Sáng kiến kinh nghiệm Về vấn đề luyện tập từ vựng (Vocabulary practice)
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về vấn đề luyện tập từ vựng (Vocabulary practice)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ve_van_de_luyen_tap_tu_vung_vocabulary.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Về vấn đề luyện tập từ vựng (Vocabulary practice)
- Cách luyện tập từ vựng Vocabulary practice a. lý do chọn đề tài I. Đặt vấn đề NGày nay, tiếng anh đã thực sự trở thành ngôn ngữ Quốc tế, rất nhiều quốc gia trên thế giới nói và hiểu tiếng Anh. Có khoảng 350 triệu người nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ đẻ, và cũng có một số lượng người tương đương như vậy dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh là phương tiện thông tin quan trfọng nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khoảng 75 % tư tín quốc tế viết bằng tiêng Anh. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ chính của 44 quốc gia. ở nhiều nước, tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh thương mại và kỹ thuật, những kiến thức và phát minh khám phá mới ở các nước được truyền bá sang các nước khác bằng tiếng Anh để mạng lại lợi ích cho cộng đồng thế giới. Hơn nữa, không ai có thể nắm bắt các nguyên lý khoa học mà lại không có kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy việc hiểu biết về tiếng Anh là điều rất cần thiết trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này. Việt Nam giờ đây cũng trở thành mọt quốc gia nói tiếng Anh cùng với sự bùng nổ thông tin khoa học công nghệ hiện đại. Tiếng Anh ào đến Việt Nam như một luồng gió mới và đã được đón nhận rất hồ hởi vào sự khởi sắc riêng của nền kinh tế và những chuyển biến của đất nước trên con đường hội nhập- “Công nghiệp hoá- hiện đại hoá” “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời” Mác đã nói. Hơn nữa chúng ta đã có một gương lớn về ngoại ngữ đó là Bác Hồ kínhh yêu. NGười đã bôn ba khắp 5 châu 4 biển tìm đường cứu nước. Ngoại ngữ trên con đường Bác đi là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp Người thành công. Đi đến đâu, ở xứ nào, Người đều có gắng học tiếng của người bản xứ để học hỏi, lao động vsf giao tiếp. Học ngoại ngữ đòi hỏi sự khổ luyện và Người đã luôn thành công. Mỗi ngoại ngữ đề là xa lạ với chúng ta vì nó không phải là ruột thịt của chúng ta. Hơn nữu tiếng Anh là thứ tiếng để sử dụng bởi nhiều người của nhiều đất nước và nhiều nền văn hoá, nó trở nên rất phong phú. Tiếng Anh bao gồm khá nhiều từ ngữ, ý kiến và ý tưởng, cho nên sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ làm phong phú trí óc ta, giúp ta diễn đạt được ý tưởng tốt hơn, suy nghĩ tốt hơn, hiểu biết hơn về đất nước và nền văn hoá Anh nói riêng cũng như các đất nước khác trên thế giới. Với tất cả lý do trên đây, tiếng Anh giờ đây đã trở thành môn học quan trọng trong các trường phổ thông. Biết được tiếng Anh là điều khó, để hiểu biết sâu sắc và vận dụng nó như một công cụ giao tiếp, phục vụ cho mục đích của chúng ta là điều khó khăn hơn nhiều. Đặc biệt đối với học sinh nông thôn, đây là môn học mới, học sinh phải tiếp cận với một đất nước khác, một nền văn hóa xa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chung. Trong các hoạt động dạy học trên lớp, luyện tập từ vựng ( vocabulary practice ) là phần vô cùng quan trọng trong một bài dạy. Vởy phải làm như thế nào ? Là giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở các lớp trong nhiều năm qua tôi xin đưa ra ý kiến về vấn đề luyện tập từ vựng ( vocabulary practice ) B. Nội Dung I. Đối tượng thực nghiệm - Học sinh lớp 6A ( Năm học 2006-2007 ). TRường THCS Nhân Hoà-Vĩnh Bảo - Số lượng: 20 em II. Các biện pháp thực hiện Có thể nói luyện tập từ vựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thực hành ( Practice ) và ý nghĩa sử dụng ngữ liệu. Việc thực hành từ vựng luôn được kết hợp với việc thực hành ngữ pháp và các kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Ta có thể luyện tập từ vựng theo các cách sau: 1. Kết hợp luyện từ với mẫu câu. 1
