Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý

doc 39 trang sangkien 12341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_noi_dung_chuong_trinh_boi_duo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý

  1. SKKN: “ Xây dựng chương trình bồi dưỡng học snh giỏi môn vật lý” MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 Trang bìa ngoài 2 Trang bìa trong 3 Mục lục 1 4 I /Phần mở đầu 2 5 1.Lý do chọn đề tài 2 6 2.Mục đích nghiên cứu 2 7 3.Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu 2 8 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 2 9 5.Phương pháp nghiên cứu 2 10 II/Nội dung nghiên cứu 3 11 Chương I:Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 3 12 1.Cơ sở pháp lý 3 13 2.Cơ sở lý luận 3 14 3.Cơ sở thực tiễn 3 15 Chương II:Thực trạng của đề tài nghiên cứu 4 16 1.Khái quát phạm vi 4 17 2.Thực trạng đề tài nghiên cứu 4 18 Chương III:Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện để tài 5 19 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 5 20 2.Các giải pháp chủ yếu 5 21 Kết luận và kiến nghị 31 22 Phần đánh giá của hội đồng khoa học các cấp 32 23 Danh mục tài liệu tham khảo 37 Trang:1 Người thực hiện: Phạm Ngọc Tân- Trường THCS Võ Trứ
  2. SKKN: “ Xây dựng chương trình bồi dưỡng học snh giỏi môn vật lý” PGD &ĐT HUYỆN TUY AN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÕ TRỨ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Sáng Kiến Kinh Nghiệm: “XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ” I.PHẦN MỞ ĐẦU: 1/Lý do chọn đề tài : Hàng năm ,để có lực lượng học sinh giỏi tham gia dự thi các cấp đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch phân công giáo viên bộ môn bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi để tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp.Thực tế ở đơn vị trường THCS Võ Trứ nhiều năm qua ,chuyên môn nhà trường giao cho giáo viên bộ môn tự lên kế hoạch bồi dưỡng,tự tìm tài liệu để bồi dưỡng sao cho đến cuối năm đạt nhiều học sinh giỏi .Nhiều năm qua bản thân tự tìm tài liệu ,tự lên kế hoạch bồi dưỡng ,có lúc dạy theo yêu cầu của học sinh ,hỏng kiến thức chỗ nào bù vào chỗ đó ,không theo một hệ thống nhất định.Bản thân tôi nhận thấy ,là một giáo viên bộ môn ,để bồi dưỡng học sinh một cách có hệ thống đòi hỏi phải xây dựng một chương trình cụ thể .Từ chương trình cụ thể đó giáo viên có một định hướng bồi dưỡng học sinh dễ dàng.Xuất phát từ thực tế đơn vị nhà trường ,bản thân tôi quyết định chọn đề tài “XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ”nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn vật lý ở đơn vị nhà trường. 2/Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là kết hợp chương trình sách giáo khoa,sách tham khảo ,sách nâng cao kiến thức bộ môn vật lý để xây dựng một hệ thống nội dung chương trình bao gồm những vấn đề cần thiết để giảng dạy nhằm bồi dưỡng cho các em học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn vật lý. 3/Đối tượng,phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là học sinh khá giỏi,ham thích học bộ môn vật lý 4/Nhiệm vụ nghiên cứu: Giáo viên bộ môn sử dụng sách giáo khoa vật lý ,kết hợp với tài liệu tham khảo để xây dựng một chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý đồng thời tiến hành bồi dưỡng học sinh theo nội dung đã xây dựng. 5/Phương pháp nghiên cứu :Kết hợp sách giáo khoa,sách bài tập ,sách tham khảo để xây dựng chương trình.Thực hiện dạy theo chương trình đã xây dựng .Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 10 năm 2008 ( mỗi tuần 2 tiết) ,đến khi học sinh tham gia dự thi cấp tỉnh. Trang:2 Người thực hiện: Phạm Ngọc Tân- Trường THCS Võ Trứ
