SKKN Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho học sinh Khối 6,7

doc 13 trang sangkien 01/09/2022 6000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho học sinh Khối 6,7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang_cao_chat_luong_tr.doc

Nội dung text: SKKN Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho học sinh Khối 6,7

  1. SKKN : Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI 2.1. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 11 – 12 2.1.1. Quy luật phát dục trưởng thành của thiếu niên - nhi đồng 2.1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 11 - 12 2.2. Cơ sở lý luận về quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong môn cờ vua III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.3. Phương pháp nghiên cứu IV. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ 4.1. Khảo sát thực trạng trước khi áp dụng CNTT vào giảng dạy 4.2. Hiệu quả khi áp dụng CNTT vào giảng dạy V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Đề xuất kiến nghị VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo Viên : Đỗ Mạnh Hà Trang 1
  2. SKKN : Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động TDTT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội loài người, nhằm phát triển con người một cách toàn diện, cân đối về tri thức và thể chất. Như chúng ta đều biết, vào giai đoạn đầu năm học thời tiết ở Tây Nguyên nói chung, thường hay mưa mà điều kiện kinh tế để làm nhà tập đa chức năng của các trường là không có. Nên tôi mạnh dạn đưa môn cờ vua vào trong chương trình Thể thao tự chọn cho học sinh lớp 6,7 của trường THCS Lạc Tánh. Cờ vua (CV) không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì không thể nào đếm được. Cờ vua là môn học thiên về chiến thuật nên khi học thường dễ gây ra nhàm chán hơn so với các môn thể thao vận động khác như : bóng chuyền , bóng đá , cầu lông. Mặc khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Vậy phải làm thế để tạo ra sự hứng thú cho các em khi học môn cờ vua ? Với trăn trở trên , tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7” . II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 11 – 12 2.1.1. Quy luật phát dục trưởng thành của thiếu niên - nhi đồng - Sự phát dục trưởng thành của thiếu niên - nhi đồng là quá trình từ biến đổi về lượng tới biến đổi về chất. - Tính liên tục và tính giai đoạn của sự phát dục trưởng thành ở nhi đồng, thiếu niên. - Tính làn sóng của tốc độ phát dục trưởng thành. Giáo Viên : Đỗ Mạnh Hà Trang 2
  3. SKKN : Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7 - Tính không đồng đều và tính thống nhất của sự phát dục trưởng thành của nhi đồng, thiếu niên. Các điểm trên đây là quy luật chung của sự phát dục trưởng thành của nhi đồng, thiếu niên. Nhưng mỗi em nhi đồng lại có đặc điểm và tốc độ phát dục riêng, không những biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau mà cuối cùng khi đạt tới sự phát triển hoàn thiện cũng khác nhau, cho nên khi đánh giá trình độ phát dục trưởng thành của nhi đồng, thiếu niên vừa phải suy nghĩ tới các quy luật của sự phát dục trưởng thành và phải chú ý tới đặc điểm riêng của các em. Chỉ có như vậy mới đánh giá chính xác trình độ phát dục của các em. 2.1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 11 - 12 a. Tri giác: Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách chọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan. Ở lứa tuổi 11 –12 tri giác đã đạt tới trình độ phát triển như người trưởng thành. Tri giác có chủ định phát triển mạnh, biết phân tích, tổng hợp đối tượng có chủ định. Khả năng nhận thức cảm tính của các em đã phát triển ở mức độ cao. Tuy nhiên, khi tri giác những đối tượng có màu sắc rực rỡ mới lạ rất dễ lôi cuốn các em. Trong quá trình giảng dạy Cờ Vua cho các em, cần hướng các em vào những dấu hiệu nhận biết và cách đánh giá để phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, đồng thời đưa ra những đòn phối hợp, cũng như những dạng thức tấn công đẹp mắt để gây hứng thú và sự say mê tập luyện cho các em. b. Khả năng tập trung chú ý: Ở tuổi 11-12 có khả năng chú ý vào một đề tài, một đối tượng cao. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế. Chú ý ở lứa tuổi này bền vững hơn, sự di chuyển chú ý nhanh và linh họat hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn so với lứa tuổi nhi đồng các có thể chú ý được 2-3 đối tượng. Khả năng chú ý có chủ định, sự tìm tòi, học hỏi, tham hiểu biết có vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu Cờ Vua. Cho nên, người giáo viên cần chú ý lựa chọn các bài tập, các thế cờ phù hợp như số lượng quân, các nước cờ dự bị Giáo Viên : Đỗ Mạnh Hà Trang 3
  4. SKKN : Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7 để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ở lứa tuổi này có thế sử dụng được các bài tập có số lượng quân, các nước cờ dự bị để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ở lứa tuổi này có thể sử dụng được các bài tập có số lượng quân nhiều với số lượng nước từ 2-3 nước cờ dự bị và độ sâu biến thế có thể tới 10 –11 nước. Tuy nhiên, cần phải dựa trên sự định hướng chiến lược từ trước. c. Trí nhớ: Trí nhớ của học sinh lứa tuổi 11 –12 có nhiều biến đổi cơ bản so với lứa tuổi nhi đồng. Trí nhớ trừu tượng phát triển mạnh. Ghi nhớ chủ định và ghi nhớ ý nghĩa chiếm ưu thế, khả năng ghi nhớ và nhớ lại (tái hiện) có chủ định phát triển, các em có ý thức lựa chọn những nội dung chủ yếu để ghi nhớ, biết hệ thống và sắp sếp nội dung bài học để các em thực hiện tốt bài tập cờ. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tăng dần độ khó của bài tập, từng giáo án tập luyện phải có hệ thống, kích thích sự nỗ lực ý chí và tính tích cực tự giác, sáng tạo của các em trong quá trình giảng dạy cờ vua. Mặt khác, sử dụng hiệu quả trí nhớ, có khả năng diễn đạt bài tập, các em thích thú quan sát một cách tỷ mỉ và biết đặt ra những câu hỏi và giải quyết vấn đề. d. Tư duy: Lứa tuổi 11 –12, tư duy trừu tượng được phát triển nhanh. Các em có khả năng tiếp thu những khái niệm trừu tượng và phức tạp. Khi giải quyết vấn đề, các em dựa vào những khái niệm trừu tượng, phải dựa vào ngôn ngữ chứ không dựa vào hình ảnh và động tác cụ thể như lứa tuổi nhi đồng – năng lực phân tích và tổng hợp, năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa, hệ thống hóa và suy luận hóa còn yếu, đặc biệt, các em chưa chủ động vận dụng hiểu biết của mình để kiểm nghiệm củng cố. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện khai cuộc, cần phải phát triển được năng lực tư duy và óc tưởng tượng, sáng tạo của học sinh bằng cách, bên cạnh lời giải cho từng thế cờ với các dạng thức khai cuộc khác nhau, phải có những bài tập buộc các em phải tự tìm ra lời giải mà không được di chuyển quân trên bàn cờ. Giáo Viên : Đỗ Mạnh Hà Trang 4
