Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn

doc 24 trang sangkien 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_dua_tren.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn

  1. SKKK: Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn 1. Tên đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG PHÂN MÔN VĂN. 2. Đặt vấn đề: 2.1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm. Theo nghị quyết TW2 khóa VIII và kết luận của hội nghị TW6 khóa IX nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” Luật Giáo dục cũng đã qui định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Từ yêu cầu đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã từng bước có những cải tiến tích cực như: cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá Nhờ đó ngành giáo dục đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi. Hè năm 2012, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình tập huấn cho cán bộ giáo viên về một phương pháp dạy học mới. Đó là phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. Qua các tài liệu tập huấn và tìm hiểu trên các kênh thông tin chúng tôi nhận thức được đây là một phương pháp mới, hay và có thể mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy, gây hứng thú cho học sinh nếu chúng ta biết vận dụng thích hợp cho từng môn học. Đối với môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng thì việc vận dụng phương pháp mới này càng có ý nghĩa tích cự hơn. Bởi lẽ lâu nay chúng ta vẫn hay có thói quen sử dụng phương pháp truyền thống trong dạy học văn. Hoặc có chăng việc vận dụng một số phương pháp mới có được áp dụng song chưa thực sự được chú trọng và chưa mang lại hiệu quả cao cho tiết học. Trường THCS Quang Trung Nguyễn Thị Bích Liên 1
  2. SKKK: Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn Trong đợt sinh hoạt chuyên đề môn Ngữ văn cấp huyện được tổ chức tại trường THCS Quang Trung trong tháng 12 năm học 2012-2013, bản thân tôi cùng các giáo viên trong nhóm Ngữ văn đã tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn”. Chuyên đề đã được đông đảo các đồng nghiệp đón nhận tích cực. Trong thời gian qua , tôi cũng tích cực vận dụng chuyên đề vào thực tế dạy học và cũng đã thu được những kết quả khả quan nhất định. Chính vì thế tôi đã mạo muội thực hiện một sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ với đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong pân môn Văn”. 2.2. Thực trạng: * Đối với học sinh: Việc học tập môn Ngữ văn có vai trò thực sự quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Nó giúp các em có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của một tác phẩm văn học. Và sâu xa hơn, nó còn góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách và phát triển tâm hồn. Rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách hoàn thiện nhất trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Nhưng có một thực tế là trong văn chương cái hay thường đi liền với cái khó. Vì vậy việc học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng đối với các em là một vấn đề khó khăn. Muốn học tốt phân môn này đòi hỏi các em phải có lòng yêu thích văn học, phải có tâm thế học văn và phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nhưng trên thực tế do điều kiện khách quan và chủ quan, số lượng học sinh yêu thích học văn không nhiều. Vì thế một bộ phận không nhỏ học sinh không có thái độ tích cực, hứng thú khi học tập trên lớp. Các em vẫn ngồi học, mắt vẫn nhìn, tai vẫn nghe, tay vẫn ghi chép nhưng đầu óc thì chưa thực suy nghĩ để tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề có ý nghĩa trong bài học. Việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó. Nhiều em không chịu khó đọc và soạn bài ở nhà mà chỉ chép sách học Học tốt, sách Nâng cao điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài trên lớp của các em. * Đối với giáo viên: Việc giảng dạy trong phân môn Văn ở giáo viên chưa có nhiều cải tiến. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ ở hầu hết các giáo viên. Đặc biệt là đối với các văn bản văn học, môn học vốn dĩ “ lời Trường THCS Quang Trung Nguyễn Thị Bích Liên 2
