SKKN Biện pháp nâng cao giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp - Trần Thị Lập

doc 18 trang sangkien 10220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp - Trần Thị Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_gio_day_thong_qua_viec_du_gio_tham_l.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp nâng cao giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp - Trần Thị Lập

  1. Giải pháp khoa học - Năm học : 2011 - 2012 TÓM TĂT DỀ TÀI Tên đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THÔNG QUA VIỆC DỰ GIỜ, THĂM LỚP - Họ và tên : TRẦN THỊ LẬP - Đơn vị công tác : Trường tiểu học Xóm Mới I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dự giờ, thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn, đặc biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay. Qua thực tế của trường TH Xóm Mới, phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ tâm huyết với nghề nghiệp, nhiều thầy cô giáo đã tích cực học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, nắm vững lý luận dạy học, cải tiến phương pháp dạy học và vận dụng các giờ lên lớp, đầu tư vào giờ dạy Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, việc bồi dưỡng giáo viên thông qua các giờ lên lớp là một yêu cầu cấp bách mà bất kỳ nhà quản lý giáo dục nào cũng phải băn khoăn trăn trở, làm thế nào để cho chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao và có hiệu quả. Vì vậy, bản thân tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp” là hết sức cần thiết. Vì qua kiến thức này các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nhau để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của mình, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : - Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường năm học: 201-2012. - Điều tra chất lượng đội ngũ giáo viên về: + Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong. + Năng lực và trình độ chuyên môn. + Công tác chủ nhiệm lớp. + Việc dự giờ, thăm lớp - Đánh giá, đối chiếu kết quả điều tra để chỉ đạo công tác nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp. III- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Tập thể đội ngũ giáo viên Trường TH Xóm Mới. - Trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua dự giờ, thăm lớp. Người thực hiện : Trần Thị Lập - Trường TH Xóm Mới 1
  2. Giải pháp khoa học - Năm học : 2011 - 2012 IV- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của BGH, tổ trưởng chuyên môn. - Việc thực hiện quy chế chuyên môn. - Việc tham gia dự giờ, thăm lớp của giáo viên. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo. - Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về trình độ chuyên môn, việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc soạn giảng - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắt các mặt khó khăn của các giờ dạy trên lớp để có sự điều chỉnh kịp thời và đề xuất các kiến nghị phù hợp với thực tế của đơn vị. - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. VI . ĐỀ TÀI ĐƯA RA GIẢI PHÁP MỚI: 1. Biện pháp chỉ đạo. 2. Thực tế chỉ đạo ở trường TH Xóm Mới. 3. Hoạt động của tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp: 4. Hoạt động dự giờ, thăm lớp thường xuyên của các giáo viên: 5. Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên: VII . HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: Đề tài được áp dụng cho Trường TH Xóm Mới, trong năm học 2011 – 2012 có tính khả thi và có thể áp dụng cho các trường tiểu học ở trong huyện. Xóm Mới, ngày 29 tháng 02 năm 2012 Người thực hiện Trần Thị Lập Người thực hiện : Trần Thị Lập - Trường TH Xóm Mới 2
  3. Giải pháp khoa học - Năm học : 2011 - 2012 PHẦN I - MỞ ĐẦU I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay Giáo Dục - Đào Tạo có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết TW2 của Ban chấp hành TW Đảng đã khẳng định “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Công tác dự giờ, thăm lớp là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường. Mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của giáo. Trên cơ sở kiểm tra giờ dạy trên lớp, Ban giám hiệu đối chiếu với các văn bản Pháp quy của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp; các hướng dẫn công tác thanh- kiểm tra trong năm học của Sở, Phòng GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Dự giờ, thăm lớp là một việc làm rất quan trọng đối với giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn, đặc biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay. Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên. Đồng thời lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học, các em rất thích thể hiện mình trước đám đông. Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học, cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu xót trong quá trình giảng dạy Qua thực tế của trường TH Xóm Mới, phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ tâm huyết với nghề nghiệp, nhiều thầy cô giáo đã tích cực học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, nắm vững lý luận dạy học, cải tiến phương pháp dạy học và vận dụng các giờ lên lớp, đầu tư vào giờ dạy Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, việc bồi dưỡng giáo viên thông qua các giờ lên lớp là một yêu cầu cấp Người thực hiện : Trần Thị Lập - Trường TH Xóm Mới 3
  4. Giải pháp khoa học - Năm học : 2011 - 2012 bách mà bất kỳ nhà quản lý giáo dục nào cũng phải băn khoăn trăn trở, làm thế nào để cho chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao và có hiệu quả. Vì vậy, bản thân tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp” là hết sức cần thiết. Vì qua kiến thức này các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nhau để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của mình, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : - Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường năm học: 201-2012. - Điều tra chất lượng đội ngũ giáo viên về: + Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong. + Năng lực và trình độ chuyên môn. + Công tác chủ nhiệm lớp. + Việc dự giờ, thăm lớp - Đánh giá, đối chiếu kết quả điều tra để chỉ đạo công tác nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua việc dự giờ, thăm lớp. III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Tập thể đội ngũ giao viên Trường TH Xóm Mới. - Trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua dự giờ, thăm lớp. IV- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. - Việc thực hiện quy chế chuyên môn. - Việc tham gia dự giờ, thăm lớp của giáo viên. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo. - Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về trình độ chuyên môn, việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc soạn giảng - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắt các mặt khó khăn của các giờ dạy trên lớp để có sự điều chỉnh kịp thời và đề xuất các kiến nghị phù hợp với thực tế của đơn vị. - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Người thực hiện : Trần Thị Lập - Trường TH Xóm Mới 4
  5. Giải pháp khoa học - Năm học : 2011 - 2012 PHẦN II - NỘI DUNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1/ Cơ sở lý luận. Mục tiêu giáo dục đào tạo ở Trường TH Xóm Mới là một trong những vấn đề cơ bản có từ đường lối, chiến lược về giáo dục của Đảng. “Tiếp tục đào tạo để phát triển nhân cách XHCN ở học sinh có thế giới quan khoa học lý tưởng và đạo đức XHCN có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, có lòng nhân ái, có ý thức, trách nhiệm với gia đình, sống và làm việc theo pháp luật, có học vấn phổ thông kỹ thuật tổng hợp, kỹ năng lao động và tâm thế, sẵn sàng lao động, có sức khoẻ, có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, ham học hỏi, biết cách tự học rèn luyện nhằm phát triển nhân lực và sở trường cá nhân để bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, năng động sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. (trích bản quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của Bộ GD&ĐT) Để đạt được mục tiêu trên, trước hết Trường TH Xóm Mới không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng mọi hình thức. Trong đó có hình thức dự giờ, thăm lớp là phải nắm vững lý luận dạy học, quá trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của của học sinh. 2/ Cơ sở thực tiễn: Hoạt động dự giờ của các giáo viên hiện nay nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng có thể nói chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tế, đa số giáo viên trường chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồng nghiệp. Bởi tâm lí họ e ngại và cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy của giáo viên. Do đó, việc dự giờ phần lớn chỉ do các cán bộ chỉ đạo chuyên môn đối với các nhà trường. Nói đến dự giờ tức là nói đến hoạt động của các Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên. Giáo viên hầu như mới chỉ tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất “Chuyên đề”, “Hội giảng, thao giảng” chào mừng các ngày kỉ niệm trong năm như 20/10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3 Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Xóm Mới cho thấy: Người thực hiện : Trần Thị Lập - Trường TH Xóm Mới 5