bị hạn chế chưa đạt hiệu quả như mong muốn [ PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Mục đích nghiên cứu: - Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, phát hiện ra những cái thiếu mà học sinh đang cần giáo viên quan tâm, đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong học tập. - Tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, thông qua việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. 5