Sáng kiến kinh nghiệm Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá 8

doc 6 trang sangkien 10040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ve_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá 8

  1. Trường THCS Sơn thành Năm học 2007 - 2008 Sáng kiến kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá 8 Người viết : Lê tương đương 1
  2. sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá 8 Người viết : Lê Tương Đương Chức vụ : Giáo Viên Đơn vị : Trường THCS Sơn Thành A: Đặc điểm tình hình Trong năm học vừa qua (2007 - 2008) trường THCS Sơn Thành đã tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi các khối 6,7,8 và đã được một số thành tích quan trọng trong kì thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi do phòng GD tổ chức, toàn trường có 32 học sinh tham dự và đã có 5 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện trong đó có một em môn Hoá 8 do tôi bồi dưỡng. Kết quả trên đã phản ánh sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên và học sinh toàn trường là niềm động viên, khích lệ cho toàn trường phấn đấu vươn lên trong những năm học sau. Để có được kết quả đó trong năm học vừa qua nhà trường đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau. + Thuận lợi : Từ đầu năm học trường đã đề ra kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối 6,7,8, ban giám hiệu đã lựa chọn và phân công những giáo viên có trình độ và năng lực phụ trách các môn bồi dưỡng theo quy định, các giáo viên đã họp và lựa chọn những học sinh có năng lực và phù hợp với các môn để bồi dưỡng. Các học sinh được chọn đều chăm ngoan có tinh thần học tập và rèn luyện tốt. - Được sự quan tâm và giúp đỡ của ban giám hiệu và phụ huynh học sinh đã đóng góp nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên ôn học sinh giỏi . - Có đầy đủ phòng học cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi . - Có đội ngũ giáo viên có trình độ và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. - Môn hoá 8 là môn mà học bắt đầu học ở lớp 8 nên nên thuân lợi cho việc bồi dưỡng. + Khó khăn : - Các em học sinh chủ yếu là con em nông dân nên điều kiện học tập còn hạn chế, tài liệu tham khảo chưa đa dạng và còn thiếu. - Nguồn kinh phí trả cho giáo viên bồi dưỡng còn ít. - Có giáo viên phải bồi dưỡng hai môn trong cùng một buổi. - Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến sự học tập của học sinh. B : Nội dung : I: Lí do chọn đề tài : Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và nhà trừơng. Kết quả đạt được góp phần rất lớn trong việc đánh giá công tác giảng dạy của nhà trường cũng như đối với mỗi giáo viên. Hai năm học trước tôi cũng bồi dữơng học sinh giỏi môn Hoá 8 và có 3 em đạt giải học sinh giỏi cấp huuện do đó cũng rút ra được một số kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường chưa thường xuyên, phong trào chưa cao kết quả chưa còn thấp so với nhiều trường , phương pháp bồi dưỡng còn nhiều hạn chế do đó tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để trong những năm học sau có cách bồi dưỡng tốt hơn và đạt được kết quả cao hơn. Qua bản sáng kiến kinh nghiệm này giúp các đồng nghiệp tham khảo về phương pháp bồi dưỡng học 2
  3. sinh giỏi các môn khác để nhà trường đạt được kết quả cao hơn, vững trắc hơn trong những năm học sau. II: Những công việc đã làm: Trong các năm học trước và năm học này tôi đã làm các công việc sau trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá 8 và thấy rằng đã có những kết quả nhất định. + Chọn học sinh: Để có kết quả cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi việc chọn học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Ngay từ đầu năm học khi được phân công dạy môn Hoá 8 tôi đã quan sát và theo rõi những học sinh có năng lực, tích cực trong học tập, tìm hiểu kết quả học tập của các em trong những năm học trước, kêt quả học môn Toán phải từ khá trở lên, chữ viết phải sạch sẽ, rõ ràng, phải chăm chỉ, cẩn thận, gia đình quan tâm đến việc học tập của các em. Dựa vào những điều kiện đó tôi đã chọn ra được ba em là Đinh Thị Hiền lớp 8A, Lương Văn Cường, Lê Thị Mỹ Linh lớp 8B để bồi dưỡng. + Kế hoạch bồi dưỡng: Ngay từ khi nhận nhiệm vụ tôi đã đề ra kế hoạch cho việc bồi dưỡng là phải chuẩn bị tài liệu cho cả giáo viên và học sinh gồm những sách tham khảo, nâng cao , các đề thi học sinh giỏi của các năm học trước. Gặp gỡ phụ huynh học sinh để thông qua kế hoạch của nhà trường về việc bồi dưỡng nhằm được sự ủng hộ cao nhất của phụ huynh học sinh. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường đã đề ra, ngoài ra vào giai đoạn cuối phải có kế hoạch tăng cường ôn tập và củng cố lại các kiến thức cho học sinh. + Phương pháp bồi dưỡng: Để giúp học sinh nắm vững được các kiến thức trước hết phải yêu cầu học sinh làm hết các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập ngay từ đầu năm học. Ngoài sách giáo khoa và sách bài tập giáo viên cần soạn ra các bài tập nâng cao theo từng dạng, từng loại , những bài tập có phương pháp giải tương tự để giúp học sinh nắm kĩ về từng loại bài tập. Bài dạng bài tập chủ yếu được phân loại như sau: - Bài tập về các tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất. - Bài tập về công thức hoá học, thành phần các nguyên tố . - Bài tập về nhận biết các chất, tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - Bài tập về hoàn thành các phương trình hoá học, dãy biến hoá . - Bài tập về tìm công thức hoá học. - Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng. - Bài tập về tỉ khối giữa các chất, các nguyên tố. - Bài tập về vận dụng các công thức tính để tính toán hoá học. Khi dạy giáo viên chủ yếu là người hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập thông qua các câu hỏi gợi ý, hoặc sử dụng quy tắc suy luận xuôi hay quy tắc suy luận ngược, cách dự đoán kết quả để học sinh tìm ra cách giải. VD: Cho 17,2 g hỗn hợp Ca và CaO tác dụng với lượng nước dư thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp và khối lượng chất tan trong dung dịch sau PƯ ? ở bài tập này giáo viên cần hỏi học sinh chỉ có chất nào phản ứng với nước để sinh ra khí H2 còn chất nào pư với nước không tạo ra khí H 2 và từ thể tích của khí H2 và khối lượng của hỗn hợp để tìm ra thành phần % trong hỗn hợp và từ đó tính được khối lượng chất tan trong dung dịch. Qua bài trên GV có thể khái quát về tính chất của kim loại kiềm 3
  4. phản ứng với nước sinh ra bazơ tan và khí H 2 còn oxit của kim loai kiềm phản ứng với nước sinh ra bazơ tan . Giáo viên phải nghiên cứu các dạng bài tập để cho học sinh làm bài từ rễ đến khó từ những dạng bài tập có trong SGK, SBT đến những bài tập nâng cao trong sách tam khảo. Những bài tập nào khó H/S chưa hiểu thì giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để học sinh rễ hiểu, nắm được những ý quan trọng khi giải sau đó cho những bài tập tương tự để H/S tự làm. VD: Có một hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau : a: Ngâm phần 1 trong dung dịch HCl dư , phản ứng kết thúc thu được 4,48 l khí H 2 ở đktc b: Cho một luồng khí H2 đi qua phần 2 nung nóng thu được 33,6 g Fe. Tính thành phần % mỗi chất có trong hỗn hợp ? ở bài trên giáo viên cần hỏi ở phần 1 thì chất nào phản ứng với HCl để sinh ra H2 và ở phần 2 chỉ có chất nào phản ứng với H2 nhưng cần lưu ý cho học sinh là trong 33,6 g Fe thu được thì đã có số gam của Fe trong phần 1 do đó mới tìm được khối lượng của từng chất trong hỗn hợp. Những bài tập có nhiều cách giải giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách giải nào nhanh và rễ nhất, ngoài ra giáo viên cần khuyến khích cho học sinh tìm hiểu thêm các cách giải khác. VD: Nhiều bài tập có thể giải theo cách tính toán số mol hoặc theo định luật bảo toàn khối lượng . Giáo viên phải thường xuyên cho bài tập về nhà, những bài có dạng đã được ôn hoặc những bài yêu cầu học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu để giải và giáo viên thường xuyên phải kiểm tra cách làm, cách trình bày bài giải, yêu cầu học sinh phải có sự lập luận, cách trả lời chặt chẽ. Ngoài chương trình Hoá học 8 giáo viên cần phài dạy cho học sinh một số chương trình có liên quan ở lớp 9 như các tính chất hoá học của axit, bazơ , kim loại , muối, dãy hoạt động hoá học của kim loại để học sinh nắm được tính chất và vận dụng vào việc viết phương trình phản ứng, làm bài tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh. VD: Vận dụng các tính chất hoá học của các chất để viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau ? KMnO4 (A) CaO Ca(OH)2 (B) O2 ZnO ZnCl2 Zn(OH)2 ZnO ZnSO4 Để làm tốt các dạng bài như trên thì học sinh cần nắm được các tính chất hoá học của các chất trong chương trình hoá 9. Ngoài ra giáo viên cần lưu ý cho học sinh các trường hợp đặc biệt về một số dạng bài tập rễ bị nhầm trong khi giải. VD : Viết các phương trình phản ứng sau to Fe + 2HCl FeCl2 + H2 nhưng 2Fe + 3Cl2  2 FeCl3 FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O nhưng Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O Giáo viên cần sưu tầm và cho học sinh làm các để thi học sinh giỏi của những năm học trước giúp học sinh làm quen với các cách làm, cách thi và xác định trọng tâm của chương trình. Để rèn luyện kĩ năng , kĩ xảo khi làm bài của học sinh giáo viên cần cho 4
  5. học sinh làm các dạng bài nhiều lần, làm từ lí thuyết đến bài tập, rèn cho học sinh từng câu, từng cách trả lời phù hợp với từng kiểu bài, tránh tình trạng trả lời tóm tắt không rõ ý. Giai đoạn cuối của kì ôn tập đây là giai đoạn rất quan trọng dẫn đến kết quả thi do đó giáo viên phải tăng cường các buổi ôn tập để củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh và ra các đề cho học sinh làm nhằm đánh giá và chọn ra hai em là Đinh Thị Hiền, Lương Văn Cường có kết quả cao hơn để đi thi đồng thời tập duyệt cho học sinh trước khi đi thi. Khi đi thi giáo viên cần căn dặn cho học sinh những điều cần thiết khi làm bài và các dụng cụ cần thiết như bút chì, bút bi, máy tính, bảng hệ thống tuần hoàn + Những kết quả đã đạt được Trong năm học trước(2005 - 2006) có một học sinh đạt giải nhì môn Hoá 8. Năm học (2006 - 2007) có một em đạt giải nhì, một em đạt giải khuyến khích môn Hoá 8. Năm học này(2007 –2008) có một em Đinh Thị Hiền đạt giải khuyến khích môn Hoá 8, một em đạt giải khuyến khích môn Toán 6 trong kì kiểm định học sinh giỏi cấp huyện. III: Những bài học kinh nghiệm rút ra. Trong quá trình bồi dưỡng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau. - Kết quả học tập của các em chưa được đồng đều - Cần có kế hoạch bồi dưỡng một cách cụ thể, phải tham khảo nhiều tài liệu nâng cao, cần rèn cho H/S tính cẩn thận, cách trả lời khi làm bài tập, cần chú ý nhiều hơn nữa cho H/S một số dạng bài mà các em rễ nhầm lẫn, giai đoạn cuối cần tăng cường ôn tập nhiều hơn, động viên cho các em học tập tốt hơn. IV: Những kiến nghị và đề xuất: Để có được những thành tích cao hơn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tôi xin có một số đề xuất và kiến nghị sau: - Đối với mỗi giáo viên : Cần phải có sự nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phải có các kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng. Không ngừng học tâp, nghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ để bồi dưỡng học sinh giỏi tốt hơn. - Đối với ban giám hiệu: Cần đề ra kế hoạch bồi dưỡng H/S giỏi ngay từ đầu năm học và giai đoạn cuối cần tổ chức các buổi ôn nhiều hơn. Tạo nguồn kinh phí mua tài liệu tham khảo và có chế độ phù hợp cho giáo viên nhất là giáo viên phải bồi dưỡng nhiều môn. Tuyên truyền cho phụ huynh và H/S thấy được tầm quan trọng của việc bồi bồi dưỡng H/S giỏi. - Đối với phụ huynh H/S cần quan tâm đến việc học tập của các em , cần tạo điều kiện về thời gian và vật chất để các em học tập tốt hơn. Sơn Thành, ngày 15 tháng 5 năm 2008 Người viết Lê Tương Đương 5