Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng giáo án trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT

doc 22 trang sangkien 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng giáo án trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_giao_an_trong_bo_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng giáo án trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT

  1. Phần 1: Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài: Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, bộ môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Xixerông đã từng nói"Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" lịch sử là một quá trình diễn biến liên tục. Học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ mà còn để hiểu hiện tại, đấu tranh trong hiện tại và tiên đoán trong tương lai. Vì vậy từ những hiểu biết về lịch sử con người có thể vững vàng bước vào tương lai. Đối với thế hệ học sinh từ những hiểu biết về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới các em sẽ hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc, có thái độ đúng đắn trong quá trình học tập và rèn luyện những tư duy phẩm chất tốt đẹp. Biết nắm các sự kiện để phân tích và thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, rút ra những bài học quy luật lịch sử. Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang sôi nổi hưởng ứng phong trào "Đổi mới phương pháp dạy học". Với phương châm "Lấy học sinh làm trung tâm" , "Học phải đi đôi với hành" . Để làm được điều đó cần thiết phải nghiên cứu để có một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hiện nay. Trước hết một trong những nguyên tắc thành công trong 1 tiết dạy là người giáo viên phải chú ý tới công tác soạn giáo án. Bởi vì kiến thức trong mỗi giờ lên lớp là một khâu mắt xích của hệ thống kiến thức mà học sinh cần nắm vững trong toàn bộ thời gian ngồi trên ghế nhà trường, nó được bắt rễ ngay trong những bài học trước và khai hoa kết quả trong những bài học sau. Vì lẽ đó đối với người giáo viên thì việc soạn giáo án là một công việc mang tính chất đặc trưng của nghề nghiệp đòi hỏi một sự nghiêm túc cần thiết. Vì thông qua soạn giáo án sẽ: - Bảo đảm để người giáo viên làm việc có kế hoạch, hiểu rõ rằng học sinh cần học cái gì? Lúc nào? Như thế nào? Vì sao?. - Làm cho người giáo viên tự tin hơn, bớt lo lắng và băn khoăn, làm việc có định hướng. 1
  2. - Cho phép người giáo viên trước khi lên lớp suy nghĩ được về những vấn đề có thể xảy ra trong lớp, do đó để ngăn chặn những hiện tượng không hay, đáp ứng được hợp lý bất kỳ sự thay đổi nào trong kế hoạch hoặc một sự kiện bất thường xảy ra trong lớp. - Thúc đẩy người giáo viên suy nghĩ về học sinh, mục tiêu dạy học, môn học, quá trình đánh giá Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc soạn giáo án vẫn chưa được một số giáo viên chú trọng, thực trạng này có nhiều nguyên nhân, xin đưa ra một số ví dụ: - Về phía giáo viên chưa đầu tư đúng mức để tìm hiểu những vấn đề nổi cộm, chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học vẫn sao chép sách giáo khoa và dập khuôn theo sách giáo viên. Như vậy bài học không thể trở thành tri thức truyền thụ: TTKH TTGK TTDH (Tri thức truyền thụ) - Về phía học sinh, các em đều coi lịch sử là môn phụ nên không say mê học tập, hoặc chưa có phương pháp học tập để đạt kết quả cao. Phần lớn chỉ học mang tính thuộc lòng, nhớ máy móc nên chóng quên, chưa thấy được mối liên hệ logic giữa các sự kiện, nhân vật để từ đó phát triển tư duy logic, suy luận các vấn đề lịch sử, giúp các em hiểu và nhớ bài nhanh hơn, nắm chắc hơn lại đỡ mất thời gian. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải chú trọng tới công việc soạn giáo án. Như vậy qua soạn bài ta thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa mục đích, nội dung, điều kiện học tập của mỗi tiết học cụ thể. Xuất phát từ những suy nghĩ trên và vận dụng trong quá trình giảng dạy, tôi đã chú ý tới việc xây dựng giáo án một cách hoàn chỉnh để tạo hứng thú trong một tiết học. Trong quá trình đó theo đánh giá chủ quan của tôi là đã thu được những kết quả nhất định, nên mạnh dạn đưa ra trình bày cùng đồng nghiệp với mong muốn được sự đóng góp xây dựng thêm của những người quan tâm. 2