- Một trong những hình thức thực hành từ phổ biến ở giai đoạn có kiểm soát ( controlled practice ) là gắn với các mẫu câu, mẫu cấu trúc đã học. Ví dụ: 1.1: Luyện phối hợp các từ thể thao với các mẫu câu - I like ( tên môn thể thao ) - Do you like ( )? -Can you ( )? swimming; table tennis; football; volleyball; running; jumping 1.2: Luyện tập từ về các phương tiện giao thông với các mẫu câu như: - I go to school/ to work by bus by bike by motorbike - Which is the better way of travelling in your country? Going by train or by plane ? 2. Kiểm tra mức độ hiểu từ của học sinh Sau khi giới thiệu ngữ liệu mới, giáo viên cần tiến hành các bài tập ứng dụng nhanh, đồng thời cũng là hình thức kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh. Phần này sẽ tiếp tục giới thiệu những hình thức kiểm tra khác phục vụ cho mục đích trên. 2.1. Sử dụng các bài tập ngữ nghĩa hoá khác nhau Thông thường dùng để giới thiệu từ mới, giáo viên hay dùng những hình thức sau: - Pictures, realias - Definition, synonym - Antonym - Situation - Translation *.Example Vậy khi đã giới thiệu xong, giáo viên có thể kiẻm tra mức độ hiểu từ bằng một trong các hình thức sau, nhưng không lặp lại cách đã dùng để giới thiệu. Games: - Slap the board - Rub out and Remember - What and where - Matching 2.2. Các câu hỏi có liên quan. Một hình thức kiểm tra khác là hỏi các câu hỏi sử dụng từ mới đã học. Ví dụ để kiểm tra từ mới “patient” thầy giáo có thể hỏi: -Who does a patient go to see ? -IS patient a well person? -Have you ever been a patient ? -What happen to you? 2.3 Câu đúng sai ( True-False statements ) Thầy giáo có thể đưa ra những câu đúng sai để học sinh xác định: Ví dụ: Đối với “carpenter” thầyd giáo có thể đưa ra những câu đúng sai để học sinh xác định: A carpenter takes care of forest A carpenter often works with wood A carpenter uses many tools. 2
- 2.4. Câu lựa chọn ( Multiple choice items ) Thầy đưa ra những câu khác nhau diễn tả ý nghĩa của những từ để học sinh chọn ra định nghĩa đúng Ví dụ: Drive: - a. Move backward and forward -b. make a small hole -c. go head first into water 3. Ôn luyện củng cố từ Trong quá trình học tập thầy giáo có thể xem các bài luyện từ vào các bài học để ôn luyện, củng cố những từ đã học. Sau đây là một số bài học gợi ý: 3.1: Ôn từ theo cụm ( wordsets ) Một trong những thủ thuật làm cho học sinh dẽ học từ và nhớ lâu là học từ theo cụm. Có một số bài tập theo nguyên tắc này như sau: a. Odd one out Giáo viên cho một số từ trong dó có một không năm trong cụm ở một số ý nghĩa nào đó. Học sinh phải chọn ra từ không thuộc nhóm từ đó và giải thích tại sao. VD1: Out one out 1. walk, been, sung, found 2. bicycle, cyclo, car, motorbike 3. Thailand, Europe, Africa, Asia VD2: Odd one out and give the reasons: Với ví dụ 2 có nhiều cách lập cụm khác nhau theo nhiều nghĩa khác nhau. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, hướng dẫn các am làm bài sao cho càng có nhiều đáp án càng tốt. Với bài tập trên, cụ thể sẽ có nhiều cách kết hợp cụm khác nhau như sau: 1. all metal: nail, pliers 2. Active: pliers, saw, hammer 3. nail set: nail, hammer, pliers b. Where is it? What is it? Một học sinh nghĩ về một địa điểm nào đó: một căn phòng, một toà nhà sau đó nói cho lớp biết 3 vật có thể có ở nơi đó. Các học sinh khác sẽ đoán địa điểm của bạn mình đang nghĩ là đâu. Ví dụ: Học sinh A ( nghĩ về “library” ) nêu 3 từ: Shelf-sunblind-catalogue Lớp: B- a lawer /s office? C: a supermarket? A: Here is an extraword: Và cứ thể tiếp tục cho đến khi lớp đoán đúng. c.Vocabulary network Giáo viên cho sắn một mạng tóm tắt với một chủ điểm làm trọng tâm, cùng với vài gợi ý, sau đó yêu cầu học sinh hoàn thành tiếp mạng đó. Ví dụ: Ways of cooking 3