  3. SKKK: Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn nhiều” nên rất dễ gây nhàm chán cho học sinh nếu chúng ta không sử dụng phương pháp phù hợp. Sự trở lại của phương pháp dạy học cũ với điểm cơ bản là giáo viên không tổ chức hoạt động cho học sinh, học sinh không được luyện tập nhiều và chưa có nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề. Trong giờ dạy, tình trạng “dạy hoc chưa đạt chuẩn” diễn ra phức tạp, khó kiểm soát. Xuất phát từ những lí do và thực trạng trên, trong thời gian qua chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và thử áp dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong một số tiết dạy và bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan. 2.3. Giới hạn đề tài: * Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là học sinh trường THCS Quang Trung. * Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài này chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Năm học 2012-2013. - Giai đoạn 2: Năm học 2013-2014. - Giai đoạn 3: Từ tháng 9/2014 đến cuối HKI. 3. Cơ sở lý luận: 3.1. Cơ sở pháp lý: - Căn cứ Nghị quyết số: 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Các chuyên đề của Sở, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông. - Tài liệu “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xuất bản năm 2002. 3.2. Cơ sở khoa học: - Căn cứ mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực, năng lực tự học của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. - Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tiêu chí cơ bản của phương pháp dạy học mới là hoạt động tự học, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các Trường THCS Quang Trung Nguyễn Thị Bích Liên 3
  4. SKKK: Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn nhiệm vụ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. 4. Cơ sở thực tiễn: - Sau khi phân tích những nguyên nhân làm cho nhiều học sinh không hứng thú trong việc học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng và việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao, tôi thấy cần thiết phải áp dụng phương pháp mới này. Cụ thể, vào đầu năm học 2012-2013, khi nhận giảng dạy Ngữ văn, sau vài tiết học đầu tiên có áp dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề và những tiết dạy bình thường không áp dụng phương pháp mới này, tôi cho học sinh của lớp mình đang giảng dạy làm bài điều tra và thu được kết quả như sau: Tỉ lệ hứng thú của học sinh (%) Lớp Không áp dụng Áp dụng DHDTGQVĐ DHDTGQVĐ 6/1 68% 90% 9/1 50% 75% - Với kết quả như thế, tháng 12 năm 2012 tôi cùng nhóm Văn của trường đã thực hiện chuyên đề cấp huyện với đề tài Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn vào năm 2012. Chuyên đề đã được đông đảo các đồng nghiệp tham dự đón nhận tích cực và áp dụng trong quá trình dạy học. Bản thân tôi trong thời gian qua cũng đã tích cực vận dụng phương pháp này trong các tiết dạy phù hợp và thu được kết quả khả quan nhất định. 5. Nội dung nghiên cứu: 5.1. Một số vấn đề lí thuyết về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề: 5.1.1. Khái niệm: * Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học. Làm việc theo nhóm, học sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề. (Answers.com) Trường THCS Quang Trung Nguyễn Thị Bích Liên 4
  5. SKKK: Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn Văn * Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống. (PGS.TS Nguyễn Văn Khôi) 5.1.2. Giá trị của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề: - Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm - Gắn nội dung môn học với thực tiễn - Kích thích hứng thú học tập của học sinh - Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh - Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định - Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống 5.1.3. Hạn chế và hướng khắc phục: HS: - Có thể không làm đúng những điều GV muốn (tinh thần, thái độ, phương pháp làm việc, ) -> Quản lý, giúp đỡ, thuyết phục. - Không đủ khả năng khám phá hết yêu cầu của bài học/hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc đi sai hướng giải quyết vấn đề -> Không cầu toàn, theo dõi, chấn chỉnh kịp thời. GV: - Khó khăn khi chọn vấn đề phù hợp -> Đối chiếu nội dung, yêu cầu bài học với thực tế; cách xây dựng tình huống có vấn đề. - Tốn thời gian để lập kế hoạch và thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề-> Chú ý quy trình thực hiện. 5.2. Phương pháp thực hiện: 5.2.1. Khâu chuẩn bị bài ở nhà: * Đối với học sinh: giáo viên dành ít thời gian trong phần dặn dò ở tiết học trước để đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh. Ngoài việc bắt buộc phải đọc bài và chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi nhỏ hơn, cụ thể hơn.Định hướng cho các em tìm hiểu các môn học có liên quan, các nguồn thông tin có liên quan đế bài học. Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà để nắm bắt nội dung của bài học, các đơn vị kiến thức và các bài tập cần giải quyết. Có chuẩn bị bài ở nhà thì các em mới có thể nắm được kiến thức nhanh và mới có thể huy động kiến thức để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra trong bài học. * Đối với giáo viên: Trường THCS Quang Trung Nguyễn Thị Bích Liên 5