  3. II. Phạm vi đề tài: Việc soạn giáo án từ trước tới nay có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm nghiên cứu. Nhưng do thời gian có hạn nên tôi chỉ đề cập tới một số vấn đề cơ bản. Nhiệm vụ, ,yêu cầu của một bài soạn , bố cục của một giáo án, hình thức trình bày một giáo án như thế nào?. Trong tình hình cách dạy hiện nay, giáo án cần thể hiện những nội dung gì? Nhằm góp phần phác hoạ cách soạn giáo án. Đồng thời tôi cũng đưa ra một số đánh giá và mạnh dạn nêu nên một số đề nghị nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học thông qua cách soạn giáo án. III. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vẫn đề Phần 2: Nội dung I. Vài nét về nguyên tắc soạn giáo án trong bộ môn lịch sử ở trường THPT. II. Các biện pháp thực hiện. III. Kết quả Phần 3: Kết luận 3
  4. Phần 2: Nội dung I. Vài nét về nguyên tắc soạn giáo án trong bộ môn lịch sử ở trường THPT: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bài soạn Giáo án là một bản kế hoạch lên lớp ở đó thể hiện công việc của thầy và trò, những kiến thức cơ bản của bài học những phương tiện làm việc để đạt được mục tiêu bài học. Chính vì vậy nó cần phải trình bày khoa học, sáng sủa thì công việc đầu tiên của người giáo viên khi bắt tay vào việc soạn giáo án đó là: - Xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phương tiện dạy học của tiết học. Đối với bộ môn lịch sử do đặc trưng môn học theo tiến trình lịch sử và trình tự logic về thời gian nên mỗi bài không bao giờ có sự trùng lặp nhau đều có vị trí riêng. Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương tiện chính là xác định 3 nhiệm vụ của bài học đó là mục tiêu về kiến thức kỹ năng tư tưởng. Trong ba nhiệm vụ này, mục tiêu kiến thức là nền tảng là gốc. Giáo dục tư tưởng tình cảm cũng như hình thành kĩ năng đều phải dưa trên nền kiến thức cụ thể của bài học. Việc xác định mục tiêu bài học có tầm quan trọng đặc biết,nó định hướng toàn bộ hoạt động dạy học của thầy và trò trong một tiết học. - Xác định được cấu trúc logic của bài học, trọng tâm của bài học. - Xác định được một hệ thống câu hỏi, bài tập, phân loại phù hợp cho từng loại học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. - Dự kiến đưa ra một số tiến trình hợp lý, định hướng cách dẫn dắt học sinh trong từng vấn đề. - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra, những khó khăn, sai lầm cùng với nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Nghiên cứu để tìm cách đưa ra sao cho đúng lúc, đúng chỗ những câu hỏi, bài tập, các phương tiện trực quan, cách trình bày bảng, sử dụng lời nói, ngôn ngữ trong tiết dạy. Để có được một bài soạn tốt người giáo viên cần phải làm tốt một số công việc sau đây: 4