  5. SKKN : Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7 e. Tưởng tượng: Ở lứa tuổi 11 –12 tưởng tượng có chủ định phát triển ở mức độ tưởng tượng tái tạo, các em tưởng tượng lại những điều đã học được mô tả trong lớp và được trình bày trong sách vở để áp dụng và vui chơi, thi đấu. Khả năng tưởng tượng ở thiếu niên khá phong phú nhưng còn thiếu thực tế. Bởi vậy khả năng tưởng tượng của học sinh nếu được hướng dẫn nâng cao thì khả năng tưởng tượng sáng tạo trong quá trình giảng dạy cờ vua sẽ có tác dụng tốt đến việc nâng cao thành tích sau này của các em. Bên cạnh đó, người giáo viên phải có ngôn ngữ rõ ràng, cách tập luyện ngắn gọn, chặt chẽ, khái quát kết hợp với lối suy luận của học sinh nhằm giúp cho quá trình nhận thức và tưởng tượng của các em được phát triển chính xác và phong phú. f. Cảm xúc: Đặc điểm nổi bật trong tình cảm của thiếu niên lứa tuổi 11- 12 là tính cảm xúc cao (dễ bị kích động). Điều đó là do tính xung động cao của tuổi dậy thì, nó phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần kinh, quá trình hưng phấn tạm thời có ưu thế so với ức chế, làm cho thiếu niên không kìm chế được bản thân cho nên khi tham gia bất cứ hoạt động nào các em đều biểu hiện cảm xúc rất mạnh mẽ và rõ nét. Cảm xúc của lứa tuổi này có nét nổi bật xuất hiện trong quá trình học tập vui chơi là tính ấn tượng bồng bột hăng say tính tự ái ít nhưng không ổn định, dễ bị kích động. Thông thường cảm xúc chi phối khá mạnh đến cách phán đoán cũng như cách sử sự của các em. Những đặc điểm này trước hết là do sự cải tổ của các chức năng sinh lí trong cơ thể thiếu niên có liên quan đến sự phát dục (dậy thì) tình cảm thiếu niên lứa tuổi này bắt đầu phục tùng lí trí, có khả năng điều chỉnh tình cảm và cảm xúc của mình. Các em đã biết che dấu phần nào sự biểu lộ cảm xúc bề ngoài của mình. Tuy vậy tính bồng bột, xốc lổi vẫn là đặc tính cảm xúc của các em. Tâm trạng của thiếu niên cũng thay đổi dễ dàng nhanh Giáo Viên : Đỗ Mạnh Hà Trang 5
  6. SKKN : Áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong phương pháp giảng dạy cờ vua cho HS khối 6,7 chóng (vui buồn nhất thời). Tâm trạng đó thường gắn và chuyển hoá sang cho nhau nhanh. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện Cờ vua cho lứa tuổi này cần thận trọng khi phê bình về mặt tâm lí. Mỗi bài giảng, thế cờ cần gây cảm xúc tình cảm cho các em, cần có những phương pháp điều chỉnh tình cảm kịp thời thích hợp. Bên cạnh đó cần sử dụng các phương pháp nhằm nâng cao tính thi đua học tập tạo tính hăng say, hứng thú cho các em, khen thưởng động viên các em kịp thời đúng mực khi các em thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. g. Ý thức: Ở lứa tuổi 11 -12 hành vi ý thức đã phát triển các em thường có nhiều ước mơ táo bạo đã bắt đầu nghĩ đến lí tưởng (nhưng dễ thay đổi do hiếu động )sẵn sàng khắc phục khó khăn có tính kỉ luật sự quyết tâm song vẫn chưa cao tính kiên trì còn yếu các em thích tìm tòi khàm phá nhưng dễ nản lòng khi kết quả trước mắt không rõ ràng, chưa nghĩ đến mục đích lâu dài. Vì thế trong quá trình giảng dạy Cờ vua, người giáo viên khi đề ra mục đích chung cần chia ra nhiều mục đích cụ thể có tính khái quát dễ hiểu giúp các em thực hiện tốt và hiệu quả nhất các bài tập đề ra. 2.2. Cơ sở lý luận về quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong môn cờ vua Trên cơ sở các quy luật của quá trình thu nhận, P.Ia.Ganperin đã đưa ra quy luật nhận thức - đây là cơ sở tâm lý mang tính phương pháp luận trong công tác giảng dạy - huấn luyện môn Cờ Vua. Quá trình (quy luật) nhận thức là một chuỗi lôgic gồm 5 giai đoạn. Sự phát triển của quá trình này diễn ra theo hình xoáy trôn ốc. 5 giai đoạn đó là: Giai đoạn 1: Tác động mang tính vật lý cụ thể (có ý nghĩa từ quan điểm sư phạm) cần được thực hiện một cách đúng đắn. Việc thực hiện đúng (qua sự thể hiện của người học) được đảm bảo bởi sự cân nhắc kỹ lưỡng việc phân tích cấu trúc lôgic của tác động và những điểm trọng tâm của tác động đó. Trong những trường hợp đơn giản, sự đúng đắn đó là rõ ràng. Song, trong những Giáo Viên : Đỗ Mạnh Hà Trang 6