SKKN Áp dụng Chuyên đề “Dạy học văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường phổ thông” trong chương trình Lịch sử Lớp 7 ở trung học cơ sở

doc 19 trang sangkien 7242
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng Chuyên đề “Dạy học văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường phổ thông” trong chương trình Lịch sử Lớp 7 ở trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_chuyen_de_day_hoc_van_hoa_trong_khoa_trinh_lich.doc

Nội dung text: SKKN Áp dụng Chuyên đề “Dạy học văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường phổ thông” trong chương trình Lịch sử Lớp 7 ở trung học cơ sở

  1. ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ “ DẠY HỌC VĂN HOÁ TRONG KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG” TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Bối cảnh của đề tài Quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học lịch sử nói riêng là một tổ hợp rất phức tạp và năng động. Những hoạt động của thầy và trò nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và phát huy tư duy khoa học cho các em. Thực tế hiện nay, trong các nhà trường phổ thông vẫn còn quan niệm cho rằng “ Lịch sử chỉ là môn phụ”, học sinh không thích học mà xem nhẹ môn này. Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do nội dung phương pháp giảng dạy của thầy còn nặng nề, cứng nhắc, chuẩn bị giờ lên lớp nội dung còn sơ sài, chỉ tóm tắt sách giáo khoa, thỉnh thoảng điểm một vì câu hỏi. Chính vì vậy mà học sinh tiếp thu bài một cách hời hợt, học trước quên sau, học mà không hiểu, việc giáo dục tình cảm đặc biệt là nét văn hoá dân tộc trong bộ môn lịch sử các em không nhớ và cảm thụ được. Do đó trên cơ sở những tinh hoa của phương pháp dạy học truyền thống, giáo dục phải chủ động tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học ở các bộ môn nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng. Thông qua chương trình giảng dạy môn lịch sử, đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh cần tìm hiểu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề tìm hiểu văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới, từ đó để hình thành nhân cách. Với những suy nghĩ trên, để cùng trao đổi, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn thực hiện áp dụng chuyên đề “Dạy học các vấn đề văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường phổ thông” của Tiến sĩ Trần Viết Thụ trong cuốn sách “ Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội trong chương trình lịch sử lớp 7 cấp THCS nhằm trao đổi với các đồng nghiệp về việc tạo hứng thú cho học sinh, phát triển nhân cách thông qua việc tìm hiểu một cách toàn diện những vấn đề sinh hoạt cuộc sống tức là tìm hiểu vấn đề văn hoá trong lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử. 2. Lí do chọn đề tài : Trong lí luận cũng như trong thực tế, bộ môn lịch sử giữ vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Có một nhà triết học nổi tiếng đã từng nói “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Lịch sử là một quá trình diễn biến liên tục. trong hiện tại còn in lại bóng dáng của quá khứ, đi lên từ quá khứ và chứa đựng hình ảnh của tương lai. Từ việc học lịch sử, sẽ hiểu biết được về truyền thống và nét đẹp văn hoá của dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới , để từ đó biết trân trọng lịch sử. Vì vậy từ những hiểu biết về lịch sử, con người có thể vững vàng bước vào tương lai. Với các thế hệ học sinh, từ những hiểu biết về lịch sử Việt Nam các em sẽ hiểu và tự 1
  2. hào về truyền thống dân tộc, có thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật, có được những bài học quý báu và hình thành tư tưởng phẩm chất tốt đẹp. Học lịch sử là trên cơ sở nắm được những sự kiện đã diễn ra, các em có thể phân tích để thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, rút ra được những bài học lịch sử và quy luật của nó để áp dụng vào thực tế cuộc sống . Với phương châm “Lấy học sinh làm trung tâm” đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên dạy lịch sử nói riêng đang tích cực tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những nguyên tắc cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học là “ Học phải đi đôi với hành”. Cùng với việc truyền đạt những kiến thức khoa học cho học