Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề dạy học thơ Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn 7 Trung học Cơ sở

doc 51 trang honganh1 15/05/2023 7200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề dạy học thơ Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn 7 Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_de_day_hoc_tho_ho_xuan_huong_trong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề dạy học thơ Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn 7 Trung học Cơ sở

  1. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, sự trường tồn, hưng thịnh và phát triển của mỗi một quốc gia, một dân tộc nói riêng, của nhân loại nói chung thì bản thân nó phải là sự kết tinh giữa ba yếu tố về: Chính trị- Kinh tế- Văn hoá. Cả ba nhân tố này tuy đứng riêng biệt nhưng lại bổ xung, hỗ trợ cho nhau theo quan điểm biện chứng duy vật. Nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực văn hoá ! Vì sao lại như vậy ? Sở dĩ văn hoá là một phạm trù rất rộng, nó bao hàm các giá trị vật chất và tinh thần, trong đó yếu tố cấu hợp nên chiều dài văn hoá là giáo dục.Vì vậy, giáo dục có vai trò có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, của toàn xã hội. để từ đó hình thành nên năng lực và nhân cách của con người. Giáo dục đã trở thành tâm điểm của mọi thời đại, là sợi chỉ đỏ xuyên xuốt chiều dài lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. ở nước ta giáo dục đã có một lịch sử lâu dài,gắn liền với những bước phát triển của dân tộc. Giáo dục luôn luôn được đặc biệt coi trọng, nhà trường chính là cái nôi đào tạo nhân tài: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Môn văn nói chung đã trở thành môn học chính thức, quan trọng cho nền giáo dục của mọi thờ đại. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước luôn quan tâm,chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và khẳng định rằng: Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự sản sinh tài năng, năng lực và nhân cách để làm cho cuộc sống con người và xã hội ngày một phát triển đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm nên những thành quả đó, ngành giáo dục nước ta đã chú trọng đến sự toàn diện của các môn học, về đổi mới chương trình bộ môn, phương pháp giảng dạy, đổi mới sách giáo khoa, trong đó các môn giáo dục nhân văn có một vị trí xứng đáng trong trong chương trình học trung học cơ sở. Môn ngữ văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường từ xưa đến nay, vì văn học chính là: “ Văn học là nhân học ” ( M.Gor. ki ). Môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung , ở cấp trung học cơ sở nói riêng đã góp phần giáo dục học 1
  2. sinh tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tình cảm trong sáng tốt đẹp, những giá trị nhân bản lâu bền làm cho cong người gần gũi ,yêu thương nhau hơn, sống có mục đích, lí tưởng, hoài bão. Nói chung, môn ngữ văn hướng học sinh tới “chân- thiện-mĩ ” của cuộc đời, hướng tới những giá trị nhân bản nhất. Trong đó vấn đề cần đi sâu tìm hiểu phân môn văn học (văn bản văn chương) trong chương trình ngữ văn cấp trung học cơ sở. Các văn bản văn chương đưa vào giảng dạy đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, khơi dậy ở học sinh những hứng thú, say mê,những xúc cảm, tình cảm tốt đẹp. