Sáng kiến kinh nghiệm Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975

doc 18 trang sangkien 29/08/2022 4320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_bieu_tuong_lich_su_trong_day_hoc_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975

  1. Sáng kiến kinh nghiệm 2013: TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học lịch sử hiện nay để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học, cao đẳng, đồng thời khơi dậy niềm say mê đối với môn sử ở học sinh đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Từ những giáo sư đầu ngành Lịch sử, nhà biên soạn sách giáo khoa và sách tham khảo cho đến khoa Sư phạm Lịch sử ở các trường Đại học, các thầy cô trực tiếp dạy học ở các cấp trường đều đang nỗ lực cố gắng tìm phương pháp để đưa môn Lịch sử trở lại với vị trí quan trọng trước đây trong học sinh và xã hội, nhưng tìm ra giải pháp nào là tối ưu và phù hợp với xu thế phát triển hiện tại của cách mạng khoa học công nghệ đang bùng nổ hiện nay là một thách thức lớn. Hơn nữa do đặc trưng riêng của bộ môn Lịch sử: học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ nắm sự kiện và qua tạo biểu tượng lịch sử, tạo biểu tượng lịch sử là giai đoạn nhận thức đầu tiên của quá trình học tập lịch sử. Tuy nhiên trên thực tế trong sách giáo khoa, sách giáo viên và cả sách tham khảo hiện nay vẫn chưa thực sự gắn liền sự kiện, hiện tượng lịch sử với biểu tượng lịch sử, hạn chế đó là do giới hạn số câu, số chữ trong một cuốn sách, trong khi đó để tạo biểu tượng lịch sử thì cần số câu, số chữ dài kết hợp với hình ảnh và lời nói sinh động, hấp dẫn. Từ đó dẫn đến lịch sử trở nên khó hiểu, khó nhớ, khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh hiện nay. Tạo biểu tượng lịch sử để tạo nên hứng thú học tập, khơi dậy những xúc cảm đúng đắn, hình thành nên nhân cách cho học sinh, đồng thời phát huy năng lực độc lập nhận thức học sinh đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng quan sát, so sánh và đánh giá nhân vật, sự kiện , hiện tượng lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề: Biểu tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong học tập lịch sử ở trường THPT hiện nay nhưng tạo biểu tượng lịch sử lại rất khó và không phải GV nào cũng thực hiện được vì dạy học học lịch sử là tái tạo lại sự kiện, hiện tượng lịch sử đúng như nó đã tồn tại, đã xảy ra nhưng sự kiện đó, hiện tượng đó cả GV và HS đều không trực tiếp được quan sát. Để giúp GV hiểu đúng về lí luận tạo biểu tượng lịch sử đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu: Hồ Ngọc Đại: Tâm lý dạy học NXB: Giáo dục trong đó khẳng định: 1
  2. Tạo biểu tượng lịch sử như là một khâu không thể thiếu trong quá trình nhận thức lịch sử, song tác giả chưa nêu ra biện pháp cụ thể để tạo biểu tượng lịch sử. Phan Ngọc Liên và Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học lịch sử Tập 1, NXB: Đại học sư phạm đã nêu quan niệm về vai trò, vị trí tạo biểu tượng lịch sử đồng thời còn chỉ ra một số biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch sử, tuy nhiên cuốn sách chưa chỉ ra những biện pháp cụ thể để tạo biểu tượng lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử 10,11 và 12. Nguyễn Thị Côi: Kênh hình Lịch sử ở trường THPT, NXB: Đại học quốc gia Hà Nội cung cấp chung một số tư liệu về một số nhân vật tiêu biểu trong chương trình SGK mà chưa có biểu tượng lịch sử cụ thể về không gian, về thời gian, về địa điểm, về số liệu hay biểu tượng về hiện vật lịch sử. Một số luận văn, chuyên đề ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng có đề tài: Biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử 1858-1930, biểu tượng về nhân vật lịch sử thế giới cận đại lịch sử lớp 10 Hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu về những biện pháp tạo biểu tượng lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, trong khi đó đây là giai đoạn có nhiều biểu tượng lịch sử hay, sinh động, có tác dụng giáo dục tư tưởng và phát triển kỹ năng rất lớn đối với học sinh. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu những công trình trên kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học, tôi đã nghiên cứu đề tài: Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài: - Đối tượng và phạm vi đề tài: Vai trò, ý nghĩa của tạo biểu tượng lịch sử, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử. Từ nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam giai đọan 1954-1975 - Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề lí luận tạo biểu tượng lịch sử , từ đó vận dụng có hiệu quả vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 trong SGK Lịch sử 12. - Phương pháp: + Nghiên cứu các tài liệu về “phương pháp dạy học lịch sử”, tài liệu về “tâm lí học” + Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy + Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 11,12. 2
  3. + Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp lí. - Những đóng góp mới của đề tài: Đề tài góp phần bổ sung về mặt lí luận tác dụng và phương pháp tạo biểu tượng lịch sử, cụ thể hóa một số phương pháp tạo một số biểu tượng lịch sử cụ thể trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT • Cơ sở lí luận của tạo biểu tượng lịch sử: Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy học lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt ghi chép rồi trả lời. Như vậy mục đích của việc dạy học lịch sử là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện Biểu tưởng lịch sử là “Biểu tượng của trí tưởng tượng” ,với những quan niệm trên, có thể định nghĩa biểu tượng lịch sử “Là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí vv được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất” [8; tr 189].Cũng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ bản nhất của sự kiện,hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện để tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử. Vì vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sở đẳng (còn gọi là khái niệm đơn giản). Nói cách khác, biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý được phản ánh trong đầu óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Như vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề quan trọng vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó học sinh không trực tiếp quan sát, nó xa lạ với đời sống hiện nay, xa lạ với những kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Chính vì thế, biểu tượng lịch sử là cơ sở để học sinh hiểu sâu 3