sinh, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó. Thông qua các bài học lịch sử cụ thể, khi tìm hiểu những sự kiện, hiện tượng văn hoá cụ thể, học sinh từng bước nhận thức được rằng, bất cứ một thành tựu văn hoá nào cũng gắn liền với một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tư tưởng, đạo đức, tình cảm, giáo viên từng bước hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật như các sự kiện lịch sử khác. Xuất phát từ những suy nghĩ trên và vận dụng trong quá trình giảng dạy, tôi đã chú ý nhiều đến việc dạy lịch sử từ đó dạy vấn đề văn hoá cho học sinh áp dụng vào các khối lớp trong chương trình trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 7. Trong quá trình đó theo đánh giá của tôi là đã thu được những kết quả nhất định nên mạnh dạn đem ra trình bày cùng các đồng nghiệp với mong muốn được sự đóng góp xây dựng thêm của những người quan tâm. 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài: Từ dạy học lịch sử đến dạy học vấn đề văn hoá là một đề tài rất rộng lớn và phong phú. Trong phạm vi đề tài nhỏ này tôi không có điều kiện trình bày toàn bộ vấn đề văn hoá trong lịch sử mà chỉ nêu ra những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học những vấn đề văn hoá trong khoá trình lịch sử thế giới và dân tộc lớp 7 phần Lịch sử Việt Nam. Còn những chương trình lớp 6,8,9 xin được trình bày trong dịp khác. Nội dung của đề tài được trình bày theo 3 phần - Các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các vấn đề văn hoá - Áp dụng cụ thể trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 7 ở một số bài cụ thể - Bài học rút ra và tính ứng dụng của đề tài 4. Mục đích của đề tài: Để thực hiện việc dạy học Lịch sử, đảm bảo tính toàn diện tức là tìm hiểu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề văn hoá ngày càng được chú trọng. Thực hiện đề tài này một phần để tôi nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân trong quá trình giảng dạy, ngoài ra qua đề tài này tôi mong muốn trao đổi với đồng nghiệp để cùng tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đặc biệt là môn Lịch sử trong điều kiện xã hội hiện nay. 2
  3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Thông thường hoạt động nhận thức được bắt đầu “ Trực quan sinh động”( nhận thức cảm tính) đến “ Tư duy trừu tượng”( nhận thức lí tính). Nhưng do đặc trưng của bộ môn lịch sử học sinh không thể trực tiếp quan sát sự kiện ( trực quan sinh động) hiện tượng lịch sử. Việc nhận thức lịch sử được bắt đầu từ việc nắm sự kiện, tạo biểu tượng lịch sử là quá trình nhận thức cảm tính của hoạt động nhận thức. Sau đó thông qua các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích, tổng hợp các em sẽ nắm được bản chất bên trong của sự kiện, rút ra quy luật và bài học lịch sử. Việc dạy vấn đề văn hoá trong lịch sử sẽ làm cho học sinh có biểu tượng cảm tính sâu sắc, toàn diện hơn. Những vấn đề văn hoá trong môn Lịch sử là các sự kiện, hiện tượng lịch sử phản ánh những thành tựu văn hoá ( chủ yếu thuộc lĩnh vực văn hoá tinh thần), như văn chương, nghệ thuật, khoa học, giáo dục của một quốc gia, dân tộc hay khu vực, trong một giai đoạn lịch sử nhất định để phân biệt với các vấn đề khác của lịch sử như chính trị, quân sự, kinh tế Những vấn đề văn hoá được trình bày dưới quan điểm lịch sử, dựa trên đặc trưng khoa học của lịch sử nói chung, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói riêng. Các sự kiện, hiện tượng về văn hoá được giới thiệu trong quá trình phát sinh, phát triển, trong mối tương quan, tác động qua lại giữa điều kiện lịch sử với văn hoá, giữa văn hoá với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Những vấn đề văn hoá trong quá trình lịch sử phổ thông giúp học sinh hiểu đúng, hiểu toàn diện lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Do đó, nó là một bộ phận cấu thành tri thức lịch sử cho học sinh. Thông qua những bài học lịch sử cụ thể, khi tìm hiểu những sự kiện,hiện tượng văn hoá cụ thể, học sinh từng bước nhận thức được rằng, bất cứ thành tựu văn hoá nào cũng gắn liền với một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Những bài học lịch sử đã chứng minh rằng, điều kiện kinh tế - xã hội là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển hay suy tàn của văn hoá. Ngược lại, sự phát triển của văn hoá tác động trở lại đời sống kinh tế và