  3. SKKN: “ Xây dựng chương trình bồi dưỡng học snh giỏi môn vật lý” II/NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1/Cơ sở pháp lý: Dựa trên cơ sở Sách giáo khoa ,sách bài tập và sách tham khảo để xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi mơn vật lý theo trình tự nội dung kiến thức cụ thể, dễ thực hiện. 2/Cơ sở lý luận: Vật lý là một mơn khoa học tự nhiên. Đặc điểm của khoa học vật lý vốn là một môn khoa học thực nghiệm ,và nguyên tắc cơ bản trong quá trình dạy học là nguyên tắc trực quan. Thí nghiệm vật lý có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh và giúp các em làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học ,vì qua thí nghiệm các em tập dược quan sát ,đo đạc,được rèn luyện tính cẩn thận , kiên trì Bên cạnh việc thực hành thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu,các em cịn phải rèn luyện tính tốn,vận dụng kiến thức tốn học và vật lý học để giải quyết những bài tốn đặt ra trong thực tế. Trên cơ sở lý thuyết đã học giúp các em giải quyết được những bài tập khĩ,và từ việc giải các bài tập giúp các em củng cố vững chắc kiến thức lý thuyết mà các em đã được học. 3/Cơ sở thực tiễn: Qua gần 6 năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa vật lý ,GV và HS đã thực hiện đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp để phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới .Nhà trường đã tiến hành tổ chức các chuyên đề bàn về phương pháp giảng dạy ở từng bộ mơn ,từng bước nâng cao chất lượng của học sinh.Trong đĩ việc bồi dưỡng đội ngũ HSG luơn được nhà trường đặc biệt quan tâm.Nội dung kiến thực tham gia thi học sinh giỏi hầu hết là những bài tập nâng cao khĩ khăn đối với học sinh.Cần phải cĩ thời gian rèn luyện nhiều mới cĩ thể giải được tốt các bài tập khĩ. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho các tổ chuyên mơn lên kế hoạch phân cơng giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở từng bộ mơn ,trong đĩ cĩ bộ mơn vật lý. Vì vậy bản thân đã chọn đề tài này để xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi mơn vật lý lớp 9 nhằm thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi do nhà trường giao. Trang:3 Người thực hiện: Phạm Ngọc Tân- Trường THCS Võ Trứ
  4. SKKN: “ Xây dựng chương trình bồi dưỡng học snh giỏi môn vật lý” CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I.Khái quát phạm vi: Nội dung kiến thức trong đề tài chủ yếu tập trung vào 4 nội dung cơ bản : cơ học, nhiệt học, điện học và quang học cĩ trong chương trình sách giáo khoa vật lý Trung học cơ sở. Phạm vi của đề tài này là áp dụng cho việc giảng dạy đối tượng học sinh giỏi vật lý khối lớp 8,9 II. Thực trạngcủa đề tài nghiên cứu: 1/Thuận lợi: -Học sinh Trường THCS Võ Trứ đa số tập trung ở khu vực Thị Trấn Chí Thạnh được sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình . -Đối tượng thực hiện là học sinh giỏi nên các em tiếp thu kiến thức nhanh chĩng giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc truyền đạt nội dung kiến thức. -Nhà trường quan tâm tạo điều kiện về thời gian,cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 2/Khó khăn: - Học sinh tham gia bồi dưỡng thường khơng ở cùng 1 lớp học nên khĩ chủ động bố trí thời gian tăng cường bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em. -Cơ sở vật chất nhà trường cịn thiếu phịng học nên khĩ khăn cho việc bồi dưỡng HSG tại trường. -Tổ bộ mơn cĩ ít giáo viên vật lý nên hạn chế trong việc trao đổi kinh nghiệm cho nhau . Trang:4 Người thực hiện: Phạm Ngọc Tân- Trường THCS Võ Trứ
