Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học và xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

doc 16 trang sangkien 14400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học và xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_lop_hoc_va_xay_dung_lo.doc
  • docDONYEUCAUSK-NGUYỄN HỮU KÍNH.doc
  • docTÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN-NGUYỄN HỮU KÍNH.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp học và xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

  1. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài: 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài : 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 4. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu : 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận: 4 2. Thực trạng: 5 a. Thuận lợi – Khó khăn: 5 b. Thành công Hạn chế: 5 c. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6 3. Giải pháp-Biện pháp : 7 a. Mục tiêu của giải pháp: 7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 7 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm: 13 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14 1. Kết luận : 14 2. Kiến nghị: 15 IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO : 15 V- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC 16 Trang 1
  2. I- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những những gần đây tình trạng xuống cấp về đạo đức của một số học sinh có chiều hướng gia tăng. Thái độ học tập của các em có phần giảm sút. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo như đánh đập, xúc phạm học sinh, Điều này xảy ra chưa nhiều nhưng cũng đó cũng là hồi chuông cảnh báo về những tiêu cực trong giáo dục đã bắt đầu xuất hiện. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi đó là mặt trái của sự phát triển xã hội và sự phát triển Công nghệ thông tin. Khi Facebook là công cụ không thể thiếu đối với mỗi học sinh; khi chiếc máy vi tính là người bạn thân thiết nhất của các “cô cậu” học trò. Chính vì vậy mà năm học 2008-2009 Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua trường học thân thiện - học sinh tích cực trong trường phổ thông. Đây cũng là một bước thay đổi lớn trong ngành giáo dục nhằm lấy lại niềm tin nơi nhân dân về chất lượng giáo dục và cũng là lúc giáo dục dám nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục những tình trạng như vậy trong suốt những năm qua. Tại trường tiểu học số 2 Hoài Tân là một trong những đơn vị hưởng ứng triệt để phong trào “trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho thầy cô giáo và các em học sinh tham gia hưởng ứng tốt phong trào. Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn theo dõi sát sao những thái độ, hành động, việc làm của từng em học sinh trong lớp để có những biện pháp giáo dục các em vừa học tốt, vừa vui vẻ rèn luyện trong một môi trường lành mạnh và thân thiện. Chính những lý do đó mà làm tôi trăn trở trong nhiều năm công tác, tôi muốn xây dựng cho lớp học mình chủ nhiệm một hình thức học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả. Và đây cũng là kế hoạch của bản thân tôi lựa chọn làm sáng kiến cho năm học 2018-2019 và 2019-2020 với đề tài: “Xây dựng nề nếp lớp học và xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu. - Nghiên cứu lý luận về cách thức tổ chức một lớp học thân thiện chương trình giáo dục mới hiện nay. - Tìm hiểu tình hình thực tế tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân nói chung và lớp 5A nói riêng về chất lượng giáo dục. Trang 2
  3. - Dựa trên những lý luận đã nghiên cứu và khảo sát tình hình thực tê nên tôi đã xây dựng mục tiêu của đề tài này như sau: + Giáo dục học sinh thông qua việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. + Tìm hiểu một số đặc điểm từng cá nhân trong tập thể lớp để có biện pháp giáo dục kịp thời. + Muốn cho các em sống trong tập thể với bầu không khí cởi mở hoà nhã, cần phải có hướng cho các em tình thương yêu đùm bọc, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó xây dựng nên một lớp học thân thiện, đoàn kết và có kết quả giáo dục và góp phần tghực hiện thắng lợi phong trào: “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” b. Nhiệm vụ. Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã phải làm những việc sau: - Tìm hiểu hiện trạng công tác chủ nhiệm hoạt động dạy và hoạt động học ở lớp 5A bậc Tiểu học. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa học sinh trong lớp với nhau, giữa các em học sinh với đội ngũ cán bộ lớp, tổ và cuối cùng là tập thể với giáo viên chủ nhiệm. - Làm tốt công tác chủ nhiệm, nắm được các yếu tố của tập thể lớp như: Tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, - Xây dựng nề nếp lớp học, xây dựng lớp tự quản tích cực; xây dựng nội dung sinh hoạt lớp ; xây dựng “ Lớp học thân thiện , học sinh tích cực”. - Tìm hiểu về hình thức giáo dục thông qua lồng ghép nội dung “ Giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh qua 3 môn học: Tiếng việt, Đạo đức, Khoa học. - Tìm ra những biện pháp để xây dựng một tập thể lớp học đạt kết quả tốt. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh lớp 5A trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Với kinh nghiệm của bản thân chưa dày dạn trong việc nghiên cứu đề tài sáng kiến nên nội dung nghiên cứu chỉ tập trung trong phạm vi của trường Tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp khảo sát: Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tiến hành khảo sát thực trạng về kĩ năng sống của học sinh trong lớp 5A để nghiên cứu và phân tích nội dung của đề tài. Trang 3