các mặt khác của xã hội. Trên cơ sở nhận thức đó, giáo viên từng bước hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật như các sự kiện lịch sử khác. Mặt khác, khi tìm hiểu các sự kiện về văn hoá trong sách giáo khoa, học sinh không chỉ khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân mà còn hiểu biết thêm những gương mặt văn hoá tiêu biểu của dân tộc trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Họ không chỉ là những nhà quân sự, chính trị, hoạt động xã hội lỗi lạc mà còn là những nhà thơ, nhà văn , nhà khoa học xuất sắc. Sự sáng tạo của các danh nhân này đã làm phong phú thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển lịch sử, xã hội. Những vấn đề văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường không những giúp cho học sinh hiểu rõ và tự hào về các di sản văn hoá của nhân dân ta mà còn giáo dục các em ý thức, trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hoá ấy, có tác dụng giáo dục quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ đúng đắn Việc dạy học văn hoá trong các khoá trình lịch sử dân tộc không những góp phần 3
  4. rèn luyện học sinh khả năng nhận thức mà còn phát triển ở các em năng lực hoạt động thực tiễn như : - Khả năng cảm thụ nội dung một tác phẩm văn học , một công trình kiến trúc dưới góc độ lịch sử. - Khả năng tham gia thiết kế và xây dựng các đồ dùng trực quan cho học sinh và giáo viên phục vụ cho việc dạy nội dung văn hoá như vẽ bản đồ các di tích văn hoá, phục chế một hiện vật văn hoá nào đó - Rèn luyện cho học sinh khả năng miêu tả một công trình kiến trúc, giải thích một hiện tượng văn hoá, hiểu và phân tích được giá trị, ý nghĩa của một thành tựu văn hoá -Hướng cho học sinh có thể tham gia những hoạt động công ích xã hội như sưu tầm các tác phẩm văn hoá, bảo vệ các giá trị văn hoá của địa phương 2. Thực trạng của vấn đề Việc dạy các vấn đề văn hoá trong các khoá trình lịch sử và tác dụng của nó là điều không thể phủ nhận nhưng trên thực tế giảng dạy lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay vẫn nặng về truyền thụ kiến thức theo sách giáo khoa mà rất ít giáo viên chú ý tới vấn đề dạy và nhấn mạnh vấn đề văn hoá trên mối tương quan của các sự kiện lịch sử. Sở dĩ có điều đó là vì những nguyên nhân chủ yếu sau : - Về mặt lí thuyết : các giáo trình, sách giáo khoa, các tài liệu còn đề cập đến vấn đề này còn ít. Thế nào là dạy văn hoá ? Dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao ? Các biện pháp sư phạm nào nhằm nâng cao hiệu quả dạy học những vấn đề văn hoá ? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cùng bàn luận, trao đổi và đưa ra kết luận. - Trên thực tế : đưa vấn đề văn hoá vào giáo trình lịch sử còn ít, đặc biệt là lịch sử lớp 8 và lớp 9, chủ yếu là các cuộc chiến tranh dân tộc nhất là khoá trình lịch sử Việt Nam. Trong khi đó thời lượng cho việc dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông còn tương đối ít nên hạn chế khả năng truyền thụ của giáo viên và khả năng cảm thụ của học sinh. Đa số học sinh không thích học môn Lịch sử nên cũng không có hào hứng khi giáo viên gợi mở những tài liệu có kiến thức văn hoá để tìm hiểu. Học sinh trung học cơ sở lại còn nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức còn rất đơn giản nên việc truyền thụ khó khăn hơn so với học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên qua thực tiễn bản thân trong quá trình dạy học ở trường phổ thông trong những năm qua, tôi nhận thấy : Việc dạy vấn đề văn hoá trong lịch sử có tác dụng tích cực là không thể phủ nhận được. Giờ học nào, bài giảng nào thầy tổ chức rốt hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua việc dạy đúng lúc, đúng chỗ về vấn đề văn hoá thì giờ học đó học sinh nắm được nội dung bài học dễ dàng và hứng thú theo dõi bài giảng, giáo viên có điều kiện khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm sâu sắc và niềm tin đạo đức cho học sinh góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho các em. Trên đây là những trở ngại và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nhằm thực hiện thành công việc nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử Vì vậy việc dạy vấn đề văn hoá trong quá trình giảng dạy lịch sử là rất cần thiết trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông đặc biệt là trường trung học cơ sở. 4