SKKN Áp dụng phương pháp học qua các bài tập lớn Project-based learning để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ

docx 17 trang sangkien 12585
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp học qua các bài tập lớn Project-based learning để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_phuong_phap_hoc_qua_cac_bai_tap_lon_project_bas.docx

Nội dung text: SKKN Áp dụng phương pháp học qua các bài tập lớn Project-based learning để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ

  1. PHẦN MỘT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài (Rationale) Ngày nay nhu cầu sử dụng tiếng Anh để học tập, nghiên cứu, làm việc và sinh sống trong các điều kiện trong nước và quốc tế ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập nhanh sâu và mạnh như hiện nay nhu cầu ấy càng trở nên bức thiết đối với không chỉ riêng mỗi cá nhân mà mà còn của cả dân tộc. Những nhu cầu việc dạy và học ngoại ngữ đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi toàn diện trong tất cả các cấp học, ngành học, tài liệu,cơ sở vật chất, phương pháp, thái độ động cơ của tất cả mọi đối tượng tham gia vào quá trình dạy và học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là Tiếng Anh. Đứng trước những đòi hỏi đó, bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 theo quyết định số 1400/QĐTTg ngày 30/9/2008. Đề án đã đưa ra mục tiêu chung là “đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” “nhằm đến năm 2020 đa số các thanh niên Việt Nam có thể đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để thực hiện được mục tiêu đó, bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể, trong đó đổi mới sách giáo khoa là một trong những giải pháp giúp cho việc dạy và học tiếng Anh có nhiều biến đổi tích cực. Bộ sách Tiếng Anh 10 mới là một trong những tài liệu đang được thực hiện dạy thí điểm ở một số trường THPT trên toàn quốc. Trong bộ sách điểm khác biệt nổi bật so với bộ sách cũ là có phần Project hay còn được gọi là bài tập lớn hay bài tập dự án sau mỗi đơn vị bài học. Để tìm hiểu kỹ hơn về phần này cũng như phát huy được tối đa những hiệu quả mà nó mang lại, chúng tôi đã tiến hành thực hiện và nghiên cứu đề tài: “Áp dụng phương pháp học qua các bài tập lớn Project-based learning để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ” 2. Mục đích nghiên cứu (Aims of the study) Với cách đặt vấn đề trên, nghiên cứu này nhằm đạt được những mục đích dưới đây: 1
  2. - Tìm hiểu thái độ của các em đối với đường hướng học qua các bài tập lớn (Project-based learning) để phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Anh trong các nhóm nhỏ. - Tìm hiểu xem việc áp dụng các bài tập lớn đối với việc phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh đối với học sinh lớp 10 trường THPT Lý Nhân có hiệu quả ở mức độ nào. - Trên cơ sở đó rút ra những lưu ý khi áp dụng đường hướng dạy và học qua các bài tập lớn cho giáo viên cũng như học sinh. 3. Câu hỏi nghiên cứu (Research questions) Để đạt được mục đích trên đây, nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau: 1. Thái độ của các em đối với việc học tập qua các bài tập dự án/ bài tập lớn như thế nào? 2. Việc học tiếng Anh thông qua các bài tập lớn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ có hiệu quả ở mức độ nào? 4. Đối tượng nghiên cứu (Subject of the study) Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phương pháp học tập thông qua các bài tập lớn (Project-based learning). 