Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_than_thien_hoc_sinh_t.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học
- XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC PHẦN MỘT : PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ : - Lời Bác dạy: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Vâng theo lời Bác, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng, giáo dục và đào tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân tài có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ, xây dựng đất nước. - Nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. - Nhà trường không những cung cấp cho học sinh(HS) những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho HS những kĩ năng, kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi học sinh. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên. - Hiện nay, trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thì đa số giáo viên(GV) thường gặp những khó khăn vì tình trạng HSlười học, ham chơi, HS không thuộc bài không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút nhát, không tích cực tham gia thảo luận nhóm, cặp tình trạng này ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của HS, - Tôi cứ băn khoăn mãi: “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?” “ Làm sao không dùng hình phạt mà Hs có kết quả học tập tốt hơn?” “ Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” “ Làm sao HS tự giác, tự tin, tự học, tự quản, tự trọng trong mô hình VNEN” - Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 ngành giáo dục phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học”.Đây là tính hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến giáo dục,là bước tiến vượt bật của ngành. Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực đi vào thực chất của chuyên môn, học sinh nhận thấy mình được tôn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đoàn kết, tình bạn trong sáng, trân trọng tình thầy trò. GV giáo dục tình cảm gia đình, 1
- tình yêu quê hương đất nước cho HS. Xây dựng nền giáo dục lhiện đại giúp HS chủ động học tập. thân thiện với bạn bè, thầy côvà với mọi người xung quanh hơn. HS biết tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống đó là: Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung sống. - Là một giáo viên dạy lớp 3, tôi nhận thấy : “ Để xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” là phải bắt đầu từ việc“xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” . Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực hoàn thiện và nhanh nhất. Vì những lí do trên, qua 2 năm xây dựng mô hình lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở Tiểu học, cụ thể là ở lớp 3 - lớp tôi đang giảng dạy, tôi nhận thấy có một số kết quả đáng mừng. Vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khi trình bày không tránh khỏi sự thiếu sót và hạn chế. Nhưng tôi nghĩ, nếu được sự chia sẻ, bổ sung, đóng góp ý kiến xây dựng của quí thầy cô, thì mô hình này chắn chắn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn có thể ứng dụng rộng rãi hơn ở các lớp khác. Tôi xin được trình bày. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI : - Trong đề tài này chỉ áp dụng cho những trường học ở vùng nông thôn, đời sống còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gói gạn trong phạm vi cấp tiểu học - Đề tài xin được phép trình bày các vấn đề sau: Đặt vấn đề - Phạm vi đề tài- Thực trạng ban đầu - Giải pháp – Kết quả - Nguyên nhân thành công và những tồn tại –Kết luận- Đề xuất. PHẦN HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Thực trạng : - Trường Tiểu học Cam AN Nam nằm trên địa bàn nông thôn,nhận học sinh chủ yếu tở 3 thôn Vĩnh Đông, Vĩnh Nam, Vĩnh Trung. - Thống kê hai mặt giáo dục ở lớp 3B cuối năm học 2012 – 2013 như sau : I.Nguyên nhân: ❖ Khách quan: 2
- - Trường học được xây dựng kiên cố ,nhưng chưa được trang bị đầy đủ như các thiết bị đồ dùng dạy học cho tất các môn học, phòng ngoại ngữ, phòng nghe nhìn, phòng âm nhạc còn thiếu nhiều phương tiện dạy học giúp học sinh tích cực, tự giác học tập . - Trường học ở xa nhà học sinh, học sinh còn nhỏ, đi lại còn khó khăn, nhất là lúc trời mưa. - Địa phương còn nhiều khó khăn lớp có nhiều gia đình HS thuộc diên hộ nghèo, cận nghèo. - Phần lớn cho mẹ các em đi làm xa nhà, trình độ học vấn thấp, có HS không được sống cùng cha mẹ nên các em chưa quan tâm đúng mức đến việc học. - Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, còn ham chơi, chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập. ❖ Chủ quan : - Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, của ngành đề ra, các áp lực công việc về thời lượng tiết dạy, mục tiêu bài học, kết hợp giáo dục lồng ghép, phân hóa đối tượng học sinh v.v.v. Không ít giáo viên đôi khi quá nóng vội trong việc giáo dục học sinh để đảm bảo những chỉ tiêu và hoàn tất các công việc đó. - Một số giáo viên chưa tích cực bồi dưỡng cặp nhập các thông tin, hướng dẫn của BGD về mô hình trường học mới ( VNEN ) thêm vào đó những kiến thức và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ không được trau dồi thường xuyên, nên đôi khi bị lúng túng trong việc xử lí các tình huống sư phạm. - Giáo viên không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho các hoạt động của nhón, cặp đôi dẫn đến tình trạng HS không đủ đồ dùng để thao tác, các nhóm trưởng chưa nắm được cách điều hành nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS chưa tích cực, chưa tạo được sự thân thiện Qua nhiều năm được phân công dạy lớp, theo chỉ đạo hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà trường, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp cùng với việc tự tìm tòi học tập,nghiên cứu tài liệu chuyên môn tôi đã mạnh dạn tiến hành xây dựng mô hình lớp học thân thiện – học sinh tích cực ngay chính lớp tôi đang giảng dạy, nhằm tháo gỡ những thực trạng trên. II/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1.Tăng cường công tác trang trí lớp học : 3
