SKKN Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài Mỹ thuật Lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975"

doc 4 trang sangkien 6080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài Mỹ thuật Lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_day_hoc_theo_huong_tich_hop_lien_mon_trong_ba.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài Mỹ thuật Lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975"

  1. Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975". Chủ nhật - 08/11/2015 22:54 • • • “Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975". chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các thầy cô sáng kiến kinh nghiệm đạt giải B cấp Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội của cô giáo Lê Thị Mỹ Hạnh, Giáo viên trường THCS Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội với đề tài “Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975". Đây là đề tài sáng kiến đã được áp dụng thành công trong trong tác giảng dạy đạt giải nhất cấp thành phố giải Ba cấp quốc gia. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm đến bạn đọc: 1. Lí do chọn đề tài Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt để phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp phần không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các môn học ở trong nhà trường phổ thông đó là môn Mỹ thuật. Môn Mỹ thuật góp phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Qua tiết học thường thức Mỹ thuật 8: Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, học sinh cảm nhận được bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng thời cho chúng ta nhìn nhận về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đặc biệt là những thành tựu Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức được học vào học các môn học khác, hay từ những kiến thức của môn học khác vận dụng vào học mỹ thuật ở trường phổ thông. Từ đó học sinh có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, vật lý, hóa học, điều đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình. Vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Trong chương trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Về phía giáo viên dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp dạy học theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975" . 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật ở trường THCS, từ những kinh nghiệm trong giảng dạy giúp các em HS hứng thú trong học tập môn Mỹ thuật. Tôi chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp dạy học theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975" . 3. Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học Với phương pháp này có thể tích hợp kiến thức âm nhạc lớp 7,8 như bài + Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa". + Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng cây kơ - nia" qua đó học sinh thấy được các ca khúc cách mạng cùng đồng hành với những tác phẩm hội họa tạo nên những trang sử hào hùng của cha ông. Hay tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9 qua bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 giúp Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử theo hướng tích hợp liên môn Mỹ thuật phục vụ cho việc học tập môn lịch sử của dân tộc ta.
  2. Tích hợp kiến thức Vật lí lớp 9 qua bài 52 - Ánh sáng trắng và ánh sáng màu hay bài - Sự trộn các ánh sáng màu. Từ đó học sinh hiều được nhờ có ánh sáng mà con mắt chúng ta tiếp nhận được hình dáng và màu sắc của giới tự nhiên. Qua việc quan sát và nhận xét tranh vẽ của các họa sĩ trong giai đoạn này giúp HS hiểu và có kiến thức về Quang học lớp 9 Tích hợp kiến thức hóa học lớp 9 thông qua bài - Tính chất vật lí của kim loại hoặc bài - Tính chất hóa học của kim loại. Qua việc tìm hiểu về chất liệu sơn mài trong tranh vẽ học sinh có thể giải thích được lí do có những bức tranh sơn mài được sử dụng cả vàng, bạc, thiếc, vỏ trứng , vỏ trai Khi vẽ xong phải đem vào chỗ ẩm kín gió ủ cho khô rồi đem ra vẽ tiếp. chỗ nào cần sáng bật ra thì thếp vàng, bạc. Nhưng do điều kiện kinh tế của đất nước trong giai đoạn 1954-1975 còn khó khăn nên các họa sĩ trong giai đoạn này phải sử dụng thiếc (thếp thiếc vào tranh). Do tính chất hóa học của vàng, bạc, thiếc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp nhưng độ sáng bền lâu của thiếc bị hạn chế do tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên những bức tranh thếp bằng thiếc để lâu ngày sẽ bị sỉn màu và chuyển sang màu xám xanh. Tích hợp kiến thức ngữ văn lớp 7,8,9 thể hiện qua bài- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, - Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Từ đó vận dung kiến thức về văn biểu cảm để cảm nhận cảm nhận về tác phẩm nghệ thuật cũng như cách phân tích một tác phẩm nghệ thuật Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 6,7,9 qua bài Biết ơn,Yêu thương con người,Nghĩa vụ bảo vệ đất nước Mục tiêu để giúp giáo viên thông qua đó đánh giá được sự hiểu biết, cảm thụ của học sinh về một tác phẩm hội họa. Rèn kĩ năng quan sát, tư duy phân tích tổng hợp, so sánh, vẽ tranh và thuyết trình trước đám đông, hợp tác nhóm. Từ đó giú học sinh yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật của nhân loại, biết vận dụng các kiến thức liên môn vào môn học. liên hệ kiến thức bài học để hiểu rõ hơn về nền mỹ thuật Việt Nam. Do đó đòi hỏi giáo viên cần chủ động, tích cực hội nhập những vấn đề của đất nước để phát triển giáo dục và đào tạo nhân cách HS, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Dạy Mỹ thuật ở phổ thông không đơn thuần là dạy vẽ mà lấy hoạt động mỹ thuật (dạy và học) để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ Do vậy môn MT có vị trí đặc biệt góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ cho lứa tuổi thiếu niên. Giáo dục thẩm mỹ qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình hướng các em cảm nhận được cái hay cái đẹp, cái hợp lí, cái chưa hợp lí Trong những bài học cụ thể các em lĩnh hội cảm thụ và thể hiện theo sáng tạo của mình, tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy mỹ thuật rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giáo dục. Qua đó học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thông qua tác phẩm nghệ thuật. Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, vật lý, hóa học, điều đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình. Học sinh thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau của các kiến thức trong chương trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc 4. Phương pháp nghiên cứu Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu, học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhóm, tích hợp liên môn, ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học, hợp tác nhóm, củng cố, luyện tập, kiểm tra, đánh giá. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Mỹ thuật là môn học nghệ thuật bao gồm rất nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, trang trí, hội họa Các loại hình này luôn gắn kết và tạo thành một chuỗi móc xích kết hợp hài hòa với nhau tạo nên cái đẹp. Trong các loại hình nghệ thuật thì loại hình hội họa có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thông qua tác phẩm nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975. Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệu sơn mài: Xô Viết Nghệ Tĩnh (1957) của tập thể họa sĩ: Nguyễn Đức Nùng , Phạm văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận, Sĩ Ngọc. Nông dân đấu tranh chống thuế(1960) của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Trái tim và nòng súng (1963) của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm. Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ (1963) của họa sĩ Nguyễn Sáng. Bình minh trên nông trang (1958) của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệụ sơn dầu: Một buổi cày (1960) của họa sĩ Lưu Công Nhân. Em hát em nghe của họa sĩ Trần Huy Oánh.Tiếng đàn bầu của họa sĩ Sĩ Tốt. Nữ dân quân miền biển ( 1960) của họa sĩ
  3. Trần Văn Cẩn. Công nhân cơ khí (1962) của họa sĩ Lưu Công Nhân Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệu lụa: Con đọc Bầm nghe (1965) của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Hành quân mưa (1958) của họa sĩ Phan Thông. Ghé thăm nha (1958) của họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm. Về nông thôn sản xuất (1960) của họa sĩ Ngô Minh Châu Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệu bột màu: Đền voi phục (1957) của họa sĩ Văn Giáo. Một xóm ngoại thành (1961) của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Ao làng (1963) của họa sĩ Phan Thị Hà. Hà nội đêm giải phóng (1963) của họa sĩ Lê Thanh Đức. Một số tác phẩm tranh khắc: Ngày chủ nhật (1960) của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Ba thế hệ (1970) của họa sĩ Hoàng Trầm. Mùa xuân (1960) của họa sĩ Đinh Trong Khang. Hai ông cháu (1966) của họa sĩ Huy Oánh. Du kích miền núi của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp Một số tác phẩm điêu khắc: Nắm đất miền Nam (1955) của Phạm Xuân Thi.Võ Thị Sáu (1956) của Diệp Minh Châu. Vót chông (1968) của Phạm Mười. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1969) của Nghuyễn Hải. Nguyễn Văn Trỗi của Võ Văn Tấn. Bằng ngôn ngữ tạo hình về đường nét, về màu sắc, hình khối, các mảng đậm nhạt, sáng tối, các họa sĩ trong giai đoạn này đã diễn tả cảm xúc của mình trước vẻ đẹp con người, thiên nhiên xã hội trong giai đoạn lịch sử này. Trong thời kỳ này, nhiều nhạc sĩ tài năng đã ghi dấu ấn với các nhạc phẩm trữ tình lãng mạn có trong chương trình phổ thông như: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát "Giải phóng Điện Biên". Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát" Hành quân xa". Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng cây kơ - nia". Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết ơn chị Võ Thị Sáu" Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Âm nhạc Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, địa lý, của đất nước Việt Nam, trải dài qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Chính vì vậy mà trong bài dạy về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 không thể không đề cập đến những nhạc sĩ, ca khúc cách mạng cùng đồng hành với những tác phẩm hội họa tạo nên những trang sử hào hùng của cha ông. Từ những kiến thức của lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc học sinh có thể cảm thụ được những tác phẩm ngữ văn và có khả năng minh họa lại bằng ngôn ngữ tạo hình những nội dung chính trong tác phẩm văn học, thơ ca trong chương trình ngữ văn lớp 9. 2. Vì sao phải dạy học "tích hợp, liên môn": Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. 3.Thực trạng dạy liên môn trong tiết Mỹ thuật Việt Nam 1954 - 1975 ở trường THCS Học sinh hiểu được diễn biến lịch sử xã hội và sự phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975. Từ đó học sinh có một cái nhìn tích cực trong mọi hoàn cảnh cuộc sông các em đều có ý trí vươn lên trong học tập, lao đông, chiến đấu khi đất nước hòa bình hay có chiến tranh. Những tác phẩm của các họa sĩ là nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh học tập và noi theo qua một số tác phẩm do học sinh sáng tác về đề tài các chiến sĩ đấu tranh xây dựng đất nước trong giai đoạn 1954-1975 và vẽ về đề tài chúng em xây dựng đất nước hòa bình. Để thấy được một vũ khí lợi hại trong mọi thời đại đó là ngôn ngữ mỹ thuật tạo hình. Ví dụ như bức tranh cổ động Vì sao? Vì ai? của họa sĩ Lương Xuân Nhị. 4. Ưu điểm khi dạy tích hợp liên môn.