5. Phương pháp nghiên cứu (Research method) Với mục đích đề ra cho nghiên cứu này là tìm Thái độ của các em đối với việc học tập qua các bài tập dự án/ bài tập lớn như thế nào và việc học tiếng Anh thông qua các bài tập lớn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ có hiệu quả hay không như đã nêu trên chúng tôi lựa chọn phương pháp khảo sát (survey) cho nghiên cứu này. Căn cứ vào mục đích đề ra trong phần 1.3 trên đây, thực chất đây là một nghiên cứu miêu tả (Descriptive study). Theo ý kiến của Best (1970), nghiên cứu miêu tả trong giáo dục quan tâm đến các vấn đề như: điều kiện hay các mối quan hệ tồn hữu; những cách làm thực tế đang phổ biến; những đức tin, quan niệm hoặc thái độ hiện tại của đối tượng; những quá trình đang diễn ra; những hiệu quả mà người ta cảm nhận được; hay những xu hướng đang trở nên rõ nét (tr.156) Với định nghĩa như trên việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu miêu tả để đạt được những mục đích đề ra trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp. 2
  3. Các phương pháp thu thập số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: a) phiếu câu hỏi khảo sát dành cho học sinh; b) quan sát, ghi chép và c) phỏng vấn học sinh. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (Scope of the study) Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở mục đích tìm ra thái độ của các em đồng thời xem đường hướng này có hiệu quả ở mức độ nào . Số lượng mẫu nghiên cứu (participants) khá hạn chế, là những học sinh lớp tiếng Anh thí điểm do người nghiên cứu đồng thời là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Do đó sự khái quát hóa không nằm trong phạm vi của nghiên cứu này. 7. Tầm quan trọng của nghiên cứu (Significance of the study) Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc học thông qua các bài tập dự án không đem lại hiệu quả và học sinh không hào hứng với đường hướng mới này (Felix,1999; Levy, 1997). Hơn thế nữa người thực hiện phải rất cẩn trọng để tránh những vấn đề có thể phát sinh như là sự chủ động tham gia của những người thực hiện dự án, quá trình đánh giá, thời gian thực hiên, Để làm rõ những băn khoăn kể trên, nghiên cứu này đưa ra những hiểu biết cần thiết về việc học tập thông qua các bài tập lớn, tính ứng dụng của nó đối với các môn khoa học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng trong bối cảnh dạy và học ở Việt Nam hiện nay. Quan trọng hơn là những phát hiện của nghiên cứu này sẽ giúp người nghiên cứu và các giáo viên tiếng Anh có những cách thức áp dụng đường hướng này một cách phù hợp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ của học học sinh. 8. Cấu trúc của đề tài (Structure of the study) Nghiên cứu gồm ba phần: Phần một: Lý do chọn đề tài: Giới thiệu những cơ sở chung của nghiên cứu như: mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, Phần hai: Nội dung I. Cơ sở lý luận: Giới thiệu tổng quan về lich sử nghiên cứu của vấn đề, tóm tắt kết quả nghiên cứu của vấn đề có liên quan đến các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. 3
  4. II. Cơ sở thực tiễn: Khái quát đặc điểm tình hình của đơn vị, trình bày toàn bộ những phân tích số liệu để đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhằm đạt được mục đích của nghiên cứu. Đưa ra các biện pháp chính để giải quyết vấn đề. III. Là ý kiến thảo luận về kết quả nghiên cứu, tác dụng của nghiên cứu Phần ba: Kết luận và kiến nghị: Trình bày những ý kiến kết luận, và những hạn chế cơ bản, các kiến nghị của nghiên cứu này cũng như các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo đã được sử dụng trong nghiên cứu này kèm theo những minh chứng, phiếu ghi chép, cùng những sản phẩm mà người thực hiện thu thập trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. 4