  4. sắc các sự kiện, giúp các em hình thành những khái niệm lịch sử, có ý nghĩa giáo dục rất lớn với học sinh. • Cơ sở thực tiễn của tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử: Hiện nay đa số học sinh chưa có sự say mê môn học lịch sử cho nên việc ghi nhớ và hiểu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Đa số các em đều có quan điểm giống nhau là học vẹt, học tủ lịch sử mà chưa yêu mến, khám phá lịch sử giống như những môn học khác. Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặc khác giáo viên gảng dạy môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra được phương pháp dạy học và chưa truyền được “nhiệt huyết” cho học sinh cho nên chất lượng các kì thi tốt nghiệp, thi đại học hay thi học sinh giỏi đều thấp ở mức đáng áo động. Ở trường học THPT một số em ở một số lớp kết quả học tập môn lịch sử còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm dạy học nhiều năm, đặc biệt là kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi và học sinh thi đại học, tôi luôn học tập và sáng tạo nên những phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Phương pháp vừa luôn cuốn các em chú ý giờ học, tiến đến ghi nhớ, tạo được biểu tượng, cho đến cao nhấtt là các em tự độc lập, tự tìm hiểu về sự kiện và hiện tượng lịch sử đó là “tạo biểu tượng lịch sử’ trong dạy học. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975” 2.Các loại biểu tượng lịch sử và phương pháp tạo biểu tượng trong quá trình dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông trung học. 2a. Các loại biểu tượng lịch sử: 2.1.Biểu tượng về hoàn cảnh địa lý: Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định. Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, chẳng hạn như chiến trường Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2, hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy, tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lý là yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử để xác định chính xác không gian diễn ra sự kiện lịch sử. Nếu như học sinh không có những hình ảnh về hoàn cảnh địa lý nơi xảy ra sự kiện lịch sử thì những những hiểu biết về sự kiện lịch sử đó trở nên mơ hồ và không thể khắc sâu trong đầu óc của học sinh. Nghĩa là việc tạo biểu tượng đã không thành công. 2.2.Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: 4
  5. Đó là những hình ảnh về những thành tựu của loài người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài người. Chẳng hạn, khi nói về Kim Tự Tháp, một công trình kiến trúc vô tiền khoáng hậu của lịch sử loài người thì giáo viên cần phải tạo cho học sinh những biểu tượng về sự hùng vĩ của công trình này, về tinh thần lao động sáng tạo và trình độ kiến trúc của các nhà khoa học cổ đại và sự hi sinh đổ máu của hàng chục vạn người. 2.3.Biểu tượng nhân vật lịch sử: Nhân vật lịch sử gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, họ là những đại biểu điển hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, là những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt đối với lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam. Do đó, việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh cũng là một vấn đề quan trọng trong dạy học lịch sử. Cách tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình phổ thông trung học nói chung là dễ làm, chỉ có điều mất nhiều thời gian để chuẩn bị vì có quá nhiều nhân vật tiêu biểu xuất hiện trong chương trình. 2.4.Biểu tượng lịch sử về thời gian: Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, xác định về thời gian là một đặc điểm của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Điều này giúp cho học sinh hiểu chính xác hơn tính chất và ý nghĩa của các sự kiện. Chúng ta có thể xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện hay hiện tượng lịch sử mà không cần phải chính xác cụ thể, ngày, tháng, năm mà việc xác định này chỉ mang tính tương đối. Điều này được thực hiện khi chúng ta phân tích một hiện tượng lịch sử mà không thể xác định mốc thời gian chính xác. 2.5.Biểu tượng lịch sử về những quan hệ xã hội của con người. Trong dạy học lịch sử, khó khăn nhất có lẽ là tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử về các mối quan hệ xã hội. Vì đây là những vấn đề khá phức tạp và có phần trừu tượng của khoa học lịch sử. Muốn có được biểu tượng về nó thì học sinh phải có khả năng tư duy cao và nhiệm vụ của người giáo viên là tạo điều kiện tối đa cho quá trình tư duy của học sinh. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể về đời sống con người, về mối quan hệ giai cấp, về những mâu thuẫn trong xã hội qua các thời đại khác nhau. Chúng ta có thể tiến hành bằng một số cách cụ thể sau: 2b. Những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử: - Thứ nhất: Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử. - Thứ hai: Xác định địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử 5