Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập

doc 17 trang sangkien 8060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_tap_ren_ky_nang_doc_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập

  1. Sáng kiến Kinh nghiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: Nghe – nói – đọc – viết. Trong đó Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng quan trọng “kỹ năng đọc”. Vì vậy việc tìm hiểu một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Tập đọc là một việc làm hết sức cần thiết của ngưồi giáo viên Tiểu học. Hơn nữa, học sinh Tiểu học là lứa tuổi ưa hoạt động, những điều mới lạ luôn hấp dẫn các em. Quá trình học tập sinh động, sáng tạo sẽ giúp các em phát huy tối đa tính tích cực trong học tập, giúp học sinh bộc lộ được những năng lực sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của mình. Từ đó năng lực học tập của các em được nâng dần. Nhưng thực tế cho đến nay nhiều người vẫn chưa xem việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức. Mặt khác trong quá trình giảng dạy đối với học sinh tiểu học nói chung, đối với phân môn tập đọc nói riêng, người dạy chưa đặc biệt chú ý rèn cho học sinh một kỹ năng quan trọng. Đó là “Kỹ năng đọc”. Từ đó kỹ năng đọc của học sinh trở nên hạn chế, đôi khi đọc các em phải dừng lại để đánh vần, dẫn đến tình trạng thụ động, nhàm chán, lười học do mất kiến thức cơ bản. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, phân môn Tập đọc là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động học tập và rút kinh nghiệm và thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với tầm quan trọng và thực tế trên, việc rèn kỹ năng đọc theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc là một nhân tố góp phần vào việc giáo dục học sinh (HS) là một việc làm thực tiễn, có ý nghĩa sâu sắc. Trong kinh nghiệm này tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua việc “Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập”. NTH: Châu Thanh Phong Trang 1
  2. Sáng kiến Kinh nghiệm II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi chọn đề tài này nhằm tiếp cận, vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học. Qua đó đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng đổi mới III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Bằng nội dung kiến thức , chương trình phân môn Tập đọc lớp 2, cũng như sự hình thành và phát triển kỹ năng đọc của từng đối tượng học sinh. 2. Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở học sinh lớp 2 nói chung, học sinh lớp 2A 4 Trường Tiểu Học Mỹ Tú A nói riêng – hướng tác động vào việc, rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2, theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập. Làm cơ sở cho việc thực hiện và nghiên cứu. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Xây dựng những cơ sở lý luận của việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập. 2. Thực trạng Nghiên cứu khảo sát thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay nói chung, học sinh lớp 2A4 Trường Tiểu học Mỹ Tú A nói riêng. Về kỹ năng đọc cũng như tính tích cực , tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. 3. Giải pháp Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn tập đọc theo hướng lấy học sinh làm trung tâm V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp lý thuyết : Tổng hợp từ sách báo, tạp chí giáo dục các tài liệu, công văn, văn bản hướng dẫn có liên quan đến nội dung, kiến thức chương trình phân môn Tập đọc lớp 2. 2. Phương pháp thực tiễn: - Dự giờ, học hỏi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng đồng nghiệp NTH: Châu Thanh Phong Trang 2
  3. Sáng kiến Kinh nghiệm - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thực hành luyện tập - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm sư phạm VI. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - Đối tượng : học sinh lớp 2 - Thời gian : năm học (2007 – 2008) - Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Trong Trường Tiểu học Tiếng Việt là môn học quan trọng , có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: nghe – nói – đọc – viết. Trong đó tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng quan trọng. Kỹ năng đọc. Vì vậy việc tìm hiểu một liệu pháp, để nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn tập đọc, là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên tiểu học. Giúp các em làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt. Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống vào việc học tập của bản thân ( điền vào các tờ khai đơn giản, làm đơn, viết thư, ). NTH: Châu Thanh Phong Trang 3