  5. PHẦN HAI: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Phương pháp học tập thông qua dự án/ bài tập lớn (Project-based learning- PBL) Có rất nhiều định nghĩa về đường hướng dạy học thông qua dự án/ bài tập lớn. Mỗi định nghĩa hướng tới một khía cạnh mà tác giả muốn hướng tới. Carter và Thomas (1986, p.196) cho rằng học tập thông qua dự án/ bài tập lớn cần ba điều kiện: Có một vấn đề cần giải quyết (venue), có sự tự kiểm soát, điều chỉnh giữa các thành viên (inter-disciplined characteristic) và sự tự giác tham gia của người học (students’autonomy). Theo các học giả trên để đảm bảo được ba điều kiện trên mỗi bài tập lớn phải có những đặc điểm sau: - Diễn ra bên ngoài lớp học. - Các chủ đề chủ điểm của dự án/ bài tập lớn phải nằm trong chương trình môn học. - Người học phải tự đặt ra kế hoạch và mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành dự án. Theo Moss, D. và Duzer, V.C. (1998) thì phương pháp học thông qua bài tập lớn là một đường hướng mang tính hướng dẫn cao. Giáo viên phải tạo tình huống cho người học bằng cách nêu ra vấn đề mà học sinh cần giải quyết hoặc đưa ra một mô hình sản phẩm mà học sinh cần phải làm được sau khi hoàn thành dự án. Do đó điểm quan trọng nhất của đường hướng này là có thể thấy rõ được, đo đạc được, một sản phẩm cụ thể hay một giải pháp tối ưu cho một vấn đề cụ thể. Theo Thomas,(2000) thì việc học tập thông qua các dự án có đặc điểm tổng quát nhất là dựa trên những nhiệm vụ cụ thể, những hoạt động cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định và sau khi kết thúc dự án sẽ đạt được một kết quả cụ thể. Nói một cách cụ thể hơn, dự án chính là những nhiệm vụ phức tạp, dựa trên những nhiệm vụ khó hoặc những vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Trong mỗi dự án, người thực hiện phải có được những kế hoạch, có nhiều cách thức giải quyết vấn đề, có sự lựa chọn và quyết định giải pháp phù hợp, những hoạt động cụ thể để giải quyết vấn đề đó. Một điều cần lưu ý rằng người hướng dẫn dự án phải cho những người thực hiện cơ hội để làm việc một cách tự chủ, một khoảng thời gian hợp lý và giúp họ hình dung ra sản phẩm mà họ cần phải đạt được là gì. 5
  6. Mỗi học giả có một cách định nghĩa về PBL khác nhau nhưng họ đều rút ra những đặc điểm chung của đường hướng này như sau: 1. PBL phải nằm trong chương trình học. 2. PBL phải trọng tâm và các câu hỏi, các vấn đề đặt ra cần được giải quyết nhằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học. 3. PBL giúp cho học sinh tự thấy được những tiến bộ của mình trong quá trình thực hiện và hoàn thành các dự án. 4. PBL phải do học sinh tự thực hiện. 5. PBL phải có tính thực tiễn, không chỉ là những lý thuyết suông trong sách vở Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã dựa trên khung lý thuyết mà các học giả trên đưa ra vì đây là những lý thuyết đã được chứng minh qua thực tế nghiên cứu và đã được công nhận tại các hội thảo uy tín trên thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng đã chọn những khung lý thuyết sát với thực tế nghiên cứu của mình. 2. Các loại dự án/bài tập lớn áp dụng trong trường học Ông Sarah North (1990) đã phân dự án ra làm 4 loại chính: 1. Dự án cộng đồng (Community Projects): Là những dự án mà học sinh từ cộng đồng nơi các em đang sống. Phương pháp chủ yếu để giải quyết dạng bài tập lớn này là: Quan sát, lập bảng hỏi, quan sát và ghi chép. 2. Dự án điển cứu (Case studies): Là những dự án mà học sinh phải giải quyết một vấn đề điển hình nào đó. Trong dự án này học sinh sẽ được cung cấp những thông tin số liệu cụ thể (có thể là những số liệu thực tế hoặc giả định) 3. Dự án thực tiễn (Practical projects): Là những dự án mà trong đó học sinh phải tiến hành một công việc cụ thể ví dụ như tạo ra được một bản thiết kế, xây dựng một mô hình, tiến hành một thí nghiệm hoặc tạo ra một sản phẩm có thực trong cuộc sống. 4. Dự án thư viện (Library projects): Là dự án mà nguồn thông tin sử dụng chủ yếu là từ các loại sách vở, báo tạp chí trong thư viện hoặc của cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc diểm điển hình của của kiểu dự án này là học sinh sẽ phải chọn một chủ đề cụ thể, tìm tất cả những tài liệu có liên quan, đọc và tổng hợp tìm phương án giải quyết dưới dạng thuyết trình hoặc dạng viết. 6