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra: Làm thế nào để người giáo viên có thể khai thác được những khuynh hướng giáo dục thẩm mĩ của tác phẩm văn chương và định hướng những tác động của tác phẩm trong việc giáo dục và giáo dưỡng tri thức, thẩm mĩ văn học, phát triển những phẩm chất nhân cách cho học sinh. Trong thực tế, việc tiếp cận tác phẩm văn chương của học sinh bậc THCS là rất hạn chế, cùng với thời lượng cho tìm hiểu văn bản lại gói gọn trong khoảng thời gian của một tiết học. Chính vì vậy các em nắm bắt văn bản một cách mơ hồ, rồi quên sau đó không lâu. Tình trạng học sinh ngại học và không thích học văn là phổ biến, khả năng nghe-nói-đọc-viết ngày càng hạn chế hơn. Trong chương trình ngữ văn, phần văn học Trung đại số lượng văn bản còn ít, đây lại là phần khó tiếp cận với học sinh, vì câu từ, ý tứ sâu sa, học đấy nhưng lại không hiểu, hoặc hiểu mờ hồ và nhiều khi hiểu thiên lệch những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Đây là điều băn khoăn, trăn trở của nhiều giáo viên dạy văn. Xuất phát từ những yêu cầu về phương pháp giảng dạy và học văn bản văn chương sao cho hiệu quả nhất, đặc biệt là việc dạy học các văn bản cổ Trung đại Từ vị trí,vai trò đặc biệt quan trọng của phân môn văn học trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa là : Việc giảng dạy tác phẩm văn chương qua mỗi giờ học góp phần quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, đạo đức,ý thức lịch sử, hiểu biết văn học, hình thành trí tưởng tượng và tình cảm cho học sinh. Và góp phần quan trọng vào sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người mới XHCN. Chọn đề tài:“ Vấn đề dạy học thơ Hồ Xuân Hương trong chương trình ngữ văn 7 Trung học cơ sở ”, tôi mong muốn được đề xuất những giải pháp cơ bản để 2
  3. giảng dạy có hiệu quả thơ Nôm Hồ Xuân Hương thông qua văn bản “Bánh trôi nước”. Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ nữ độc đáo vào bậc nhất của văn học Trung đại nói riêng và văn học Việt nam nói chung. Cũng như nhận ra nét độc đáo về phong cách thơ Hồ Xuân Hương. II. TìNH hình nghiên cứu: Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn còn nhiều phức tạp, chưa giải quyết dứt khoát được. Các sách viết hoặc in trong thế kỉ XIX về nhà thơ chưa nhiều. Nhưng tên tuổi và thơ của Xuân Hương lại gần gũi quen thuộc với mọi người. Hàng vạn tầm lòng của những người chân lấm tay bùn từ lâu đã nâng niu, chắt lọc từng vần thơ nhỏ của bà. Không chỉ quần chúng lao động biết và yêu mến thơ Hồ Xuân Hương mà ngay cả những người thuộc tầng lớp trên của xã hội phong kiến cũng mến phục Hồ Xuân Hương , Miên Thẩm , một nhà thơ danh tiếng của triều Nguyễn đã từng xót thương cho cuộc đời Hồ Xuân Hương , chắc hẳn ông cũng từng đọc thơ của nữ sĩ nhưng có lẽ cũng như tâm lí chung của những trí thức phong kiến là ít nhiều biết giá trị của Hồ Xuân Hương, nhưng vẫn giữ một thái độ “ kính nhi viễn chi” như vậy đó. Như vậy có thể thấy trong thế kỉ XIX rất ít nhắc đến tên tuổi cũng như tác phẩm của nhà thơ này. Bước sang đầu thế kỉ XX,một tầng lớp trí thức mới xuất hiện, có cái nhìn cuộc sống cởi mở, phóng khoáng hơn, cho nên thơ Hồ Xuân Hương đối với họ không những không có gì phải lảng tránh, khiếp sợ, mà trái lại họ còn tìm thấy tropng đó một tiếng nói táo bạo, cởi mở. Số người này bắt đầu sưu tầm thơ Xuân Hương in thành sách, viết truyện về cuộc đời của nhà thơ, viết tiểu luận, nghiên cứu,phê bình. Thơ Hồ Xuân Hương được giới thiệu và đánh giá trong: Xuân Hương thi tập của Xuân Lan (1913) , Nam thi hợp tuyển của Nguyễn văn Ngọc ( 1927) , Nữ lưu văn học sử của Lê Dư ( 1929), trong Quốc văn trích diễm rồi Việt nam văn học sử yếu của Dương quảng Hàm (1940), Thi văn bình chú của Ngô Tất Tố ( 1943), Kinh thi Việt nam của Trương Tửu (1940) Có người viết chuyên đề về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Văn Thanh viết Hồ Xuân Hương ,tác phẩm,thân thế và văn tài ( 1936), Hoa Bằng viết Hồ Xuân Hương ,nhà thơ cách mạng ( 1950) Trong giới 3