  4. 2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về các văn bản chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực và cách tổ chưc lớp học tiến bộ, chất lượng. 2. Phương pháp phân tích. Dựa trên những số liệu đã được khảo sát, kết hợp với luận chứng của đề tài, tôi tiến hành phân tích các yếu tố nhằm đưa ra những lý giải của vấn đề. 3. Phương pháp tổng kết: Khi đã có những tư liệu thu thập được qua khảo sát tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, kết hợp với chứng cứ đã được phân tích. Tôi tiến hành tổng kết và kết luận về nội dung nghiên cứu. Từ đó có cơ sở để đề xuất một số ý kiến về biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5A. II- PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực là một phong trào lớn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Đây là phong trào thi đua rộng lớn được triển khai toàn ngành giáo dục kể từ năm học 2008 - 2009 . Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; và học sinh phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Trên tinh thần đó, để thực hiện tốt phong trào thì mỗi cá nhân, mỗi lớp học sẽ là nhân tố quyết định cho mọi thành công của phong trào đề ra. Tập thể học sinh là một phương tiện mạnh mẽ để giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Đó là con đường không thể thiếu để hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa. Tập thể học sinh trước hết là môi trường tâm lý. Mọi tác động tốt hay xấu, xuất phát từ môi trường xã hội hoặc từ những biện pháp sư phạm của nhà trường đều ảnh hưởng đến học sinh thông qua tập thể, tập thể học sinh tiếp nhận những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức, thẫm mỹ của xã hội chế biến thành những yêu cầu và chuẩn mực của nội bộ tập thể dưới dạng những dư luận chung, những đánh giá, những truyền thống bằng cách đó điều chỉnh hành vi ứng xử xã hội của học sinh. Thông qua tập thể, người học từ chỗ là đối tượng giáo dục đã trở thành chủ thể giáo dục. Tập thể không chỉ thực hiện với những yêu cầu của giáo dục mà còn đề ra yêu cầu đối với mỗi thành viên của nó. Trang 4
  5. Tập thể không chỉ là môi trường bên ngoài tác động đến từng cá nhân học sinh mà chính mỗi học sinh là thành viên của tập thể đó là chủ thể của hoạt động và giao lưu, tích cực tham gia các quan hệ giao lưu tự giác sáng tạo mỗi quan hệ đó ở một chừng mực nhất định. Tập thể học sinh không thể hình thành, dù có cùng độ tuổi, cùng trình độ văn hoá. Do đó tập thể học sinh phải được xây dựng một cách có kế hoạch, phải trở thành đối tượng tác động sư phạm của công tác giáo dục. Nếu như trong học tập, tập thể tạo ra được những bản chất của con người là những quan hệ nhiều mặt của con người đó với thế giới. Trên cơ sở lý luận đó ta có thể khẳng định rằng mọi thành công của một tập thể là do quyết định từ mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà kế hoạch xây dựng lớp học thân thiện mà tôi đã nghiên cứu, khảo nghiệm trong những năm qua là một bước đi đúng hướng góp phần vào kết quả thắng lợi của việc triển khai, thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. 2. Thực trạng đề tài. a. Thuận lợi – khó khăn. * Thuận lợi: - Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường. - Trường học khang trang, thoáng mát ; cơ sở vật chất, trang trí lớp học tương đối đầy đủ. (điện, nước, quạt trần, ) - Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo. - Hầu hết các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em. Phần lớn học sinh chăm, ngoan. * Khó khăn: - Là ngôi trường nằm trên địa bàn xã Hoài Tân, có 1/3 số học sinh cách xa trường từ 2-4 km, đi học rất vất vả nhất là trong những ngày mưa. - Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, nhà xa, ít dành thời gian cho việc học. - Vẫn còn một số ít học sinh chưa ý thức học tập còn ham chơi. - Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái, phó mặc con em mình cho giáo viên chủ nhiệm. b. Thành công và hạn chế. * Thành công: Trang 5
  6. Đề tài này giúp học sinh có một môi trường học tập vui vẻ, thân thiện. Tạo cho các em một nơi rèn luyện hết sức gần gũi và tin yêu. Các em xem lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui và đó cũng là động lực thúc đẩy các em cố gắng vượt khó học tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ của người học sinh. * Hạn chế: - Học sinh ở xa nhiều nên giáo viên vẫn còn hạn chế trong việc thấu hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp. Hạn chế trong việc gặp gỡ thường xuyên cha mẹ học sinh của những em ở xa trường. - Việc quản lý các em ở nhà cũng còn hạn chế vì có một số bố mẹ phải làm ăn xa ( TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, ), ở nhà với ông bà. c. Phân tích thực trạng: Việc xây dựng cho học sinh lớp 5A một môi trường học tập gần gũi thân thiện là một việc hết sức quan trọng và cần thiết, bởi khi học sinh đến lớp trong niềm vui và phấn phởi thì chắc chắn các em sẽ thấy thoải mái hơn trong tâm hồn, từ đó các em sẽ học tập hăng say và nắm kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp các em có những những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực; có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày; Đồng thời tạo cơ hội thuận lợi để các em thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Lớp học thân thiện được duy trì hằng ngày không chỉ giúp học sinh có một môi trường học tập thoải mái, vui vẻ mà đây còn là một nơi để các em gắn chặt tình bạn với các bạn trong lớp đồng, đoàn kết giúp đơ lẫn nhau trong học tập cũng như sinh hoạt. Đồng thời còn giúp các em thể hiện tính sáng tạo, phát huy cách học độc lập, tự chủ trong trong học tập. Đối với giáo viên muốn xây dựng được một lớp học thân thiện, một môi trương học tập thoải mái vui vẻ và gần gũi thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao giáo dục cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Là người giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết đầy trách nhiệm và gắn bó với học sinh, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm của học sinh. Chính vì hiểu rõ điều đó, người giáo viên cần phải thực hiện những yêu cầu sau: Trang 6