  4. Sáng kiến Kinh nghiệm Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán, ). Bồi dưỡng cho các em những tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống hàng ngày; hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt cụ thể là: Bồi dưỡng tình cảm yêu quí, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè, Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. Từ những mẫu chuyện, bài văn, bài thơ, mang tính hấp dẫn trong sách giáo khoa. Hình thành ở các em sự ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học; cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. Phát triển tư duy: thông qua việc đọc, hiểu từ đó các em biết phân tích tổng hợp phán đoán Các từ ngữ mà các em được học thông qua các dạng bài Tập đọc. 2. Quan điểm về hoạt động đọc và kỹ năng đọc Đọc là một hoạt động tiếp nhận thông tin thông qua kênh chữ. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc tiếp nhận được nội dung, kiến thức trong bài đọc. Mà người đọc dùng mắt, nhìn, miệng đọc , tâm để cảm thụ, phân tích nội dung thông tin vừa đọc. Có khi hình thức đọc sau. 2.1. Đọc thành tiếng Là hình thức đọc phát ra âm thanh + Phát âm đúng + Ngắt nghỉ hơi hợp lý + Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí). - Tốc độ đọc vừa phải (không ê , a, ngắt ngứ hay liến thoắng) 2.2. Đọc thầm và hiểu nội dung + Đọc không thành tiếng, không mấp máy môi + Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. 3. Yêu cầu về kiến thức – kỹ năng đối với phân môn tập đọc lớp 2. NTH: Châu Thanh Phong Trang 4
  5. Sáng kiến Kinh nghiệm Đọc lưu loát nội dung một bài văn, bài thơ, không đọc ê a ngắt ngứ, luyến thoắng tốc độ đọc, học sinh cần đạt yêu cầu tối thiểu sau: + Đọc đúng, không ngắc ngứ + Tốc độ đọc . Giữa học Kỳ I : 35 tiếng / phút . Cuối học kỳ I : 40 tiếng / phút . Giữa học Kỳ II : 45 tiếng / phút . Cuối học kỳ II : 50 tiếng / phút 4. Suy nghĩ về việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một yếu tố vô cùng quan trọng được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và đưa lên vị trí hàng đầu, trong sự nghiệp giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy – học giáo dục tiểu học. Để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. 5. Đôi điều về tính tích cực và phương pháp dạy học tích cực. 5.1 . Tính tích cực là gì? (TTC) Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như : hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn; thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc , đòi hỏi giải thích những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới 5.2. Phương pháp tích cực là gì? - Phương pháp tính tích cực là một thuật ngữ được rút gọn; được dùng ở nhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. NTH: Châu Thanh Phong Trang 5
  6. Sáng kiến Kinh nghiệm 5.3. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực (TTC) - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Sự hạn chế trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 qua việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh Thực tế cho thấy đến nay phần lớn giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nói chung và giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng chỉ chú trọng về mặt hình thức là giảng dạy đầy đủ , không sót kiến thức, ổn định được in trong sách giáo khoa. Mà chưa quan tâm đến vấn đề cốt lõi của phân môn Tập đọc là việc rèn kỹ năng quan trọng cho học sinh : “Kỹ năng đọc”. Hơn nữa giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nghĩa là mọi hoạt động dạy học diễn ra không nhằm phát huy tính tích cực của người học, mà tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Đành rằng để dạy theo PPTC thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ ràng, cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được. Cũng như có trường hợp, giáo viên hăng hái áp dụng PPTC nhưng thất bại vì HS chưa thích ứng vẫn theo lối học tập thụ động. 2. Hiệu quả học tập và kỹ năng đọc của học sinh trong quá trình học phân môn tập đọc. Thực trạng không mấy lạc quan về kết quả đọc còn thấp của học sinh, cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Các em thường mắc khá nhiều lỗi đọc. Cụ thể là các lỗi cơ bản sau: 2.1. Lỗi phát âm lệch chuẩn chữ viết Khi đọc HS thường phát âm không chính xác cả âm đầu lẫn phần vần và thanh điệu. NTH: Châu Thanh Phong Trang 6