  4. nghiên cứu, phê bình Xuân Hương nổi bật lên hai khuynh hướng đánh giá đối lập nhau một cách rõ rệt. Khuynh hướng thứ nhất là những người mạt sát, chỉ trích Xuân Hương như Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh ; Khuynh hướng thứ hai hết sức tán tụng, ca ngợi thơ của Xuân Hương như nhà nghiên cứu Hoa Bằng, Hoàng Thúc Trâm. Một số tác giả khác có thái độ thận trọng,dè dặt hơn khi đánh giá thơ Xuân Hương như Lê Dư , Tản Đà Tuy nhiên các cách nhìn,đánh giá của các nhà nghiên cứu không phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác. Mặc dù có những tìm tòi, khám phá nhất định nhưng nhìn chung chưa có một người nào chú ý đến vấn đề cơ bản nhất là nội dung xã hội sâu sắc trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Sau cách mạng tháng Tám, chủ yếu là sau hoà bình lập lại 1954, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác đã viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình Hồ Xuân Hương được đăng tải rải rác trên các báo và tạp chí Văn Tân-1955 xuất bản cuốn Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ,văn học và giáo dục ;trong Lược thảo lịch sử văn học việt nam - Nhóm Lê Quí Đôn ( 1957) Sơ thảo lịch sử văn học Việt nam của Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1959), trong các giáo trình văn học ở các trường đại học như Đại học sư phạm,Đại học Tổng hợp. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí với nhau nhiều vấn đề khá cơ bản. Mọi người đều thừa nhận Xuân Hương là một nhà thơ có tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao, tác phẩm của Xuân Hương có ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến, nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương đạt đến một trình độ điêu luyện và có tính dân tộc sâu sắc Tuy nhiên mức độ đánh giá những vấn đề ấy ở mỗi người vẫn có khác nhau, và về một số vấn đề nhất định, ý kiến cũng còn mâu thuẫn. Nhà nghiên cứu Thanh Lương, nhìn nhận Hồ Xuân Hương theo tinh thần của một nhà sử học: “Hồ Xuân Hương và Cống Quỳnh đã đại diện cho tinh thần của thời đại họ, và là kẻ báo hiệu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Với Xuân Hương và Cống Quỳnh là một cái gì tương tự như Bôcaxơ, Rabơle và Xécvăngtét” (Lịch sử Việt nam tóm tắt) Nhà thơ Xuân Diệu gọi Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”ca ngợi Hồ Xuân Hương một cách đầy nhiệt tình: “ Một tâm hồn thành khẩn, sâu sắc,có dũng khí, 4
  5. táo gan, một hồn thơ hết sức độc đáo, có những dụng ý rất tốt là chống sự bóp nghẹt con người của cái xã hội phong kiến tàn tạ, bênh vực phụ nữ, yêu đất nước và bình dân thơ rất hay,hay vào loại những thiên tài văn học bậc nhất của dân tộc ta”(Ba thi hào dân tộc -1959 ). Còn Văn Tân, bên cạnh những lời khen có phần dè dặt,lại chú ý vạch ra những thiếu sót trong thơ Hồ Xuân Hương : “ Xuân Hương căm ghét đạo đức,lễ giáo phong kiến, nhưng bà chỉ căm ghét như một người phụ nữ Vì thế mũi nhọn đấu tranh của Xuân Hương thường chỉ chĩa về phía lễ giáo, đạo đức phong kiến, hay ở mặt sinh hoạt thường có hại cho phụi nữ nhiều hơn cả Đọc thơ bà người ta thấy bà lớn tiến chửi vang lên, nhưng tiếng chửi của bà chỉ nhắm vào tay chân chế độ phong kiến,còn bản thân chế độ phong kiến thì bà không động tới”. Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá về các sáng tác của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nan giải, khó khăn, cuộc hành trình đi tìm lời giải đáp thoả đáng cho thơ Hồ Xuân Hương vẫn đang tiếp diễn. III. Mục đích và nhiệm vụ đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Hồ Xuân Hương, để hướng dẫn học sinh hiểu cụ thể, thấu đáo Văn bản “ Bánh trôi nước” trong chương trình Ngữ văn 7. Phục vụ cho việc giảng dạy thơ Hồ Xuân Hương của giáo viên và học tập thơ trữ tình Trung đại của học sinh có hiệu quả nhất. IV Đối tượng và pham vi nghiên cứu + Phạm vi của đề tài: Đề tài nghiên cứu này chỉ áp dụng cho đối tượng giảng dạy, học tập ngữ văn lớp 7 Trung học cơ sở, phần văn học Trung đại. + Đối tượng: Học sinh lớp 7- Trường trung học cơ sở Phụ Khánh Huyện Hạ Hoà - Tỉnh Phú Thọ. + Bản thân tôi đã sưu tầm, đọc nghiên cứu về lí luận văn học về những tài liệu có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương, tham khảo các bài văn mẫu trong sách tham khảo hiện hành, các bài nghị luận phê bình văn học, 5