SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Thanh Sơn
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_nham_nang_cao_chat_lu.doc
Nội dung text: SKKN Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Thanh Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010- 2011 Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học thanh sơn A.Đặt vấn đề 1. Lời mở đầu: Quy luật của phát triển xã hội là giáo dục và đào tạo luôn đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ nước ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. GD-ĐT đã thực sự đổi mới và mang lại nhiều thành tựu trên các mặt xây dựng hệ thống cơ chế vận hành. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (Tháng 12/1996) đã định hướng chiến lược phát triển GD- ĐT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nghị quyết đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục là một giải pháp quản lý quan trọng. Đảng đã khẳng định “Cùng với khoa học công nghệ, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy ngành giáo dục cần tập trung sức lực nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết đi đôi với việc tạo ra năng lực sáng tạo tiếp thu của học sinh. Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương đảng lần này đảng ta đã khẳng định nguồn nhân lực con người. GD-ĐT phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển của thế giới hiện nay. Trường Tiểu học là một bộ phận trong hệ thống GD-ĐT là nơi trực tiếp vận dụng triển khai các nội dung, chủ trương đường lối, nghị quyết giáo dục của Đảng. Việc đổi mới công tác quản lý nhà trường là một đòi hỏi, trong đó hiệu trưởng là hạt nhân ứng dụng khoa học quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý nhà trường. Do đó vai trò quản lý của hiệu trưởng ở các trường Tiêủ học là cực kỳ quan trọng. Lường Minh Kính 1 Trường Tiểu học Thanh Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010- 2011 Người hiệu trưởng phải có tinh thần trách nhiệm, phải quan tâm tới các biện pháp quản lý mà chủ yếu là quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có như vậy mới nâng cao được chất lượng day và học. Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động dạy học và một số hoạt động ngoài giờ nhưng hoạt động dạy và học là cơ bản, là trọng tâm của nhà trường. Do đó quản lý hoạt động dạy là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quá trình quản lý của hiệu trưởng. Thực tế thời gian qua cho thấy: Phong trào giáo dục của huyện Tĩnh Gia Tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều bước tiến đáng kể, chất lượng dạy và học ở các nhà trường đã được nâng lên một bước song so với yêu cầu của sự phát triển của kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều điều bất cập. Do căn bệnh thành tích kéo dài nên kết quả các hoạt động giáo dục chưa phản ánh đúng thực tế. Năng lực người cán bộ quản lý còn hạn chế. Cơ sở vật chất nhà trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó việc nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi cấp bách.Thực tế đã có nhiều công trình, bài viết về Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, song việc nghiên cứu, tìm những biện pháp quản lý cụ thể, sát với tình hình địa phương và nhà trường thì chưa có đề tài nào đề cập. Vì những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hoá” nhằm góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học 2.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Thanh Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa 2.1. Về đội ngũ: * Ưu điểm: Nhìn chung đội ngũ trong trường tâm huyết với nghề, có đủ trình độ năng lực; phẩm chất đạo đức trong sáng, thương yêu học sinh. Các đồng chí GV phát huy Lường Minh Kính 2 Trường Tiểu học Thanh Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010- 2011 tốt tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy cũng như rèn luyện đạo đức cho HS, có trách nhiệm với đồng nghiệp, khắc phục khó khăn để dạy tốt. Thống kê tình hình đội ngũ 3 năm trở lại đây: Năm Tổng số Trình độ đào tạo XL chuyên môn nghiệp vụ giáo viên học CBGV ĐH CĐ THSP Đanghọc CSTĐ Tỉnh Huyện T K ĐYC 2007- 29 6 5 11 7 2 1 9 12 2008 2008- 30 13 4 12 1 4 1 10 13 2009 2009- 29 14 4 11 1 1 1 10 10 2 2010 Hằng năm nhà trường luôn có ý thức trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau như: - Đi học các lớp đào tạo trên chuẩn . - Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề thay sách và đổi mới phương pháp của phòng GD & ĐT tổ chức. - Thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối; tích cực trong công tác làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm. - Giaó viên tích cực đổi mới PPDH, đã sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy cần sử dụng đồ dùng, đổi mới cách soạn bài, đổi mới cách đánh giá - Giaó viên nâng cao tinh thần tự học tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua chương trình BDTX. Đặc biệt là từ khi có Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học, các đồng chí giáo viên càng tích cực bồi dưỡng để đáp ứng với yêu cầu của Chuẩn . - Giáo viên có ý thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. - Đa số học sinh trong nhà trường có ý thức trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Lường Minh Kính 3 Trường Tiểu học Thanh Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010- 2011 - Đặc biệt từ năm học 2006-2007 có cuộc vận động “ Hai không” đội ngũ quản lý, GV công nhân viên và HS trong trường tích cực hưởng ứng, chất lượng dạy và học trong nhà trường ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt đi vào chiều sâu. Chất lượng dạy và học ngày càng đi vào thực chất. *Tồn tại: - Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, giáo viên được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau, dẫn đến năng lực cũng khác nhau. - Trong hoạt động chuyên môn: một số giáo viên còn hạn chế so với yêu cầu đổi mới hiện nay như hạn chế trong đổi mới PPDH, giờ học còn nặng nề. Giáo viên thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đổi mới còn mang tính hình thức. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm cho chất lượng dạy học chưa thực sự đạt yêu cầu. Một bộ phận giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn còn hời hợt, hình thức, chưa thấy được tầm quan trọng của các buổi sinh hoạt chuyên môn, nội dung của các buổi sinh hoạt chuyên môn còn nghèo nàn chưa tích cực trong phong trào làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm do ngành phát động, việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo chương trình đổi mới còn hình thức. * Nguyên nhân của những lý do trên là do giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, chưa thấy được tầm quan trọng cần phải đổi mới, có một số ngại thay đổi cách dạy. Mặt khác, do yêu cầu của thực hiên chương trình sách giáo khoa mới nên cường độ lao động của giáo viên quá tải, trong khi đó điều kiện sinh hoạt và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. 2.2.Về phân công GV : Trong những năm qua nhà trường đã phân công giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, phát huy được sở trường của từng giáo viên.Trong phân công, đặc biệt quan tâm đến giáo viên dạy ở lớp đầu cấp và lớp cuối cấp 2.3 Về chất lượng dạy và chất lượng học trong những năm qua. Lường Minh Kính 4 Trường Tiểu học Thanh Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010- 2011 Sĩ Toán Tiếng Việt HSG HTCT Năm học số G K TB Y G K TB Y T H TH 2007-2008 566 88 243 166 29 177 155 178 56 19 96,2% 2008-2009 527 230 168 122 7 131 234 156 6 17 99% 2009-2010 538 185 164 182 7 132 275 125 6 19 100% 2.4. Về thực hiện chương trình: Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện đúng và đủ chương trình do Bộ GD-ĐT quy định. Tuy nhiên việc thực hiện dạy các chương trình lồng ghép còn hạn chế. 2.5 Về công tác quản lý hoạt động dạy học của GV: * Ưu điểm: Hiệu trưởng luôn quan tâm đến mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động dạy và học trong nhà trường. Vào đầu năm học, dựa vào các công văn hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là của phòng GD-ĐT huyện . Hịêu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà trường trong cả năm học.Tổ chức cho các đoàn thể hoạt động và sau mỗi công việc có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm - Sắp xếp phân công hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp đào tạo trên chuẩn. - Chỉ đạo, nhắc nhở, đôn đốc, giám sát và kiểm tra các tổ khối trong trường thực hiện sinh hoạt chuyên môn thường kỳ theo qui định của Điều lệ trường Tiểu học. - Nhắc nhở và giám sát giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn, đặc biệt là công tác đổi mới PPDH, việc sử dụng ĐDDH, việc xây dựng kế hoạch bài dạy và hồ sơ sổ sách của giáo viên. - Chỉ đạo giáo viên làm ĐDDH và viết SKKN - Dự giờ giáo viên dưới nhiều hình thức: đột xuất, có báo trước - Chỉ đạo tổ chức chuyên đề hàng tháng. Lường Minh Kính 5 Trường Tiểu học Thanh Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010- 2011 - Kiểm tra nội bộ trường học theo quy định. Kiểm tra nội dung giảng dạy của giáo viên trên lớp. Kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên bằng cách tăng cường khảo sát chất lượng giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng thực lực. Kiểm tra thái độ của giáo viên trong công tác giảng dạy. Kiểm tra việc thực hiện “ Hai không” - Tổ chức cho cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường học tập các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp. Đặc biệt là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện về CSVC trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. * Tồn tại: - Xây dựng kế hoạch đôi khi không phù hợp, tính thực tiễn chưa cao.Kết quả thực hiện đôi khi không được thể hiện trên hồ sơ, số liệu không khớp nhau, không đầy đủ. - Công tác kiểm tra BDTX của giáo viên còn hạn chế, đôi khi mới kiểm tra đ- ược số lượng bài học còn chất lượng học chưa kiểm tra được. - Chỉ đạo làm đồ dùng dạy hoc và viết SKKN còn hời hợt, chưa cụ thể, chưa định hướng, giúp đỡ giáo viên. - Hạn chế chỉ đạo trong hoạt động lập kế hoạch bài học. - ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chỉ đạo dạy học còn hạn chế. - Cuộc vân động “ Hai không” trong các hoạt động đôi khi còn mang tính hình thức. - Việc quan tâm mua sắm trang thiết bị dạy và học còn xem nhẹ. Lường Minh Kính 6 Trường Tiểu học Thanh Sơn