  5. a. Nghiên cứu tài liệu, xác định nội dung dạy học, xác định loại bài(tiết học)của bài dạy: - Nghiên cứu vị trí, yêu cầu của bài học trong kế hoạch học của bộ môn được xác định trong phân phối chương trình. Nghiên cứu kỹ SGK, sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy. - Xác định cụ thể vị trí và mối liên quan trong bài dạy với các bài đã được học trước và bài sau. - Xác định loại bài hay tiết dạy, tiết ôn tập, tiết kiểm tra, tiết ngoại khoá. - Xác định đúng mục đích, mức độ, yêu cầu(tối thiểu, tối đa của bài dạy về kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục tư tưởng). - Xác định kiến thức trọng tâm của bài dạy. - Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị phương tiện tương ứng. - Chuẩn bị các bài tập, câu hỏi ở lớp, ở nhà phù hợp với từng loại học sinh. b. Tìm hiểu các điều kiện liên quan đến tiết dạy: - Đặc điểm tình hình của đối tượng cần dạy(giáo viên có thể xem xét vốn kiến thức đã có, khả năng nhận thức của học sinh). - Xem xét cơ sở của trường, lớp, tình hình sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng dạy học cần cho bài học mới. 2. Viết bài soạn: Trên cơ sở tiến hành đầy đủ các bước trên, người giáo viên bắt đầu viết giáo án: Cấu trúc của bài soạn Chương: Bài: Tiết: Ngày soạn Ngày thực hiện A. Mục đích, yêu cầu: 5
  6. 1. Kiến thức(Nêu rõ các kiến thiức trọng tâm). 2. Kỹ năng. 3. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong. B. Phương pháp, phương tiện: - Trong phần này bài soạn phải nêu được các kiến thức liên quan đến bài đã được học ở trước và sắp được học. - Nêu các phương pháp(Đặc biệt là phương pháp chủ đạo); phương tiện sử dụng trong tiết học. C. Tiến trình bài dạy: 1. Sơ đồ triển khai kiến thức của tiết dạy: 1 2 2 3 (2): Nội dung trong sách giáo khoa cơ bản nhất. (1): Chỉ phần tài liệu không có trong sách giáo khoa - nâng cao tính khoa học, chứng minh tính vừa sức của sách giáo khoa. (3): Chứng minh nội dung của sách giáo khoa không cần làm sáng tỏ ở giờ học trên lớp mà học sinh sẽ tự học ở nhà. Giáo viên giảng kỹ nội dung sách giáo khoa là phần quan trọng nhất sau đó bổ sung vào bài giảng các tài liệu mới giúp học sinh hiểu sâu sắc vấn đề sau đó hướng dẫn các em về nhà tự học những phần dễ hiểu hoặc không quan trọng. 2. Dự kiến các bước trong tiết dạy và dự kiến thời gian cho mỗi bước: Các bước trong tiết dạy không có mẫu chung cho mọi bài dạy. Để dự kiến được các bước trong tiết dạy và thời gian cho mỗi người, giáo viên cần căn cứ trực tiếp vào mục đích, nội dung của bài học cụ thể trên cơ sở đã nắm chắc các chức năng của quá trình dạy học,đó là: - Tạo tiền đề xuất phát. - Hướng đích và gây động cơ. 6
  7. - Làm việc với nội dung mới. - Củng cố, luyện tập. - Kiểm tra, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh và ra bài tập về nhà. Với một tiết dạy ở THPT thường thấy các bước sau đây: 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy bài mới. 3. Củng cố. 4. Hướng dẫn học ở nhà. Việc chia thành các bước trong tiết dạy không có nghĩa là chúng rời nhau, nối tiếp nhau về mặt thời gian mà chúng quan hệ mật thiết với nhau đan xen vào nhau và không nhất thiết phải theo một trình tự "Làm việc với nội dung mới" có thể xen lẫn với "Củng cố" việc kiểm tra bài cũ không cần thiết phải đặt trước mà có thể xen kẽ ngay trong dạy bài mới. Tuy nhiên trong mỗi bước, người giáo viên cần xác định rõ chức năng trọng tâm còn các chức năng khác là hỗ trợ. ở các bước cần quán triệt tinh thần thầy tổ chức hướng dẫn để học sinh tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức mới một cách tích cực, tự giác. Có nhiều cách thể hịên nội dung cụ thể của mỗi bước trong bài soạn. Dưới đây là 1 cách thể hiện: Các bước(TG) Hoạt động của thầy trò Viết bảng - Bước1 (TG: 5') - Giáo viên nêu câu hỏi. Kiểm tra bài cũ. - Gọi học sinh lên bảng trả lời. - Bước 2(TG: 30') - Giáo viên đặt vấn đề để giới Viết đầu bài trên bảng Giảng bài mới thiệu bài mới. - Bước 3(củng có: 5') - Bước 4(TG:5') Ra bài tập về nhà Tóm lại, lên lớp là một khâu quan trọng trong hệ thống kỹ năng dạy học của người giáo viên. Việc lên lớp của giáo viên được đánh giá là thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào cách soạn giáo án. 7