- 3.2. Thủ thuật luyện nhớ từ ( memorizing technique ) Để giúp học sinh nhớ từ được lâu, giáo viên có thể dùng các bài luyện nhớ từ như sau: a. Observe and remember Giáo viên chuẩn bị một số hiện vật khác nhau để trên một cái khay hoặc một bức tranh gồm nhiều chi tiết khác nhau ( khoảng 8-10 vật/hình) cho học sinh quan sát 1-2 phút. Sau đó học sinh không được nhìn nữa và phải viết lại những gì đã quan sát được. Cùng với hiện vật này, giáo viên có thể cho học sinh quan sát lần thứ 2, có thay đổi vật, vị trí hoặc màu sắc. Sau đó , học sinh phải nói lại phát hiện xem có những thay đổi gì. b. Kim /s game Giáo viên đọc to hoặc viết lên bảng 10 từ thuộc các loại từ khác nhau, sau đó xoá bảng, yêu cầu học sinh viết lại 10 từ đã nghe hoặc đã nhìn. c. Finding the right word Giáo viên đưa ra một câu hoặc một tình huống. - Học sinh điền từ vào chỗ trống. Nếu học sinh không làm được thì thầy giáo có thể gợi ý bằng cách cho ký tự đầu tiên hoặc cuối của từ cho tới khi các em tìm được từ cần phải điền. 3.3: Học từ với bài khoá Từ vựng được học và ôn luyện rất có hiệu quả khi kết hợp với các bài học. Có thể khai thác một số hình thức bài tập sau: a. Trước khi đọc bài khoá - What is in the text ? Giáo viên viết lên bảng một nhóm từ có trong bài khoá ( Không viết những từ mà theo đó rất dễ đoán hoặc những từ không có ngữ cảnh ). Sau đó yêu cầu học sinh đoán nội dung bài đọc. - Predicting words: Giáo viên cũng có thể làm ngược lại, tức là giới thiệu nội dung bài sắp đọc, sau đó yêu cầu học sinh đoán đúng những gì sẽ xuất hiện trong bài. - Look, remember and complete the set. Giáo viên chọn 10-15 từ có trong bài đọc rồi viết lên bảng không theo một thứ tự nhất định. Học sinh đọc và nhớ từ đó. Sau đó giáo viên xoá bảng, học sinh đọc bài khoá rồi viết lại số từ đã có trên bảng. b. Luyện từ với bài khoá. • correct the teacher: Giáo viên chuẩn bị một câu chuyện ngắn. Chọn 10-15 từ trong bài, viết sẵn các cụm tương đương thay cho những từ đã chọn. Học sinh sẽ nghe thầy đọc cả câu chuyện một lần để lắm ý chính. Sau đó thầy phát cho học sinh phiếu ghi số từ gốc có trong bài. Thầy tiếp tực đọc lại câu chuyện. Khi nghe thấy cụm từ nào đó có nghĩa giống như từ có trong phiếu, học sinh sẽ yêu cầu thầy dừng đọc- và học sinh sẽ đọc to từ đó lên để thay thế cho cụm từ tương đương trong phần thầy đọc. Cứ như vậy cho đến khi hết bài. Thầy đọc lại lần thứ 3 cả câu chuyện để học sinh nắm hoàn toàn bài khoá với những từ gốc. Với trình độ học sin thấp, giáo viên có thể cho học sinh nghe đồng thời nhìn vào bài khoá. • Phát hiện lỗi Giáo viên chuyển một số từ trong bài khoá làm cho từ hoặc cả câu trở nên vô nghĩa, rồi phát cho học sinh đọc, thông báo trước về sự thay đổi đó. Học sinh đọc và tự phát hiện lỗi. Sau đó cùng giáo viên sửa lỗi. Tuỳ theo 4
- trình đội của lớp, giáo viên có thể làm cho lỗi đơn giản hay phức tạp. Với những lớp trình độ cao, có thể làm cho câu vô nghĩa về ý lôgíc hoặc về nội dung thông tin 3.3. Ôn luyện cách phối hợp từ a. Brainstorming Thầy giáo đưa ra một vài từ và đề nghị học sinh tìm ra tất cả những từ có thể kết hợp được với từ đó. Học sinh có thể làm trong cặp trước, sau đó làm việc cả lớp. Thầy giáo sẽ ghi lên bảng mọi sự đóng góp của từng nhóm để kết hợp được một danh sách phong phú và đúng nhất. b. Finding thing which/ Find people who Bài tập này cũng có thể làm cá nhân, theo cặp hoặc nhóm, sau đó cả lớp cùng làm. - Find things which bench/ break/ creak. - Find things which are old/ grey/ expensive. - Find people who move quietly. c. Gap-filling Thầy giáo cho một đoạn văn ( text ) có để trống một số từ như danh từ, tính từ, động từ có ý nghĩa kết hợp với từ trước và sau trong văn cảnh. Những từ được cho sẵn. Học sinh chọn từ để điền vào chỗ thích hợp. d. Matching Thầy giáo đưa ra hai cột từ, học sinh kết hợp từ của hai cột với nhau. Adjectives Nouns 1. intense feeling 2. narrow a road 3. sealed a bridge 4. political an envelope a situation a number an idea EX: 1. intense feeling. 2. a narrow road, a narrow bridge 3. e. Twenty questions Trò chơi này rất phổ biến, không chỉ có tác dụng học từ mà còn giúp học sinh ôn luyện cách đặt câu hỏi phản ứng nhanh. Một học sinh A- Nghĩ về một vật thuộc một trong 3 nhóm quy định: Animals: Minerals: Vegetables: Cả lớp sẽ đoán đồ vật đó bằng cách chỉ được hỏi bạn A các câu hỏi đúng hay sai ( Yes-No Questions ). Tối đa là 20 câu hỏi để tìm câu trả lời. ứng dụng phương pháp trên vào bài dạy Tiếng Anh 6: Unit 13: activitives and the seasons Lesson4 ( B1) I. Teaching points: “When” clauses in positive statements and “ WH” questions 5