- -Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng mang tính giáo dục cao ví dụ: “ Dạy tốt - học tốt”, “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, nội qui HS, Năm điều Bác Hồ dạy”, Xây dựng đủ các góc học tập, các bảng, biểu mẫu đúng qui định của lớp VNEN - Luôn luôn nhắc nhở hs nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường, của lớp bảo đản các góc học tập, thư viện của lớp luôn dược sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường HS luôn có thói quen giứ vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp, thân thiện với con người. - GV luôn thân thiện, gâng gũi với HS, những lời nhắc nhở nhẹ nhàng của GV sẽ đạt được kết quả cao. Viết câu nhắ nhở hòm hỉnh như: “Cho tôi xin rác !” được dán trước mặt thùng rác nơi HS dễ thấy. Hay câu:. “Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết bạn nhé ! ” Chúng ta có giáo dục HS có ý thức tự giác giữ vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện. - Lớp có đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thật sự thoải mái , thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn. - Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng phải gọn gàng, sắp xếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng. - “ Tủ sách thân thiện” là kết quả đóng góp của phụ huynh, HS, GV, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc cho các em. Rèn kĩ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. - Cây hoa học tập, bảng đo tiến độ, phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học tập của mỗi nhóm. cá nhân HS sau mỗi hoạt động, Việc tuyên dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ chào cờ đầu tuần kích thích HS tích cực, tự giác học tập để đạt được kết quả cao hơn. - Cuối lớp có Bảng tin lớp em được trang trí đẹp, nội dung phong phú, phù hợp lứa tuổi HS. 4
- Can An mến Chúng Góc ôn Ai tài thế mình cần luyện ? yêu! nhớ ! Ca dao,tục ngữ Người tốt Văn hay, cùng suy việc tốt chữ ngẫm đẹp + Chúng mình cần nhớ!( tranh những việc tốt, nên làm) + Chuyên mục: “Người tốt việc tốt”( tên các bạn làm được những việc tốt trong tuần), tạo động lực HS làm nhiều điều tốt hơn, lớp ngày càng thân thiện hơn. + Ai tài thế ?(Góc sản phẩm đẹp môn thủ công, mĩ thuật của HS). Kích thích khả năng sáng tạo của HS. + Văn hay chữ đẹp( lưu lại các bài văn hay, chữ viết đẹp của học sinh). Tạo động lực các em có gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn. + Góc ôn luyện ( Bảng cộng, trừ, nhân, chia các qui tắc môn toán ) Rèn các em có ý thức chủ động trong học tập, ôn tập kiến thức (lúc đầu giờ, giờ ra chơi) + Chuyên mục “ Ca dao,tục ngữ” Do học sinh sưu tầm, GV trình bày lại theo các chủ điểm của tháng). qua đó mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết + “ Khánh hòa quê hương em ”(Bức ảnh do HS sưu tầm về các danh nhân, cảnh đẹp, di tích lịch sử, làng nghề )Giúp hs hiểu thêm về quê hương con người quê mình, đồng thời các em cũng giúp các em tự tin vào bản thân, yêu lao động, yêu quê mình hơn. + Chuyên mục: “cùng suy ngẫm” Những việc các em làm thiếu ý thức ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp như: đi học trễ, không đội mũ bảo hiểm, vệ sính chậm ta viết lên bảng để HS tự suy nghĩ và tự sửa không mắc phải nữa.- 5
- Tùy theo từng khối lớp, GV có thể biến đổi bản tin này phù hợp lứa tuổi Hs lớp mình. - Phát huy hộp thư điều em muốn nói: Tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, bạn bè, các mối quan hệ hằng ngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em , đẻ từ đó GV hiểu HS của mình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ của các em. Cải thiện tốt mối quan hệ thầy - trò, trò - thầy. - GV dành 10- 15 phút ở tiết sinh hoạt lớp để giải đáp những thắc mắc, suy nghĩ các các em HS, trả lời câu hỏi trực tiếp và câu hỏi trong chuyên mục điều em muốn nói . - Khuấy đọng phong trào giao lưu qua hộp thư vui HS tập thói quen biết quan tâm đến người khác, tập thói quen viết thư cho nhau thông qua đó rèn kĩ năng viết cho các em. 2 . Đầu tư vào xây dựng hội đồng tự quản, phát huy trách nhiệm của mỗi thành viên trong hội đồng tự quản của lớp : - Tập trung đầu tư cao cho công tác giảng dạy vừa nhằm tích cực hóa hoạt động học của HS , khuyến khích HS chủ động, sáng tạo, dạy cho hS cách học. Tạo điều kiện cho HS phát huy mọi năng lực, phát hiện khả năng của mình giúp các em tích cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui trong học tập, lao động, cuộc sống. Hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng thoải mái, thiết thực, có hiệu quả hơn. - Một tiết dạy để đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu sau: a. Đối với giáo viên: + Trò chơi khởi động : Tùy thuộc vào nội dung bài mà GV lựa chọn trò chơi hoặc bài hát liên hệ bài mới nhẹ nhàng,hấp dẫn. - Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học cho mỗi Hs noi theo. Nghiên cứu kĩ bài học , làm đủ đồ dùng học cho HS học .Tích cực nghiên cứu tài liệu phục vụ bộ môn, có kế hoạch rõ ràng, xác định trọng tâm kiến thức, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Lựa chọn các hình thức phương pháp giảng dạy phù hợp. - Cần hướng HS những kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời, tư duy logic, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm. 6