  5. SKKN: “ Xây dựng chương trình bồi dưỡng học snh giỏi môn vật lý” CHƯƠNG III : BIỆN PHÁP,GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1/Cơ sở đề xuất các giải pháp: Dựa trên cơ sở thực tế giảng dạy trên lớp ,qua việc nghiên cứu thí nghiệm , tìm hiểu đối tượng học sinh và nội dung bài học ở sách giáo khoa vật lý các lớp 6,7,8,9, sách tham khảo bộ môn vật lý,bản thân tôi đã biên soạn nội dung chương trình cụ thể để thực hiện cơng việc bồi dưỡng HSG. 2/ Những nội dung chủ yếu của đề tài: PHẦN I:LÝ THUYẾT A/ MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ PHẦN CƠ HỌC: I/CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC: 1/Chuyển động đều và đứng yên: a)Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc. b)Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác ,thì gọi là đứng yên so với vật ấy. c)Chuyển động và đứng yên có tính tương đối ,tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. 2/Chuyển động thẳng đều: a)Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật ,đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ . b)Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều. 3/ Vận tốc: Vận tốc của một vật chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi trong một đơn vị thời gian. S Công thức : V t Vật chuyển động đều thì vận tốc của nó không thay đổi theo thời gian . 4/Chuyển động không đều: Vật chuyển động không đều có vận tốc thay đổi theo thời gian. S 5/Vận tốc trung bình: VTB tTB 6/Quãng đường và thời gian chuyển động : Quãng đường đi: S=V.t S Thời gian: t V II/ LỰC –KHỐI LƯỢNG VÀ TƯƠNG TÁC : 1/Lực : Lực là đại lượng gây nên tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. -Đơn vị đo lực là : Niutơn (N) -Dụng cụ đo lực :Lực kế. -Khi không có lực tác dụng lên vật ( Vật cân bằng): +Nếu vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi. Trang:5 Người thực hiện: Phạm Ngọc Tân- Trường THCS Võ Trứ
  6. SKKN: “ Xây dựng chương trình bồi dưỡng học snh giỏi môn vật lý” +Nếu vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. 2/ Các loại lực đơn giản thường gặp: a) Trọng lực: Là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật. b) Lực đàn hồi: Là lực xuất hiện khi lò xo hoặc bất kì lực đàn hồi nào bị biến dạng gây ra. c) Lực ma sát: Là lực sinh ra khi một vật chuyển động trên mặt một vật khác và hướng ngược với chiều chuyển động. d) Lực đẩy Acsimet: Là lực do chất lỏng hoặc khi tác dụng lên vật nhúng trong nó hướng từ dưới lên. - Công thức: FA = d .V d: Trọng lượng riêng của chất lỏng V: Thể tích của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ 3/ Biểu diễn lực: -Dùng vectơ -Gốc vectơ chỉ điểm đặt của lực. -Hướng vectơ chỉ hướng của lực -Độ dài vectơ chỉ độ lớn của lực theo một tỉ xích nhất định chọn trước Độ lớn Phương Mũi tên biểu điễn như trên còn gọi là vectơ lực Điểm đặt Chiều 4/ Tổng hợp lực: a) Hai lực cùng phương, cùng chiều: F = F1 + F2 b) Hai lực cùng phương, ngược chiều: ❖ Nếu F1 > F2 thì F = F1 - F2 và F cùng chiều F1 ❖ Nếu F1 < F2 thì F = F2 – F1 và F cùng chiều F2 c) Hai lực không cùng phương: Tìm lực tổng hợp theo quy tắc hình bình hành. 5/Khối lượng và khối lượng riêng: a) Khối lượng: -Ký hiệu: m; Đơn vị :kg -Đo Khối lượng :dùng cân b) Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Công thức: D=m/V ;Đơn vị : kg/m3 6/Trọng lượng và trọng lượng riêng: a) Trọng lượng : Là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Công thức: P = 10.m b) Trọng lượng riêng: được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích vật đó. Công thức : d = P/V ;Đơn vị :N/m3 III/CẤU TẠO PHÂN TỬ-ÁP SUẤT: Trang:6 Người thực hiện: Phạm Ngọc Tân- Trường THCS Võ Trứ