Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn Lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh

docx 54 trang sangkien 26/08/2022 12041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn Lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_day_hoc_mon_ngu_van_l.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn Lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh

  1. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 CÁC PHỤ LỤC : Tên sáng kiến: Thứ tự Nội dung Trang 1 Trang phụ lục của sáng kiến 1 2 - Tên Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Các thông tin về tác giả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học. 2 3 Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học 3 4 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 4, 5 5 Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi tạo ra sáng kiến 6, 7 6 Ảnh minh hoạ cho sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và thực hiện nội dung sáng kiến. Từ 8 đến 48 7 Khả năng áp dụng: 49 8 Hiệu quả do sáng kiến đem lại 50, 51 9 Kết luận . 52 10 - Cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn không sao chép hoặc vi phạm bản quyền nào. 53 - Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến. 1 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  2. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÁT TRIỂN NHÁNH Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 9 và có thể tất cả các khối lớp. Thời gian áp dụng: Từ ngày: 10/ 9 /2017 đến ngày 10/5/2018. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Thu Thủy . Năm sinh: 1975 Nơi thường trú: 637 đường Trần Huy Liệu - Phường Văn Miếu - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung. Điện thoại: 0982.521.875. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 % Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Quang Trung Địa chỉ: số 1 đường Đông Kinh Nghĩa Thục – Nam Định. Điện thoại: 0228.3847472 I. ĐIỀU KIỆN , HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 2 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  3. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS gần đây đã có nhiều thay đổi cơ bản theo hướng tích hợp và tích cực. Đặc biệt là kế hoạch dạy học theo chủ đề, bài học có phát triển năng lực cho học sinh Thế nhưng để thực hiện được một cách hiệu quả với từng bài học thì vẫn đang là một bài toán chưa có đáp số. Chính vì thế mà giáo viên chúng tôi cần phải có những bước tìm hiểu các năng lực tiểm ẩn của học sinh để áp dụng trong quá trình dạy học mới cho phù hợp và hiệu quả. Với mục đích rèn kỹ năng để học sinh có tính tự lập, có tính tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Chúng tôi thiết nghĩ giáo viên cần phải định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Hơn nữa ở thế kỉ XXI này, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống, việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn góp phần đổi mới PPGD theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế mới của thời đại. vì CNTT góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp. Công nghệ thông tin phát triển, tư duy con người cũng phát triển, học sinh của chúng ta bắt nhịp thời đại rất nhanh và các em có rất nhiều năng lực tiềm ẩn. Chính vì vậy mà giáo viên chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học bằng cách chú trọng định hướng phát triển năng lực vốn có của học sinh cho học sinh từ mỗi bài học trên lớp. 3 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  4. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Do yêu cầu giáo dục con người, cần phải tạo ra sản phẩm con người năng động sáng tạo, có kỹ năng kỹ sảo trong cuộc sống và trong công việc để thích ứng được với xã hội hiện đại, tiếp cận được với nền văn minh thế giới. Đặc biệt nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học . Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” Điều đó càng thôi thúc tôi tạo ra một sáng kiến: “ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÁT TRIỂN NHÁNH” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Giới trẻ ngày nay thì lại nghiêng về xu hướng tiếp xúc với công nghệ thông tin, thực tế cho thấy số học sinh không hứng thú trong việc học thụ động và rất nhanh nhẹn với việc tự tra cứu, tìm tòi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dạy học ngữ văn theo mô hình sơ đồ tư duy phát triển nhánh là một điểm mới trong chương trình phổ thông. Nó có vai trò vô cùng quan trọng , nhằm củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chương trình chính khóa. Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kĩ năng cần thiết nhưng chưa được chuẩn 4 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  5. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 bị trong chương trình chính khóa. Hệ thống lại một số tri thức và kĩ năng thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng . Bước đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số học sinh. Ở THCS được đưa vào giảng dạy từ năm học 2004-2005. Khi bắt đầu thực hiện mỗi chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, lúng túng trong việc tổ chức dạy và học . Trong quá trình dạy học thì mỗi giáo viên có những hình thức tổ chức và dạy học riêng , không ai giống ai. Mỗi đối tượng học sinh có khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, thực hành bài học khác nhau. Hơn nữa tình hình học tập của học sinh ngày nay rất cần phải quan tâm, nhất là ý thức học tập của các em đối với môn học Ngữ văn. Các em học sinh cũng như cha mẹ các em luôn có tiềm thức suy nghĩ về học môn Văn là phải học thuộc nhiều, ghi chép nhiều, nghe giảng nhiều. Do đó phụ huynh học sinh họ không muốn con họ học môn Văn nếu như không phải là bộ môn bắt buộc để thi vào THPT. Còn bản thân học sinh thì luôn luôn ngại khi phải học môn Ngữ Văn. Chính vì những lý do trên mà tôi nghĩ ngay từ khâu ổn định nề nếp lớp và tạo hứng thú học tập trước khi vào bài học cũng phải được cải tiến để tạo hứng thú cho học sinh. Khâu này tôi tổ chức trò chơi vận dụng sơ đồ tư duy phát triển nhánh. Có tổ chức lớp học tốt thì mới nói đến việc dạy và học có kết quả. Để đạt được mục đích đó không phải là đơn giản, mà nó là một quá trình lâu dài đầy khó khăn. Muốn dạy và học tốt thì lớp học thật sự có nề nếp, nghiêm túc, học sinh hoạt động tích cực mới đem lại hiệu quả mĩ mãn. Để học sinh hoạt động tích cực thì phải tạo ra không khí vui vẻ hấp dẫn, thoải mái mới thu hút được mọi đối tượng hoạt động học tập. Chính vì thế, tôi đã trọn một số phương pháp như “ Ổn định nề nếp lớp và tạo hứng thú học tập bằng hình thức trò chơi trong dạy học bộ môn Ngữ văn 9 và giải quyết nội dung kiến thức của bài học bằng hệ thống sơ đồ tư duy phát triển nhánh”.Điều nổi bật của đổi mới chương trình hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Thông qua quá trình học tập, người 5 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  6. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 học đã có được cơ hội để rèn luyện kĩ năng tự học, biết cách tự kiến tạo nên kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viện. Như vậy vai trò tích cực, chủ động của người học cũng được đề cập cao hơn. Trong thực tế hầu hết học sinh không thích học môn văn. Đó là thực tế không thể né tránh. Từ thực tế trên, tôi có suy nghĩ nên làm thế nào để có tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, cho người dạy và gợi hứng thú ham học cho người học, đem lại hiệu quả cao sau mỗi bài học. Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh”. Và đã thực hiện, đạt được hiệu quả tương đối trong 3 năm học vừa qua. 2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi tạo ra sáng kiến: HÌNH THÀNH ÁP DỤNG: Bước 1/ Ổn định nề nếp lớp: Như ta đã biết: lớp học mà thiếu kỷ cương nề nếp thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài dạy của lớp học. Trong quá trình dạy học văn sẽ ảnh hưởng đến tâm thế của người dạy văn và học sinh học văn. Bởi vậy theo tôi, để lớp học môn Văn đạt hiệu quả thì đầu tiên tôi chú trọng đến nề nếp lớp và tôi đã áp dụng như sau: Khi vào lớp, tôi bỏ ra 1phút để ổn định tổ chức . - Tôi chia mỗi tổ hoặc 3,4 bàn thành một nhóm , và cũng là nhóm học tập. Sau đó các em cử tổ trưởng, tổ phó, đồng thời cũng là nhóm trưởng, nhóm phó. - Tôi cử một lớp trưởng phụ trách chung và lớp phó theo dõi tiến trình bài học và ghi lại như thư ký nhóm . Rồi hướng dẫn các em cách theo dõi và thực hiện (phát cho mỗi em một quyển sổ thư ký) 6 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định
  7. Báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật dạy học - Năm học 2017-2018 Để động viên cho các em làm việc nhiệt tình và học tập nghiêm túc cố gắng, có tinh thần thi đua giữa các tổ, tôi dùng hình thức khuyến khích điểm thưởng cho những em, những tổ nổi bật hơn sau buổi học.Và cũng trừ điểm đối với những em, những tổ ít tập trung, ít hoạt động và học tập chưa tốt. Có làm như thế, các em mới cố gắng thi đua học tập và tự quản lý trong tổ với nhau. Bước 2 - Cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách “ Xây dựng mô hình dạy học môn Ngữ văn lớp 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh” cho từng nội dung kiến thức bài dạy : a) Xây dựng mô hình dạy học theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh cho dạng bài Tiếng Việt 9: * Sơ đồ bài giảng: “Các phương châm hội thoại” ( Tiếng Việt 9 –Học kì 1) - Trong chương trình, kế hoạch dạy học thì bài học này được tiến hành trong 3 tiết. Tôi đã chia: + Tiết 1: Cho học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản và hình thành các nhánh trong sơ đồ, rồi giải mã sơ đồ. + Tiết 2: Cho học sinh trình bày lại sơ đồ và giải mã để kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh. + Tiết 3: Học sinh sẽ thực hiện các bài tập trong SGK và bài tập nâng cao. Để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản tôi vẫn tôn trọng tiến trình trong sách giáo khoa, phân tích các ví dụ sgk để học sinh nắm được nội dung bài học. Sau đó tôi đặt các câu hỏi hướng vào nội dung của từng nhánh để mỗi câu trả lời của các em sẽ là một nét vẽ trong sơ đồ phát triển nhánh. Hình thức vẽ sơ đồ: Học sinh lên bảng vẽ bằng phấn trắng hoặc giáo viên vận dụng sơ đồ câm trên powerpoint chiếu trên màn hình và cho học sinh đánh nội dung trong các nhánh qua máy tính kết nối trên bàn giáo viên. Đây cũng là cách để kiểm tra kiến thức vừa học trên lớp cho học sinh. Sau đây là hình ảnh mô phỏng sơ đồ : 7 Gv: Trần Thị Thu Thủy - Trường THCS Quang Trung- Nam Định